IS - Vì đâu nên nỗi:

Kỳ V: Những động thái hữu quan

07:12 | 12/09/2014

1,061 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Tuy nhiên vẫn có nhiều người lại cho rằng, IS không đáng sợ như tuyên truyền và chúng sẽ lâm vào tình cảnh khốn khó nếu đối mặt với một quân đội thông thường, cho dù chúng đã tạo ra những thắng lợi trên mặt trận tuyên truyền - đã gieo nỗi sợ hãi vào lòng những ai không phải là người Sunni cực đoan.

>> Kỳ IV: Nhận định của giới chuyên môn

Theo nhận định của nhà phân tích về Trung Đông Avi Issacharoff, IS và Al-Nusra đều không phải là các thế lực quân sự có thể gây ra mối đe dọa thực sự đối với một quân đội đang hoạt động, cho dù chúng đang hoạch định mở cuộc tấn công lớn vào Israel với hàng chục ngàn chiến binh thánh chiến. Bước tiến của IS đã bị chặn lại, đặc biệt là ở Iraq, các chiến binh IS đã buộc phải rút lui khi các vụ không kích của Mỹ phát huy tác dụng.

Ngày 4/9, Chính phủ Ấn Độ đã tăng cường báo động tại một số bang sau khi thủ lĩnh Al-Qaeda Ayman al-Zawahiri thông báo lập một chi nhánh ở nước này để “giương cao ngọn cờ thánh chiến” ở Nam Á. Cũng trong ngày 4/9, tờ Telegraph (Anh) dẫn tuyên bố của IS - Afghanistan và Pakistan là một phần của tổ chức này và đây là một thách thức đối với Al-Qaeda.

Một phiến quân IS nghi là người Trung Quốc

Ngày 3/9, tờ Bưu điện Hoa nam buổi sáng đưa tin, quân đội Iraq đã bắt được một phiến quân IS nghi là người Trung Quốc. Nếu thông tin này được xác nhận, đây sẽ là công dân Trung Quốc đầu tiên bị phát hiện tham gia tổ chức cực đoan Hồi giáo dòng Sunni này. Hình ảnh một người Trung Quốc đang chiến đấu cho IS xuất hiện hôm 2/9 trên Facebook do Bộ quốc phòng Iraq điều hành đã gây xôn xao dư luận Iraq và Trung Quốc. Mặc dù Đại sứ quán Trung Quốc tại Iraq chưa đưa ra bình luận gì về thông tin này, nhưng Ngô Tư Khoa, đại sứ Trung Quốc ở Trung Đông từng cho rằng, có hơn 100 công dân Trung Quốc có thể đang chiến đấu cho IS và phần lớn họ là người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Trong bài diễn văn phát hồi tháng 7, thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi khẳng định, quyền của chủ nghĩa Hồi giáo là dùng vũ lực chiếm Trung Quốc, Ấn Độ, Palestine, và kêu gọi người Hồi giáo trên thế giới cùng gia nhập để thực hiện mục đích này của ông ta.

Giới chuyên môn cho biết, mặc dù chiến binh thuộc tổ chức Hồi giáo cực đoan “Bình minh Libya” chiếm giữ ít nhất 11 máy bay chở khách của 2 hãng hàng không nhà nước Libya sau khi đánh chiếm sân bay quốc tế Tripoli hồi tháng 8, nhưng giới truyền thông Mỹ vẫn lo ngại, loại phương tiện này có thể được sử dụng để tiến hành các cuộc tấn công khủng bố tương tự như vụ 11/9/2001. Trong khi đó, Ngoại trưởng Iraq Hoshiyar Zebari khẳng định, cộng đồng quốc tế đang đi đúng hướng trong cuộc chiến ngăn chặn sự dã man và tàn bạo của IS.

Ngày 4/9, tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) cho biết, các tay súng của IS đã sát hại khoảng 560-770 binh sĩ Iraq (hầu hết là lực lượng an ninh) tại trại Speicher sau khi chúng kiểm soát được một căn cứ quân sự của Mỹ ở phía Bắc thủ đô Baghdad hồi tháng 6. Đây là hành động tàn bạo nhất do IS thực hiện tại miền Bắc và phía Tây Iraq. Trước đó, IS tuyên bố trên Twitter rằng, đã hành quyết 1.700 binh sĩ chính phủ sau khi chiếm được thành phố Tikrit. Cố vấn đặc biệt của HRW Fred Abrahams coi quy mô của vụ tàn sát là tội ác chống lại loài người.

Cũng theo báo cáo của HRW, các phong trào nổi dậy Syria, bao gồm cả IS đang lên kế hoạch trưng dụng trẻ em tuổi từ 10-17 để phục vụ cho mục đích quân sự, đặc biệt là cảm tử quân. Theo HRW, hầu hết trẻ em bị các tổ chức Hồi giáo cực đoan Syria bắt ép gia nhập hàng ngũ của chúng. Nhiều thông tin nói rằng, IS có thể đang tiến hành những cuộc tuyển mộ ép buộc tại Iraq để mở rộng lực lượng.

Trang tin IBT (phiên bản tiếng Anh) vừa dẫn lời anh Zaid Al Fares, phóng viên ảnh Syria cho biết, IS đã ban hành các luật lệ hà khắc đối với người dân Raqqa sau khi chiếm được thành phố miền bắc Syria hồi cuối tháng 8, cũng như áp đặt chương trình giáo dục cuồng tín tôn giáo cho trẻ em sau khi chiếm được thành phố này. Nhiều người cho rằng, IS đang được vận hành quy củ như một chính phủ hiện đại tại các thành phố và thị trấn thuộc Đông bắc Syria. Sở dĩ nói như vậy vì những thành viên IS khét tiếng với chặt đầu, đóng đinh người lên thánh giá, hành quyết tập thể hiện đang cung cấp điện nước, trả lương cho công nhân viên chức, kiểm soát giao thông, điều hành cả trường học, tòa án, và nhà thờ Hồi giáo.

Giới phân tích cho rằng, IS mở rộng và lớn mạnh lên nhờ cuộc nội chiến ở Syria. Theo Tổ chức Ân xá quốc tế (AI), IS đã biến miền bắc Iraq thành những "cánh đồng ngập máu" trong nỗ lực xóa sổ các nhóm thiểu số tôn giáo và sắc tộc bằng hình thức thảm sát hàng loạt. Nhưng sinh viên Indonesia tại Thổ Nhĩ Kỳ (800 người) đã và đang trở thành mục tiêu tuyển mộ của các nhóm chiến binh hồi giáo người Indoneisa (đang chiến đấu trong hàng ngũ IS tại Syria) và khi gia nhập họ được trả 250 USD/tháng.

Gần 3 tháng trước (18/6), Thẩm phán Raouf Abdul Rahman, người kết án tử hình cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein đã bị các phần tử khủng bố thuộc ISIS bắt giữ và hành quyết. Theo tờ Daily Mail, ông Raouf Abdul Rahman đã bị ISIS sát hại vì đã ra phán quyết treo cổ ông Saddam Hussein.

Quốc Tuấn - Khắc Dũng

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc