Kỷ nguyên khí đốt giá rẻ đã qua

11:24 | 09/08/2021

2,167 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Bloomberg ngày 5 tháng 8 nhận định, kỷ nguyên khí đốt tự nhiên giá rẻ đã qua, nhường chỗ cho thời đại năng lượng tốn kém hơn, tạo ra hiệu ứng lan rộng trên nền kinh tế toàn cầu.
Kỷ nguyên khí đốt giá rẻ đã qua

Một thập kỷ trước, IEA đã tuyên bố rằng thế giới có thể đang bước vào “thời kỳ hoàng kim” của tăng trưởng nhu cầu khí đốt tự nhiên do nguồn cung chi phí thấp mở rộng chưa từng thấy trong lịch sử. Từ năm 2009 đến năm 2020, tiêu thụ khí đốt toàn cầu đã tăng 30%.

Khí đốt tự nhiên, được sử dụng để tạo ra điện và sưởi ấm cho các ngôi nhà, rất dồi dào và rẻ trong phần lớn thập kỷ trước trong bối cảnh nguồn cung từ Hoa Kỳ đến Úc bùng nổ. Năm 2021, không còn nữa. Cầu đã vượt cung. Giá khí đốt của châu Âu đạt mức kỷ lục trong tuần này, trong khi lượng nhiên liệu hóa lỏng được giao đến châu Á gần mức cao nhất mọi thời đại.

Thế giới dự kiến ​​sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào khí đốt sạch để thay thế cho than đá nhằm được các mục tiêu xanh trong ngắn hạn. Trong khi đó đầu tư vào nguồn cung mới bị hạn chế bởi các chính phủ kêu gọi các mục tiêu phát thải.

Theo giới chuyên gia thì khí đốt sẽ là nhiên liệu chuyển đổi trong nhiều thập kỷ cho tới khi các nền kinh tế lớn đạt được các cam kết phát thải carbon. Do đó khí đốt sẽ tiếp tục tăng trong trung hạn và dài hạn.

Tiêu thụ mạnh

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, đến năm 2024, nhu cầu được dự báo sẽ tăng 7% so với trước Covid-19.

Giá khí đốt tự nhiên tăng cao có nghĩa là sẽ tốn kém hơn cho các nhà máy điện hoặc sản xuất hóa dầu, làm xáo trộn mọi ngóc ngách của nền kinh tế toàn cầu và thúc đẩy lo ngại lạm phát. Đối với người tiêu dùng, nó sẽ mang lại hóa đơn điện năng và khí đốt hàng tháng cao hơn.

Tỷ lệ khí đốt tự nhiên của châu Âu đã tăng hơn 1.000% từ mức thấp kỷ lục vào tháng 5 năm 2020 do đại dịch, trong khi tỷ lệ LNG của châu Á đã tăng khoảng sáu lần trong năm ngoái. Ngay cả ở Mỹ, nơi cuộc cách mạng đá phiến đã thúc đẩy đáng kể sản xuất nhiên liệu, giá khí đã tăng lên mức cao nhất vào thời điểm này trong năm trong một thập kỷ.

Tình trang gián đoạn nguồn cung, kinh tế toàn cầu phục hồi chậm, các nhà máy xuất khẩu LNG mới phải tạm dừng hoạt động, tác động khiến giá khí đốt cao hơn nữa.

Khí tự nhiên là nhiên liệu hóa thạch đốt sạch nhất và thải ra ít CO2 hơn gần 50% so với than. Trong khi đó, các lựa chọn thay thế không sử dụng nhiên liệu hóa thạch như gió và mặt trời đang ở giai đoạn tương đối sớm trong quá trình chuyển đổi năng lượng. Chuyển đổi sang khí đốt tự nhiên có thể được thực hiện tương đối nhanh chóng mà không đòi hỏi nhiều vốn.

Nhu cầu không có dấu hiệu chậm lại

Châu Âu đang chuyển sang sử dụng khí đốt sạch hơn do giá carbon cao, các chính phủ Nam và Đông Nam Á đang lên kế hoạch xây dựng hàng chục nhà máy đốt khí mới để đáp ứng nhu cầu điện lớn hơn, và Trung Quốc đang sẵn sàng phụ thuộc vào khí đốt hơn bao giờ hết.

Wood Mackenzie cho rằng, ngay cả khi giá khí cao hơn nữa trong thập kỷ tới, thế giới cũng sẽ không thể giảm mạnh nhu cầu đối với loại nhiên liệu này.

Một yếu tố lớn khiến giá khí tăng cao là do thiếu vốn mới để tăng nguồn cung. Sức ép từ phía các nhà hoạt động khí hậu đã khiến các dự án bị đình trệ và buộc các chuyên gia năng lượng phải cân nhắc kế hoạch chuyển đổi. IEA đã cảnh báo các khoản đầu tư vào các lĩnh vực thượng nguồn mới cần phải dừng lại nếu thế giới muốn đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Elena