Kinh tế thế giới sắp có sự “soán ngôi"

17:37 | 02/01/2018

4,305 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Một báo cáo gần đây của Chính phủ Anh dự báo trong năm tới, Ấn Độ sẽ vượt qua Pháp, Anh - nền kinh tế lớn thứ 5 và thứ 6 thế giới... Trung Quốc cũng sẽ vượt qua Mỹ để trở thành cường quốc kinh tế số một thế giới vào năm 2030.

hính phủ Anh dẫn kết quả một nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh London (CEBR) chỉ rõ, trong vòng 1 năm tới, kinh tế Ấn Độ dự kiến sẽ vượt qua các nước Pháp và Anh. Báo cáo cũng cho rằng, Mỹ sẽ bị Trung Quốc vượt qua trong 15 năm tới.

Trong khoảng thời gian từ nay tới thời điểm đó, các quốc gia châu Á sẽ lọt vào bảng xếp hạng 10 nền kinh tế hàng đầu thế giới, đây là xu hướng đã được nhiều nhà phân tích dự báo trong nhiều năm qua.

kinh te the gioi sap co su soan ngoi
Dự báo đến năm 2030, kinh tế Trung Quốc sẽ vượt Mỹ

“Mặc dù có một số hạn chế tạm thời, nhưng nền kinh tế Ấn Độ có thể bắt kịp Pháp và Anh ngay trong năm 2018. Sau đó, Ấn Độ sẽ vượt lên để trở thành cường quốc kinh tế thứ 5 thế giới”, CEBR khẳng định trong nghiên cứu được công bố vào ngày 26-12-2017.

CEBR cho rằng, Brexit sẽ không có nhiều ảnh hưởng đáng sợ tới nền kinh tế Anh như những dự báo trước đó. “1 năm trước, chúng ta lo ngại Brexit sẽ đánh tụt nền kinh tế Anh xuống dưới Pháp trong 5 năm. Nhưng giờ đây, có vẻ như nỗi lo sợ của chúng ta đã bị phóng đại. Đồng bảng Anh đã hồi phục và với thỏa thuận chuyển tiếp đã đạt được với Liên minh châu Âu, Anh dường như sẽ vượt Pháp vào năm 2020”, báo cáo ghi nhận.

Theo CEBR, 10 cường quốc kinh tế thế giới tính theo GDP vào năm 2032 gồm: Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Nhật, Đức, Brazil, Anh, Hàn Quốc, Pháp và Indonesia.

Nhưng sự vượt lên của kinh tế Anh sẽ kéo dài trong bao lâu? Các dự đoán cho rằng, vào năm 2030 nền kinh tế toàn cầu sẽ có một diện mạo hoàn toàn khác biệt. Nhóm BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, chiếm gần một nửa dân số thế giới và hơn 20% GDP của thế giới) sẽ độc tôn về kinh tế toàn cầu do Trung Quốc dẫn đầu.

Báo cáo của CEBR cũng cho biết, Brazil cũng sẽ vượt Anh và Pháp trong khoảng thời gian từ nay đến năm 2018. Riêng về Nga, CEBR dự báo kinh tế Nga dễ bị tổn thương bởi giá dầu thấp vì quá phụ thuộc xuất khẩu năng lượng, nên có thể rơi xuống vị trí thứ 17 vào năm 2030. Hiện nay kinh tế Nga chiếm vị trí 11 thế giới.

Olivier Kolodseike, kinh tế gia và đồng tác giả của báo cáo, kết luận: Vào năm 2030, trọng tâm của thế giới sẽ chuyển từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương vì 5 trong số 10 nền kinh tế lớn nhất khi ấy sẽ là ở châu Á, trong khi các nền kinh tế châu Âu tụt khỏi bảng xếp hạng và Mỹ mất vị trí số 1”.

S.Phương

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc