Kích hoạt vốn cho ngành tăng trưởng thấp

19:02 | 08/04/2021

99 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Số lượng doanh nghiệp đã hồi phục và lấy lại đà tăng trưởng như trước đại dịch COVID-19 được dự báo sẽ ngày càng tăng.

Theo đó, dòng vốn hỗ trợ hậu dịch được giới chuyên môn khuyến nghị cần tập trung vào các doanh nghiệp thực sự cần, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.

Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận sau thuế theo ngành.
Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận sau thuế theo ngành.

Phục hồi không từ hoạt động lõi

Theo thống kê của FiinGroup, lợi nhuận sau thuế quý IV/2020 của các doanh nghiệp phi tài chính trên thị trường chứng khoán đã hồi phục về mức trước COVID-19, tăng 2,4% so với cùng kì năm trước. Tuy nhiên, mức tăng trưởng này vẫn thấp hơn so với bình quân của quý 4 trong giai đoạn 2016-2020.

Mặt khác, các chỉ số phản ánh chất lượng lợi nhuận bao gồm lợi trước thuế và lãi vay (EBIT); Lợi nhuận trước thuế, khấu hao và lãi vay (EBITDA) giảm lần lượt là 8,8% và 9,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó EBIT giảm quý thứ 5 liên tiếp.

Điều này cho thấy sự hồi phục này không đến từ hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp, mà nhờ vào thu nhập không thường xuyên (chủ yếu là thu nhập từ hoạt động tài chính).

Phải kích “trúng đích”

Theo chuyên gia tài chính Nguyễn Lê Ngọc Hoàn, lợi nhuận hồi phục cơ bản từ thu nhập không thường xuyên sẽ có 2 mặt. Ở góc độ tích cực, lợi nhuận có được từ thu nhập tài chính trong khi hoạt động lõi vẫn co hẹp trước COVID-19 có thể giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn và bắt nhịp tốt hơn khi nền kinh tế thực sự bình thường trở lại.

Nhưng ở góc độ tiêu cực, nó cho thấy rằng COVID-19 vẫn đã gây khó khăn và doanh nghiệp không dễ kiếm lợi ở hoạt động kinh doanh cốt lõi, trong khi đây mới là nền tảng góp phần tạo sức mạnh của nền kinh tế.

Thống kê của FiinGroup cho thấy, trừ nhóm xuất khẩu mà nổi trội là tài nguyên và hóa chất đã hồi phục; nhóm được hưởng lợi từ tiêu thụ cơ bản như điện, nước; thì một số nhóm ngành đã có lợi nhuận suy giảm do COVID-19 như: Bất động sản (-17,9%), bán lẻ (-6,5%), du lịch - giải trí (-241,6%; dầu khí (-107,6%)… Do vậy, cần sàng lọc các ngành có để có cơ chế hỗ trợ nhất định như tiếp tục giảm lãi vay đối với các khoản vay cũ, cho vay mới ít nhất đến hết năm nay.

Quan trọng không kém hỗ trợ và kích hoạt vốn là cơ quan quản lý cần có sự giám sát chặt để doanh nghiệp sử dụng vốn đúng mục đích vay, không để vốn chảy vào đầu tư tài chính phi sản xuất”, TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng lưu ý.

Theo Diễn đàn doanh nghiệp

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps