Không phải Brexit, lạm phát mới là rủi ro đối với tỷ giá

20:21 | 03/07/2016

247 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Theo BVSC, không phải Brexit mà xu hướng "leo thang" trở lại của lạm phát mới là yếu tố rủi ro đáng lưu ý và gây áp lực lớn đến tỷ giá. Ngân hàng Nhà Nước (NHNN) cần chủ động đánh giá trọng số giao dịch kinh tế với các quốc gia khác trong giỏ tiền tệ để có những điều chỉnh linh hoạt đối với tỷ giá trung tâm, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Tại báo cáo chuyên đề mới phát hành, Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) đánh giá, sự kiện Anh rời EU (Brexit) vào ngày 24/6/2016 chưa gây quá nhiều áp lực đối với VND do chỉ làm tỷ giá hữu hiệu danh nghĩa tăng khoảng hơn 1% và vẫn nằm trong vùng an toàn.

Nhận định này cũng được hậu thuẫn bởi thực tế nhân dân tệ chỉ mất giá khoảng 1% so với USD trong hai ngày 24/6 và 27/6, trước khi tăng giá trở lại vào ngày 28/6. Hai đồng tiền trong khu vực là đô la Singapore và baht Thái có mối tương quan mạnh với VND cũng chỉ mất giá ở biên độ hẹp so với USD.

Đà giảm của đồng EUR cũng được trung hòa phần nào bởi diễn biến tăng mạnh của đồng JPY (đều nằm trong giỏ 8 đồng tiền tham chiếu của cơ chế tỷ giá trung tâm).

tin nhap 20160703201456
Brexit chưa gây quá nhiều áp lực đối với VND.
Báo cáo cho rằng, xu hướng "leo thang" trở lại của lạm phát mới là yếu tố rủi ro đáng lưu ý và gây áp lực lớn đến tỷ giá. Mặc dù tỷ giá hữu hiệu danh nghĩa vẫn nằm trong vùng an toàn, nhưng tỷ giá hữu hiệu thực đã lên xấp xỉ ngưỡng 106 (trong quá khứ, đây là vùng “đáng lưu ý” đối với khả năng điều chỉnh tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước). Nếu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) không hành động kịp thời, các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ chịu tác động tiêu cực và từ đó ảnh hưởng đến đà tăng trưởng của nền kinh tế.

Theo phân tích của BVSC, NHNN có 2 sự lựa chọn (có thể thực hiện tách biệt hoặc đồng thời), một là chủ động điều chỉnh giảm giá VND hai là giảm bớt cung tiền trong lưu thông để ổn định lạm phát trong 6 tháng cuối năm.

Cách 1 sẽ có tác động tức thời - nhóm phân tích cho rằng, nên áp dụng cách này nếu tỷ giá hữu hiệu thực tiếp tục tăng lên trên ngưỡng 106 trong thời gian tới. Còn cách 2 có thể khiến mặt bằng lãi suất tăng lên nhưng lại có hiệu quả lâu dài hơn khi có thể kiểm soát lạm phát, giúp thu hẹp khoảng cách giữa tỷ giá hữu hiệu thực và tỷ giá hữu hiệu danh nghĩa, giúp NHNN chủ động hơn trong điều chỉnh tỷ giá để hỗ trợ xuất khẩu – BVSC cho rằng NHNN nên bắt đầu áp dụng cách này với liều lượng phù hợp nếu khoảng cách REER (tỷ giá thực hiệu lực) và NEER (tỷ giá hối đoái hiệu quả danh nghĩa) tiếp tục nới rộng và vượt quá 3%.

Ngoài ra, BVSC cũng cho rằng, cần có những cam kết tôn trọng các lực lượng thị trường từ phía NHNN để cơ chế tỷ giá trung tâm phản ánh tốt hơn các dòng chu chuyển vốn và các hoạt động kinh tế giữa Việt Nam và các đối tác chủ chốt.

Thực tế diễn biến trong 6 tháng đầu năm cho thấy về cơ bản NHNN vẫn hoàn toàn neo vào USD trong xác định tỷ giá trung tâm. Thay đổi trong tỷ giá hàng ngày quá nhỏ, không phản ánh được nhiều những thay đổi trong kỳ vọng của thị trường, đặc biệt ở những thời điểm có các thay đổi lớn trên thị trường ngoại hối quốc tế, chẳng hạn việc Mỹ nâng lãi suất.

Theo BVSC, NHNN có thể bước đầu thử nghiệm dùng chính tỷ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng làm tỷ giá tham chiếu cho ngày hôm sau, trong khi vẫn có thể áp biên độ giao động của tỷ giá trong ngày giao dịch. Cơ chế này cũng đã được Trung Quốc áp dụng kể từ tháng 7/2005 - thể hiện nỗ lực từng bước thả nổi tỷ giá của quốc gia này.

Báo cáo cũng cho rằng, việc Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong thời gian tới sẽ là kiểm định quan trọng đối với cơ chế điều hành tỷ giá trung tâm của NHNN. Nếu thuần túy tiếp tục phụ thuộc quá nhiều vào USD trong ấn định tỷ giá trung tâm, VND sẽ rơi vào trạng thái lên giá danh nghĩa so với các đồng tiền khác. Điều này sẽ làm méo mó các hoạt động thương mại, đầu tư, và vay nợ của Việt Nam.

NHNN cần chủ động đánh giá trọng số giao dịch kinh tế với các quốc gia khác trong giỏ tiền tệ để có những điều chỉnh linh hoạt đối với tỷ giá trung tâm, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, theo báo cáo.

Bích Diệp

Dân trí

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 83,000 85,000
AVPL/SJC HCM 83,000 85,000
AVPL/SJC ĐN 83,000 85,000
Nguyên liệu 9999 - HN 82,200 ▼400K 82,600 ▼300K
Nguyên liệu 999 - HN 82,100 ▼400K 82,500 ▼300K
AVPL/SJC Cần Thơ 83,000 85,000
Cập nhật: 09/10/2024 19:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 82.300 ▼400K 83.300 ▼300K
TPHCM - SJC 83.000 85.000
Hà Nội - PNJ 82.300 ▼400K 83.300 ▼300K
Hà Nội - SJC 83.000 85.000
Đà Nẵng - PNJ 82.300 ▼400K 83.300 ▼300K
Đà Nẵng - SJC 83.000 85.000
Miền Tây - PNJ 82.300 ▼400K 83.300 ▼300K
Miền Tây - SJC 83.000 85.000
Giá vàng nữ trang - PNJ 82.300 ▼400K 83.300 ▼300K
Giá vàng nữ trang - SJC 83.000 85.000
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 82.300 ▼400K
Giá vàng nữ trang - SJC 83.000 85.000
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn Trơn PNJ 999.9 82.300 ▼400K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999.9 82.200 ▼400K 83.000 ▼400K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999 82.120 ▼400K 82.920 ▼400K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 99 81.270 ▼400K 82.270 ▼400K
Giá vàng nữ trang - Vàng 916 (22K) 75.630 ▼360K 76.130 ▼360K
Giá vàng nữ trang - Vàng 750 (18K) 61.000 ▼300K 62.400 ▼300K
Giá vàng nữ trang - Vàng 680 (16.3K) 55.190 ▼270K 56.590 ▼270K
Giá vàng nữ trang - Vàng 650 (15.6K) 52.700 ▼260K 54.100 ▼260K
Giá vàng nữ trang - Vàng 610 (14.6K) 49.380 ▼240K 50.780 ▼240K
Giá vàng nữ trang - Vàng 585 (14K) 47.310 ▼230K 48.710 ▼230K
Giá vàng nữ trang - Vàng 416 (10K) 33.280 ▼160K 34.680 ▼160K
Giá vàng nữ trang - Vàng 375 (9K) 29.880 ▼150K 31.280 ▼150K
Giá vàng nữ trang - Vàng 333 (8K) 26.140 ▼130K 27.540 ▼130K
Cập nhật: 09/10/2024 19:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 8,160 ▼30K 8,330 ▼30K
Trang sức 99.9 8,150 ▼30K 8,320 ▼30K
NL 99.99 8,200 ▼30K
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 8,180 ▼30K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 8,250 ▼30K 8,340 ▼30K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 8,250 ▼30K 8,350 ▼20K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 8,250 ▼30K 8,340 ▼30K
Miếng SJC Thái Bình 8,300 8,500
Miếng SJC Nghệ An 8,300 8,500
Miếng SJC Hà Nội 8,300 8,500
Cập nhật: 09/10/2024 19:00
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 83,000 85,000
SJC 5c 83,000 85,020
SJC 2c, 1C, 5 phân 83,000 85,030
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 81,800 ▼200K 83,100 ▼200K
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 81,800 ▼200K 83,200 ▼200K
Nữ Trang 99.99% 81,750 ▼200K 82,800 ▼200K
Nữ Trang 99% 79,980 ▼198K 81,980 ▼198K
Nữ Trang 68% 53,960 ▼136K 56,460 ▼136K
Nữ Trang 41.7% 32,181 ▼83K 34,681 ▼83K
Cập nhật: 09/10/2024 19:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,309.00 16,473.73 17,002.82
CAD 17,731.07 17,910.17 18,485.39
CHF 28,247.25 28,532.58 29,448.97
CNY 3,429.92 3,464.57 3,575.84
DKK - 3,588.72 3,726.27
EUR 26,565.97 26,834.31 28,023.60
GBP 31,698.08 32,018.27 33,046.60
HKD 3,113.64 3,145.09 3,246.10
INR - 295.28 307.10
JPY 161.97 163.60 171.39
KRW 16.04 17.82 19.33
KWD - 80,965.52 84,205.36
MYR - 5,736.10 5,861.41
NOK - 2,272.05 2,368.60
RUB - 244.38 270.54
SAR - 6,599.22 6,863.29
SEK - 2,356.60 2,456.74
SGD 18,574.37 18,761.99 19,364.57
THB 654.76 727.51 755.39
USD 24,635.00 24,665.00 25,025.00
Cập nhật: 09/10/2024 19:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 24,660.00 24,670.00 25,010.00
EUR 26,723.00 26,830.00 27,950.00
GBP 31,920.00 32,048.00 33,039.00
HKD 3,130.00 3,143.00 3,248.00
CHF 28,411.00 28,525.00 29,422.00
JPY 163.56 164.22 171.74
AUD 16,430.00 16,496.00 17,006.00
SGD 18,705.00 18,780.00 19,334.00
THB 722.00 725.00 757.00
CAD 17,852.00 17,924.00 18,466.00
NZD 14,986.00 15,492.00
KRW 17.76 19.60
Cập nhật: 09/10/2024 19:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 24660 24660 25020
AUD 16380 16480 17042
CAD 17816 17916 18473
CHF 28578 28608 29412
CNY 0 3479.9 0
CZK 0 1028 0
DKK 0 3644 0
EUR 26790 26890 27762
GBP 32006 32056 33168
HKD 0 3180 0
JPY 164.16 164.66 171.22
KHR 0 6.032 0
KRW 0 18.1 0
LAK 0 1.0501 0
MYR 0 6104 0
NOK 0 2325 0
NZD 0 14905 0
PHP 0 420 0
SEK 0 2395 0
SGD 18665 18795 19516
THB 0 687.8 0
TWD 0 768 0
XAU 8300000 8300000 8500000
XBJ 7700000 7700000 8100000
Cập nhật: 09/10/2024 19:00