Khi bị khủng hoảng khí đốt, châu Âu sẽ làm gì?

20:04 | 13/09/2017

1,211 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Nghị viện châu Âu ngày 12/9 đã thông qua nguyên tắc đoàn kết giữa các nước thành viên của Liên minh châu Âu khi xảy ra một cuộc khủng hoảng khí đốt.
khi bi khung hoang khi dot chau au se lam gi

Theo cơ chế mới, một quốc gia thành viên EU sẽ phải cung cấp khí đốt cho một nước thành viên khác trong trường hợp khẩn cấp. Trường hợp khẩn cấp ở đây được hiểu như là "phương sách cuối cùng" và sẽ dẫn đến việc bồi thường sau đó.

Theo nguyên tắc mới được thông qua, các nước thành viên, với sự giúp đỡ của Ủy ban châu Âu, sẽ phải soạn thảo kế hoạch phòng ngừa và đối phó với mọi sự thiếu hụt năng lượng, rồi trình Ủy ban xem xét.

EU nhập khẩu 65% lượng khí đốt, chủ yếu từ Nga. Nhưng quan hệ giữa Bruxelles và Moscow xấu đi kể từ khi nổ ra cuộc xung đột Ukraine. Từ năm 2006 đến năm 2015, nhiều cuộc khủng hoảng khí đốt giữa Ukraine và Nga đã đe dọa nguồn cung cấp đến EU vì Kiev phụ trách trung chuyển khí đốt từ Nga sang châu Âu.

"Với những quy định mới, chúng tôi được trang bị tốt hơn để ngăn chặn và xử lý các cuộc khủng hoảng khí đốt tiềm năng. Điều này đảm bảo nguồn năng lượng và làm giảm chi phí cho người tiêu dùng", nghị sĩ châu Âu Miguel Arias Canete cho biết.

Với cơ chế mới này, "việc cung cấp khí đốt sẽ không được sử dụng như vũ khí chính trị hay một công cụ bắt bí", báo cáo viên của Nghị viện châu Âu Jerzy Buzek nói.

Quy định mới cũng yêu cầu các công ty khí đốt EU phải "minh bạch hơn" trong việc thông báo các hợp đồng cung cấp khí đốt dài hạn.

Nh.Thạch

AFP