Kế hoạch “cai nghiện” than của Đức có thực tế?

14:47 | 26/02/2019

236 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Ủy ban Nghiên cứu nhiệt điện than của Đức mới đây đưa ra một bản kế hoạch nhằm giúp Đức “giã từ” năng lượng than vào năm 2038. Trên thực tế, thời hạn kế hoạch đặt ra khá xa vời, liệu nó có thể đáp ứng vấn đề cấp bách về môi trường? Bên cạnh đó, câu hỏi về tính hiệu quả của dự án cũng được đặt ra.

Đừng quên thực tế

Đức là quốc gia công nghiệp có 83 triệu dân, vì thế, nhu cầu về năng lượng rất cao và cấp thiết. Hiện nay, than, năng lượng hạt nhân và năng lượng sinh khối là những nguồn sản xuất điện chính tại quốc gia này.

Từ hệ thống giám sát và tiêu thụ điện năng cho thấy, khi năng lượng mặt trời và gió gián đoạn, việc sản xuất điện để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đều sinh ra từ than và khí đốt tự nhiên.

ke hoach cai nghien than cua duc co thuc te
Điện than chiếm 38% lượng điện của Đức

Đức dự kiến sẽ nói lời từ biệt năng lượng hạt nhân vào năm 2022 và sắp đến là năng lượng than vào năm 2038. Điều này đồng nghĩa khí đốt tự nhiên và nguồn điện lưu trữ sẽ thay thế than sản xuất điện khi trời không có nắng và gió.

Tuy nhiên, Đức không thể quên một thực tế, nguồn năng lượng hóa thạch tại châu Âu đang cạn kiệt và sản lượng cũng đang suy giảm. Nếu Đức muốn tăng lượng nhập khẩu nguồn nhiên liệu này thì về lâu dài sẽ rất khó khăn. Còn về giải pháp lưu trữ điện, hiện chưa có công nghệ lưu trữ nào phát triển trên quy mô lớn, khiến việc sản xuất điện bị dư thừa và tổn thất.

Kế hoạch thoát khỏi điện than sẽ nhanh chóng được công bố rộng rãi. Các nhà phát minh sẽ không còn ngồi ở văn phòng để lập bản thống kê trong 19 năm nữa.

Phép so sánh nhỏ với Vương quốc Anh

Bất kỳ ai, dù không làm việc trong lĩnh vực năng lượng đều tự đặt ra câu hỏi: Liệu thời hạn 19 năm là khoảng thời gian quá ngắn, quá dài hay đã hợp lý để thay đổi con số 38% điện sản xuất từ than ở Đức?

Lấy nước Anh làm ví dụ, năm 2013, lượng điện sản xuất từ than là 38%. Chỉ 4 năm sau, tức năm 2017, con số này chỉ còn lại 6,7%. Con số sụt giảm ấn tượng trên có được nhờ chính sách tăng giá sàn dành cho khí thải carbon lên 18 bảng/1 tấn khí thải/năm. Điều này có nghĩa là bất kể thị trường phát thải CO2 ở châu Âu có biến động thế nào, các công ty năng lượng Anh đều phải trả ít nhất 18 bảng/1 tấn khí thải carbon và mức giá này sẽ còn tăng theo thời gian.

Giải pháp trên đã làm mất đi tính cạnh tranh của ngành năng lượng than. Than ở Anh khi đó không còn là nhiên liệu rẻ mạt nữa. Thay vào đó, khí đốt tự nhiên sẽ lên ngôi vì dù là năng lượng hóa thạch, nhưng nó chỉ thải ra một nửa lượng khí CO2 so với than. Ngoài ra, khí đốt tự nhiên cũng làm giảm tiêu thụ điện và năng lượng tái tạo (nhất là năng lượng từ turbine gió).

Ngành khai thác khí đốt ở Anh đã sụp đổ kể từ năm 2000, sau khi trải qua thời kỳ sản xuất quá mức. Việc sử dụng năng lượng này thay thế cho than chỉ là kế sách tạm thời. Về lâu dài, khí đốt sẽ phải được thay thế bằng năng lượng hạt nhân (có lượng phát thải carbon thấp), năng lượng tái tạo (như năng lượng gió) và nhập khẩu điện từ các nước châu Âu khác.

Tóm lại, trong khi Đức đề ra kế hoạch cắt giảm 38% than trong 19 năm, thì Vương quốc Anh đã hoàn thành chỉ trong 4 năm.

Nếu Đức không chọn từ bỏ năng lượng hạt nhân?

Tại sao Đức lại không chọn từ bỏ năng lượng hạt nhân? Chúng ta hãy cùng xem xét lượng khí thải CO2 mà Đức đã cắt giảm được khi chọn từ bỏ phần lớn năng lượng than thay vì năng lượng hạt nhân.

Năm 2010, trước khi đóng cửa các lò phản ứng, Đức đã sản xuất được 133 TWh điện/năm từ năng lượng hạt nhân. Năm 2018, sau khi cắt giảm một nửa sản lượng điện từ hạt nhân, lượng điện sản xuất chỉ còn 72,1 TWh. Tính tổng vòng đời (từ khai thác, cơ sở hạ tầng đến chuỗi cung ứng...), năng lượng hạt nhân chỉ phát thải 12g CO2 quy đổi/kWh, trong khi than tạo ra khoảng 1.000g CO2 quy đổi/kWh. (Các loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính (GHG) ngoài CO2 có thể được qui đổi sang CO2 bằng cách nhân chúng với hệ số chuyển đổi).

Do đó, Đức đã quyết định “cai nghiện” than thay vì hạt nhân. Nhờ thế, nước này đã tránh được 60,2 triệu tấn CO2 quy đổi, khí gây hiệu ứng nhà kính. Nếu đến năm 2022, Berlin thành công “chia tay” với năng lượng hạt nhân, con số trên có thể đạt đến 131Mt CO2 quy đổi/năm (tức 14% tổng lượng khí thải từ các ngành điện, vận tải, sưởi ấm, công nghiệp, nông nghiệp của cả nước).

Một lựa chọn sáng suốt hơn là Đức nên tạm dừng kế hoạch “chia tay” năng lượng hạt nhân, mà hãy chú tâm “cai nghiện” than càng sớm càng tốt và sau đó mới đến khí đốt.

Chúng ta đều hiểu vấn đề khí hậu rất cấp thiết (vì đó là tương lai của toàn nhân loại), nhưng sự đặt cược của Đức là rất mạo hiểm. Nếu kế hoạch bắt đầu thực thi, Đức sẽ trải qua thời gian dài để “cắt đứt” với than và vẫn bị lệ thuộc vào khí đốt tự nhiên (nguồn nhiên liệu hóa thạch). Nếu thất bại, có thể Đức sẽ lại đốt than và tất cả người dân sẽ phải gánh hậu quả.

S.Phương