Iran lách qua khe cửa hẹp đầy cạm bẫy

07:00 | 10/11/2012

1,537 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) - Iran hiện đang phải cùng lúc đối mặt với 3 lệnh trừng phạt kinh tế của Mỹ, Liên hợp quốc và Liên minh châu Âu (EU). Nhưng trong khi các lệnh trừng phạt đang ngày càng hạn chế hoạt động xuất khẩu dầu khí của Iran, thì xuất khẩu điện đang được xem là cứu cánh của ngành kinh tế Iran.

 

Xuất khẩu điện của Iran trong 6 tháng đầu năm 2012 đạt 5 tỷ USD

Ngành xuất khẩu điện sinh lời này đang cản trở những nỗ lực của Mỹ nhằm bóp nghẹt nền kinh tế của Iran, vì cả 5 khách hàng mua điện của Tehran đều là đồng minh của Mỹ. Theo Cơ quan thông tin năng lượng của chính phủ Mỹ, Iran là nước xuất khẩu điện ròng và hiện đang xuất khẩu điện sang các nước láng giềng gồm Armenia, Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq và Afghanistan. Và chính những nước này đang hỗ trợ cho nền kinh tế Iran. Ví dụ, tháng 8/2007, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran đã nhất trí theo đuổi một dự án xây dựng nhà máy điện, với công suất 6.000 megawatt, trong đó một lượng nhất định sẽ được xuất khẩu sang các tỉnh phía đông tương đối bị cô lập của Thổ Nhĩ Kỳ nhưng có chung đường biên giới dài gần 500 km với Iran. Chỉ tính từ 20/3/2012 (ngày bắt đầu tài khóa mới của Iran) đến 23/10 vừa qua, Iran đã xuất khẩu được 6.624 gigawatts điện sang 5 nước láng giềng, tăng 44% so với cùng kỳ năm 2011. Ngày 27/10, Thứ trưởng Năng lượng Iran Mohammad Behzad đã tuyên bố rằng kim ngạch xuất khẩu điện năng trong 6 tháng đầu tài khóa đạt 5 tỷ USD. Ông Behzad đã tiết lộ dữ liệu trên bên lề Hội chợ điện quốc tế lần thứ 12, hiện đang diễn ra tại Tehran. Trong số các nước tham dự hội chợ có Italia, Pháp, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, cùng các đại diện của Trung Quốc và Hàn Quốc.

Ngành điện Iran có tiềm năng phát triển hơn nữa. Theo các quan chức của Bộ Năng lượng Iran, nước này có thể tự sản xuất đủ các thiết bị và hàng hóa dùng trong ngành điện vào cuối tài khóa, kết thúc vào tháng 3/2013. Việc Iran tăng cường xuất khẩu điện sang các nước láng giềng khiến các nhà hoạch định chính sách không thân thiện với Iran tại Washington phải đối mặt với thực tế khó chịu rằng tất cả các nước nhập khẩu điện của Iran đều liên quan theo một mức độ nào đó với các chính sách quân sự khu vực của Mỹ, mà sự hợp tác có nguy cơ gặp nguy hiểm nếu Chính phủ Mỹ gây sức ép buộc các nước này phải giảm bớt các quan hệ năng lượng với Tehran.

Vì vậy, trong một tương lai gần, đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ, đồng dram của Armenia, đồng rupi của Pakistan, đồng dina Iraq và đồng afghani của Afghanistan sẽ tiếp tục chảy vào kho bạc của Iran để đổi lấy các nguồn cung cấp điện đáng tin cậy. Và Iran có thể xuất khẩu thêm điện, khi ngày 27/10, Iran và Ấn Độ đã ký một bản ghi nhớ, theo đó Iran sẽ xuất khẩu 4.000 megawatt điện cho Ấn Độ qua Pakistan. Trong thỏa thuận này, Pakistan cũng sẽ nhập khẩu thêm 2.000 megawatt với vai trò trung gian.

Rõ ràng các nước láng giềng của Iran đã kết luận rằng giá trị của họ đối với Washington lớn hơn khả năng của chính quyền Mỹ trừng phạt họ vì tương tác với Iran. Ít nhất thì điện, không giống như urani, không thể "lưỡng dụng".

S.Phương (Theo Oil price) 

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank
  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps