Indonesia – Sự đa dạng của các loại ma túy (Phần 2)

19:46 | 19/02/2015

447 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - (PetroTimes)- Trong 7 tháng cuối năm 2014, đơn vị đấu tranh phòng, chống ma túy bóc gỡ 15 đường dây tội phạm buôn bán ma túy liên quan đến các nhà tù ở Sumatra, Riau, Sulawesi và Java. Nhiều trong số này có liên quan đến các đường dây ma túy quốc tế lớn và đã bắt giữ nhiều nhân viên nhà nước và cảnh sát.

Chính phủ cũng tăng cường các hoạt động tham gia các hiệp định thực thi pháp luật và hợp tác với Ấn Độ, Việt Nam, Trung Quốc, Iran, Pakistan, Mexico và Mỹ. Đến năm 2014, đơn vị đấu tranh phòng, chống ma túy đã hoàn thành một số nhiệm vụ như: Thiết lập 7 trạm tiền tiêu để thu thập dữ liệu tình báo tại các sân bay và hải cảng; Bắt giữ nhiều đối tượng tội phạm từ Iran, Pakistan, Malaysia, Đài Loan, Nigeria và Ấn Độ về tội vận chuyển ma túy và rửa tiền liên quan đến ma túy.

indonesia su da dang cua cac loai ma tuy phan 2

Cảnh sát ở nhà tù miền trung Java nơi giam giữ nhiều tội phạm ma túy

Phát hiện và triệt phá 14 xưởng chế biến methamphetamine và 11 xưởng chế biến ecstasy; Thu giữ tài sản liên quan đến vận chuyển ma túy trị giá 2,106 triệu đô la và các chất ma túy trị giá 31,76 triệu đô la; Hợp tác với các công ty sản xuất hóa chất và dược phẩm, xây dựng bảng biểu và tán phát các tài liệu hướng dẫn nhằm ngăn ngừa sự phân tán các tiền chất hóa học; Thiết lập danh mục các loại hóa chất phục vụ trong ngành hóa học và dược phẩm; Đào tạo 250 điều tra viên về cơ bản và nâng cao của Đơn vị đấu tranh phòng, chống ma túy; Thực thi chính sách quốc gia về kiểm soát hàng xuất nhập khẩu bao gồm tiền chất hóa học.

Cơ quan đấu tranh phòng, chống ma túy đã nỗ lực nhằm giảm nguồn cung tập trung vào methamphetamine, ecstasy, heroin, ketamine, cocaine và cần sa chủ yếu vận chuyển qua các chốt vận chuyển bằng đường không, đường bộ, đường biển. Mặc dầu có nhiều cố gắng nhưng giám đốc đơn vị đấu tranh phòng, chống ma túy cho rằng chỉ có khoảng 25-30% số lượng vụ vận chuyển các chất ma túy bị bắt giữ.

Hầu hết các băng nhóm tội phạm bị bắt tại sân bay Jakarta và Denpasar, Bali là người Iran và Tây Phi. Nhiều vụ đã bị phát hiện bắt giữ ở sân bay nội địa và nhiều khu vực hải cảng đang có dấu hiệu gia tăng, hầu hết ở các khu vực gần eo biển Malacca và eo biển Sunda. Năm 2014, 36 vụ vận chuyển đã bị bắt tại hải cảng Bakauheni ở Lampung, Nam Sumatra. Hải cảng này là địa điểm tập kết của các tuyến vận chuyển nội địa từ đất liền qua Sumatra.

indonesia su da dang cua cac loai ma tuy phan 2

Cảnh sát Indonesia bắt tội phạm ma túy người Úc

Nhiều tuyến vận chuyển từ Aceh bị bắt giữ ở Nam Lampung và Tây Java. Các đối tượng phạm tội thường sử dụng các xưởng chế biến sản xuất methamphetamine ở các khu vực dân cư ở những thành phố lớn. Các xưởng chế biến khó kiểm soát vì không có thông tin tình báo và thường xuyên do các băng nhóm tội phạm người Indonesia, Malaysia, nhóm người Trung Quốc Đài Loan tiến hành.

Đơn vị đấu tranh phòng, chống ma túy đã tăng cường công tác điều tra và năng lực kỹ thuật năm 2014. Tháng 5 năm 2014, các cơ quan thực thi pháp luật bắt giữ 12 đối tượng và 1,4 triệu viên ecstasy tại hải cảng Jakarta. Đây là một trong những vụ phát hiện đấu tranh với ma túy lớn nhất. Sự gia tăng các lực lượng đơn vị đấu tranh phòng, chống ma túy ở các khu vực thị xã, thị trấn đã làm giảm nhu cầu vận chuyển ma túy.

Các vụ vận chuyển methamphetamine vẫn không có gì thay đổi trong khi buôn bán heroin và ecstasy tăng. Số lượng cây cần sa được trồng ở Indonesia đã giảm xuống, nhất là ở khu vực Aceh. Lực lượng đấu tranh phòng, chống ma túy đã tiêu hủy nhiều héc ta cây cần sa trong năm 2014 và tiếp tục hướng đến các khu vực trồng ở vùng sâu, vùng xa khác. Hiện nay, Indonesia đang nỗ lực để xử lý tình đã trồng cây thuốc phiện ở khu vực Aceh phía Nam Indonesia.

Tuy nhiên, chính phủ gặp nhiều khó khăn trong công tác đấu tranh phòng, chống ma túy, đặc biệt là tình trạng thanh thiếu niên sử dụng ma túy tổng hợp ngày càng tăng. Indonesia còn phải tập trung bóc gỡ các băng nhóm tội phạm hoạt động buôn bán ma túy trong tù và chống lại nạn tham nhũng trong hệ thống nhà tù.

Trong 7 tháng cuối năm 2014, đơn vị đấu tranh phòng, chống ma túy bóc gỡ 15 đường dây tội phạm buôn bán ma túy liên quan đến các nhà tù ở Sumatra, Riau, Sulawesi và Java. Nhiều trong số này có liên quan đến các đường dây ma túy quốc tế lớn và đã bắt giữ nhiều nhân viên nhà nước và cảnh sát.

Điển hình là vụ Giám thị trại giam ma túy Nusakambangan ở Java đã bị kết án 20 năm tù vì tội tham nhũng và các tội danh liên quan đến ma túy trong đó có các tội danh trợ giúp các phạm nhân buôn bán ma túy và rửa tiền hàng tỷ rupiah(tiền Indonesia). Hiện nay có 30 % số phạm nhân Indonesia đang chấp hành đã phạt tù vì các tội mua bán, tàng trữ hoặc liên quan đến ma túy.

Mặc dù tội phạm ma túy đã bị xử lý rất nghiêm khắc nhưng tham nhũng vẫn diễn ra trong nhà tù để tạo cơ hội cho phạm nhân sử dụng và vận chuyển ma túy trong nhà tù. Thậm chí với những điều kiện an ninh rất cao nhưng vẫn không thể ngăn chặn tình hình này. Điển hình, 9/2014, các lực lượng thực thi pháp luật đã tiến hành nhiều chiến dịch nhằm đập tan một đường dây có tổ chức buôn bán ma túy ở một nhà tù có mức độ an ninh cao nhất được mệnh danh là nhà tù Alcatraz của Indonesia. 3 nghi phạm đã bị kết án tù chung thân vì phạm tội ma túy ở mức độ cao nhất. Đường dây này đã hoạt động được 6 tháng trước khi nó bị bóc gỡ.

Vụ án này cho thấy hoạt động buôn bán, vận chuyển ma túy đã xâm nhập tinh vi ngay tận những nơi vốn là nơi mức độ an ninh cao nhất. Lực lượng chức năng phòng, chống ma túy cho biết có khoảng 3,7 đến 4,7 triệu người sử dụng ma túy, trong đó có 70 % là công nhân, 20 % sinh viên. Thành phần sử dụng chính là nam có độ tuổi từ 20-29. Ma túy được sử dụng rộng rãi nhất là cần sa 64%, methamphetamine là 38 % và ecstasy là 18 %.

Nhu cầu sử dụng cần sa đã giảm từ 71 % xuống 64 %, nguyên nhân là do các đầu mối trung gian phân phối không “mặn mà” vì lợi nhuận thấp và rủi ro cao. Nhằm ngăn chặn nguồn cung, lực lượng đấu tranh phòng, chống ma túy Indonesia đã sử dụng đội ngũ y tế có trình độ tham gia các chương trình tư vấn chữa trị và phòng ngừa; thành lập các đội điều hành về chữa trị, cai nghiện thuộc Đơn vị đấu tranh phòng, chống ma túy; tăng cường các chiến dịch tuyên truyền hiểm họa sử dụng ma túy trên các phương tiện thông tin đại chúng; xây dựng chương trình giáo dục phòng chống ma túy học đường; cung cấp các biện pháp và chương trình cai nghiện tại 6 nhà tù dành cho người phạm tội. Tất cả các biện pháp trên nhằm làm giảm tối đa hoạt động ma túy tại Indonesia./.

Thiên Phú

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc