Inamori Kazuo kinh doanh dựa vào triết học

18:56 | 09/01/2021

240 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Chuyện bắt đầu từ hãng hàng không quốc gia Nhật Bản, Jappan Airline (JPL).
Inamori Kazuo có thể chuyển bại thành thắng, biến nguy cơ thành cơ hội nhờ biết ứng dụng lý luận vào thực tiễn.
Inamori Kazuo có thể chuyển bại thành thắng, biến nguy cơ thành cơ hội nhờ biết ứng dụng lý luận vào thực tiễn.

Sau nhiều thập kỷ thuộc sở hữu nhà nước JPL èo uột và bỡ ngỡ trước những con sóng dữ ngoài thị trường, dẫn đến phá sản năm 2010 sau khi cổ phần hóa.

Đã bước sang tuổi 80, Inamori Kazuo được thỉnh cầu đến trục vớt con tàu đắm JPL. Sau này, hàng nghìn bài báo viết về CEO Kazuo vẫn không thể trả lời đầy đủ câu hỏi vì sao ông có thể một tay giải quyết gọn gàng vụ phá sản nhức nhối này. Chỉ khi tìm hiểu tiểu sử mê triết học và Phật học của Kazuo - bí quyết bắt đầu hé lộ.

Người Nhật phong cho ông là “vị thần kinh doanh”, bởi Kazuo biết cách chuyển bại thành thắng, biến nguy cơ thành cơ hội, khả năng kinh doanh của con người này là thiên biến vạn hóa. Đó là khả năng học hỏi lý luận và ứng dụng lý luận vào thực tiễn.

Hơn nửa thế kỷ kinh doanh, Kazuo đúc rút: “Người đứng đầu công ty phải có được 2 mặt mâu thuẫn thật uyển chuyển: “độc đoán và hòa hợp”, “mạnh và yếu”, “lạnh lùng và nồng ấm”.

Quan điểm này được rút ra từ phép biện chứng của triết học duy vật có nguồn gốc từ thời Hy Lạp - La Mã cổ đại. Nhìn sự vật hiện tượng bằng con mắt đa chiều, thừa nhận tất cả đều tồn tại hai mặt đối lập, tránh xa vào cực hữu hoặc cực tả. Khởi đầu nhận thức này là vô cùng quan trọng.

Có lẽ, quãng đường trên thương trường của Kazuo đủ dài để ông nhận thấy “vận hành công ty dựa trên công lý là lý tưởng nhất và đúng đắn nhất”. Công lý là lẽ phải, là chân lý được nhân loại hướng đến. Theo K. Marx “chân lý là tri thức có nội dung phù hợp với thực tế khách quan; sự phù hợp đó đã được kiểm tra và chứng minh bởi thực tiễn”.

Inamori Kazuo kinh doanh dựa vào triết học

Nghiền ngẫm lại xem, khi công ty bạn vận hành phù hợp quy luật kinh tế thị trường, biết cách đáp ứng nhu cầu của khách hàng; bạn là người có hiểu biết rộng rãi, thượng tôn luật pháp, hài hòa lợi ích trong - ngoài… Vậy làm sao thất bại?

Tuy nhiên, đáng tiếc là nhiều doanh nhân hiện nay, khi thành lập công ty lại bắt đầu bằng tham vọng và để tham vọng chi phối. Kết cục thất bại thảm hại, vướng vòng lao lý.

Triết lý chưa phải là triết học, người có triết lý tức là họ đang đi trên con đường dẫn đến triết học. Nhưng, Inamori Kzuo thì ngược lại. Ông sở hữu kiến thức và tư duy triết học đậm đặc, rồi khai mở ra dòng chảy triết lý kinh doanh đặc sắc.

Từ xa xưa, loài người đã xác nhận kinh doanh là môn khoa học - có sẵn những nguyên tắc, nguyên lý, quy luật. Để khai mở nó, doanh nhân cần có tri thức phổ quát.

Inamori Kazuo thừa nhận: “Từ khi còn trẻ, tôi đã có tư duy mang tính triết học về con người, về giới kinh doanh. Tôi thường xuyên đặt câu hỏi: Rồi cuộc đời sẽ đi về đâu? Sinh vật gọi là loài người phải có cách sống như thế nào?

Theo enternews.vn

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps