Hi vọng mới từ cuộc đua tìm thuốc trị Covid-19
![]() |
Cuộc đua tìm ra thuốc trị Covid-19 thu hút nhiều ông lớn tham gia (Ảnh minh họa: Reuters) |
“Ông lớn” ngành dược phẩm Mỹ Eli Lilly hồi đầu tuần tuyên bố rằng họ đã thử nghiệm thuốc kháng thể trị Covid-19 tới giai đoạn 3 nhằm xác định xem liệu loại thuốc có tên LY-CoV555 có thể ngăn chặn hay chữa trị Covid-19 tại các nhà dưỡng lão hay không.
Theo SCMP, thông tin trên làm dấy lên niềm hy vọng về các cách thức có thể cứu thế giới khỏi cuộc khủng hoảng y tế tồi tệ, vốn đã khiến hơn 18,7 triệu người mắc bệnh và trên 704.000 người thiệt mạng.
Kháng thể là các protein cơ thể sản sinh ra để ứng phó với sự xâm lấn của bất cứ yếu tố bên ngoài nào vào cơ thể, ví dụ như vi rút. Kháng thể có thể được trích ra từ máu của bệnh nhân đã được chữa khỏi bệnh hoặc được tạo ra từ phòng thí nghiệm dựa trên trình tự gen.
Trung Quốc đã áp dụng cách dùng kháng thể của các bệnh nhân đã hồi phục để chữa cho người bệnh khác, nhưng quy trình này bị ảnh hưởng bởi nguồn cung giới hạn.
Ứng viên thuốc Covid-19 của Eli Lilly được điều chế trong phòng thí nghiệm và nhằm mục tiêu tấn công vào các gai protein của vi rút SARS-CoV-2, sau đó chặn vi rút này xâm nhập vào tế bào người.
Kháng thể này sẽ loại bỏ vi rút nhưng nó không phải là vắc xin. Eli Lily kỳ vọng loại thuốc này không chỉ chữa Covid-19 mà còn ngăn chặn sự lây lan trên người già.
“Covid-19 đã gây nên hậu quả khủng khiếp với những người sống trong viện dưỡng lão. Chúng tôi đang đẩy mạnh nghiên cứu để tìm ra thuốc có thể ngăn vi rút lây lan trên những người dễ bị tổn thương”, một đại diện của công ty cho hay.
Tới cuối tháng 7, có 8 loại kháng thể vô hiệu hóa SARS-CoV-2 đã đi vào thử nghiệm lâm sàng. Bên đang dẫn đầu cuộc đua là công ty Regeneron (Mỹ), bên đang thử nghiệm giai đoạn 3 một hỗn hợp 2 loại kháng thể.
Trong một nghiên cứu chưa được bình duyệt đăng hồi đầu tuần, Regeneron nói rằng hỗn hợp trên khi thử nghiệm trên động vật có thể “gần như chặn hoàn toàn việc nhiễm vi rút” và giảm thiểu tình trạng lây nhiễm sau khi con vật thử nghiệm bị tiêm vi rút liều cao vào cơ thể.
Một số ứng viên thuốc do Trung Quốc phát triển cũng đang “tăng tốc” trong cuộc đua. Công ty công nghệ sinh học Junshi (Thượng Hải) hợp tác với học viện khoa học Trung Quốc tạo ra một thuốc dạng kháng thể tên là JS016. Hai ứng viên khác do đại học Thanh Hoa phát triển cũng đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1. Trung Quốc tuần trước cũng đã cấp phép cho 4 loại thuốc kháng thể được thử nghiệm trên người.
Theo Dân trí
-
Người dân Chí Linh đón giao thừa muộn với "hoa Covid" chỉ có tại xứ sở 34
-
Nhật Bản: Hơn 1.000 liều vaccine COVID-19 bị hỏng do tủ đông
-
Triển vọng ngành hàng không 2021: Lợi nhuận phục hồi nhưng vẫn lỗ
-
Có gì trong lá thư thường niên của Warren Buffett?
-
Ác mộng vì dịch: Doanh nghiệp rầu ruột, cả "núi" nông sản chưa biết đổ đâu
-
Mỹ phê chuẩn vắc xin Covid-19 liều duy nhất đầu tiên trên thế giới
- Ảnh hưởng của động đất mạnh ở vùng đông bắc Nhật Bản gây lo ngại về lượng nước thải ra đại dương
- Báo chí thế giới ấn tượng về nghĩa cử đẹp của anh Nguyễn Ngọc Mạnh
- Phú Thọ: Xử lý nghiêm vụ phá rừng đặc dụng tại Vườn quốc gia Xuân Sơn
- Trung Quốc cấm nhập khẩu dứa, Đài Loan phát động chiến dịch giải cứu
-
Nga coi trọng mối quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam
-
18 công ty rút khỏi dự án Nord Stream 2
-
Iraq quyết định không thực hiện Thỏa thuận bán dầu với Trung Quốc do giá dầu tăng
-
Nord Stream 2: Phép thử mối quan hệ của chính quyền Tổng thống Joe Biden với Nga, Đức và Quốc hội Mỹ
-
Điện gió nổi ngoài khơi có thể là mặt trận lớn nhất của năng lượng gió ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương