HDI Việt Nam sẽ tăng mạnh trong 10 năm tới

07:38 | 28/06/2011

973 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
– Theo đại diện Tổng cục DS KHHGĐ (Bộ Y tế), Chỉ số phát triển con người Việt Nam (HDI) có dấu hiệu chững lại trong 5 năm gần đây, sau thời gian tăng phi mã từ trước thời điểm chuyển giao thiên niên kỷ. Tuy nhiên, UNDP đơn vị đưa ra bản cáo thường niên dự báo, mọi việc sẽ đổi khác sau khi một loạt chính sách phát triển con người mang tính cơ bản của Chính phủ Việt Nam chuẩn bị được triển khai...

HDI – bộ mặt quốc gia?

Không ai nói ra, nhưng các quốc gia đều nhìn vào HDI như một tấm gương soi lại chính mình sau 1 năm, mà cả chính quyền lẫn người dân cùng chung tay nỗ lực. Cứ nhìn dư luận Na Uy phấn khích thế nào khi quốc gia Bắc Âu này tiếp tục vững chắc ở vị trí thứ nhất năm thứ 2 liên tiếp, là mọi người có thể hiểu phần nào vấn đề.

Nhật báo phát hành duy nhất bằng tiếng Anh Người nước ngoài giật cái title lớn: “Chúng ta sang trọng nhất thế giới?”, rồi dư luận, giới truyền thông và đương nhiên Chính phủ Na Uy cảm thấy hãnh diện trong những chuyến công du, những lần tham dự Hội nghị quốc tế… Tất cả đều xuất phát từ thông tin quá đỗi tích cực trên.

GDP tăng chóng mặt của Trung Quốc bị đánh giá là mất cân đối so với giáo dục và Y tế.

Thạc sỹ Trần Thị Thanh Mai, Vụ trưởng Vụ Truyền thông – Giáo dục (TC DSKHHGĐ – Bộ Y tế) giải thích, Chỉ số phát triển con người (HDI, viết tắt của Human Development Index) là một thước đo tương đối tổng quát về phát triển con người của một quốc gia. Chỉ số này được tính theo 3 tiêu chí: Sức khỏe (cuộc sống dài lâu và khỏe mạnh, đo bằng tuổi thọ trung bình), Tri thức (tỉ lệ số người lớn biết chữ và tỉ lệ nhập học các cấp giáo dục tiểu học, trung học, đại học) và Thu nhập (GDP bình quân đầu người).

“Chỉ số phát triển con người đã khẳng định con người là nguồn của cải thực sự của mỗi quốc gia. Từ khi các nhà kinh tế học đưa ra khái niệm HDI, sự tiến bộ của một quốc gia không chỉ được đo bằng của cải, vật chất (sự tăng trưởng GDP-PV) mà còn phải thêm các yếu tố về học vấn và sức khoẻ con người,” Vụ trưởng Mai giải thích.

Theo báo cáo của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc năm 2010, Na Uy đứng vị trí thứ nhất về chỉ số HDI, Hoa Kỳ thứ tư, còn Zimbabwe đứng cuối bảng. Việt Nam – với HDI là 0,572; đứng thứ 113/169 trong bảng xếp hạng về chỉ số phát triển con người (HDI), cao hơn năm 2009.

Tuy nhiên, cũng vì cái sự hãnh diện, mà nhiều quốc gia hùng mạnh phải đau đầu với HDI. Như trường hợp Trung Quốc, HDI của quốc gia đông dân nhất thế giới này có sự cải thiện đáng kể về mặt cơ học, khi nhảy từ vị trí 94 năm 2007 lên 91 năm 2010.

Website phân tích uy tín của Mỹ http://www.articlesbase.com bình luận: Quốc gia Đông Á được mô tả như điển hình về phát triển kinh tế-xã hội, tuy nhiên việc Bắc Kinh lọt vào Top 10 QG có bước nhảy vọt ấn tượng nhất chủ yếu nhờ thu nhập bình quân đầu người trong chu kỳ 5 năm tăng trưởng thần kỳ.

Còn y tế và giáo dục (những vấn đề cơ bản bậc nhất) của HDI, cả 2 chỉ số đều chững lại một cách khó hiểu. Thu nhập bình quân đầu người Trung Quốc tăng tới 21 lần kể từ năm 1970, nhưng bản thân nó đã vượt quá xa biểu đồ giáo dục và tuổi thọ trung bình đất Đại lục.

DS-KHHGĐ Việt Nam chinh phục HDI

Vụ trưởng Trần Thị Thanh Mai cho biết, trước những năm 1990, dựa vào các yếu tố kể trên, Việt Nam là nước kém phát triển. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, với những nỗ lực không ngừng từ Đảng và Chính phủ, thu nhập bình quân đầu người tăng gấp 5 lần. Việt Nam đứng thứ 8 thế giới trong danh sách các quốc gia đạt nhiều tiến bộ về thu nhập bình quân đầu người. Hàng triệu người dân thoát khỏi đói nghèo, vươn lên ổn định đời sống.

“Từ năm 2000 đến nay, tốc độ phát triển HDI của Việt Nam có dấu hiệu chậm lại. Nhưng nếu được đầu tư tốt hơn cho giáo dục, triển vọng phát triển của Việt Nam chắc chắn sẽ cao trong 10 năm tới. Liên hiệp Quốc cho rằng, giáo dục Việt Nam mới chỉ đạt được về số lượng, còn chất lượng chưa tốt.

Đại diện của Liên hiệp Quốc cũng cho biết, Việt Nam đang làm tốt về bất bình đẳng giới nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm như bạo hành trong gia đình và việc phụ nữ được tham gia vào bộ máy lãnh đạo có tỉ lệ còn thấp.

Nếu cải thiện được chất lượng giáo dục, HDI Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh trong thập niên tới.

KHHGĐ là một cuộc cách mạng trong lĩnh vực sức khoẻ gia đình, chăm sóc tốt về sức khoẻ cho mọi thành viên trong gia đình, từ đó nâng cao tuổi thọ. KHHGĐ với mục tiêu là qui mô gia đình nhỏ, gia đình có hai con, đã mang đến một điều kiện học tập tuyệt vời cho thế hệ được sinh ra, điều này đóng góp trực tiếp cho việc nâng cao chỉ số HDI.

"Nhân ngày gia đình Việt nam 28/6, chúng ta vui mừng thấy rằng qui mô gia đình nhỏ đã làm cho gia đình Việt Nam ngày càng hạnh phúc hơn với ý nghĩa mỗi em bé sinh ra là mỗi đứa con được mong muốn, mỗi thành viên trong gia đình được chăm sóc tốt hơn về tinh thần và vật chất,” Vụ trưởng Trần Thị Thanh Mai kết luận.

Hữu Tùng

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc