Hành lang khí đốt phía Nam hiện giờ ra sao?

10:35 | 15/11/2018

1,308 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Tổng chi phí của dự án Hành lang khí phía Nam (SGC) vào cuối tháng 9 năm 2018 lên đến 31,8 tỷ USD, theo báo cáo ngày 13/11 của công ty quản lý dự án thuộc Azerbaijan, Canub Qaz Dehlizi (CQD).

Tính đến cuối tháng 9 năm 2018, các khoản chi phí được thể hiện như sau: 18,2 tỷ để thực hiện dự án giai đoạn phát triển thứ 2 của mỏ khí Shah Deniz (với trị giá dự án là 22,7 tỷ USD); 4,3 tỷ USD mở rộng đường ống Nam Caucasus (SCPX) - (trị giá dự án - 4,5 tỷ USD); 5,7 tỷ USD để xây dựng đường ống dẫn khí xuyên biển Anatolia (TANAP) - (trị giá - 8 tỷ USD); 3,2 tỷ euro cho đường ống dẫn khí xuyên biển Adryatic (TAP), tương đương 3,6 tỷ USD (trị giá - 4,5 tỷ euro).

Như vậy, tổng chi phí của dự án tính đến cuối tháng 9 năm 2018 ước tính là 31,8 tỷ USD.

Theo CQD, tính đến cuối tháng 9 năm 2018, trong khuôn khổ dự án SGC, công việc thực hiện dự án phát triển giai đoạn 2 của mỏ Shah-Deniz đã hoàn thành 91,7%, bao gồm việc mở rộng đường ống Nam Caucasus, đã đạt 99,5%.

Công tác xây dựng TANAP được thực hiện ở mức 97,6%, xây dựng TAP - ở mức 80,7%.

Tính đến tháng 11 năm 2018, tỷ lệ hoàn thành của phân đoạn TAP đã là 82%.

CQD đã được thành lập để quản lý hiệu quả các dự án giai đoạn 2 của sự phát triển của mỏ khí ngưng tụ Shah Deniz, việc mở rộng đường ống Nam Caucasus, xây dựng các đường ống dẫn khí TANAP và TAP.

hanh lang khi dot phia nam hien gio ra sao
Sơ đồ Hành lang khí đốt phía Nam

Cổ phần của SOCAR trong công ty là 49%, của nhà nước là 51%.

Quỹ Dầu khí quốc gia của Azerbaijan đã tài trợ cho phần của nhà nước trong Canub Qaz Dehlizi.

Dự án SGC có mục đích tạo ra một đường ống cho việc vận chuyển khí đốt của Azerbaijan đến châu Âu xuyên qua Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó gồm chủ yếu là khí được sản xuất tử mỏ khí ngưng tụ Shah Deniz.

Chi phí của dự án ước tính hơn 40 tỷ USD.

SGC được khai trương giai đoạn I vào ngày 29/5/2018 tại Baku – dòng khí đầu tiên từ mỏ Shah Deniz của Azerbaijan đi qua phân đoạn đầu tiên của SGC - từ trạm bơm khí Sangachal mở rộng cho mỏ Shah Deniz-2 vào đường ống dẫn khí Nam Caucasus đã được mở rộng.

Theo dự kiến, từ năm 2020 Azerbaijan mỗi năm sẽ cung cấp cho châu Âu 10 tỷ m3 khí đốt.

Ngoài ra, 6 tỷ m3 khí Azerbaijan sẽ được cung cấp cho các vùng phía tây của Thổ Nhĩ Kỳ.

Các chuyên gia thường so sánh, tham chiếu SGC với các đường ống dẫn khí đốt của Nga, nhưng cho đến nay nó vẫn không thể tạo ra được một sự cạnh tranh đáng kể. Theo dự báo của Gazprom, vào năm 2018, xuất khẩu khí đốt của Nga sang châu Âu sẽ vượt mức kỷ lục 200 tỷ m3.

hanh lang khi dot phia nam hien gio ra saoVai trò của Albania trong Hành lang khí đốt phía Nam
hanh lang khi dot phia nam hien gio ra saoCác nước tham gia dự án Hành lang khí đốt phía Nam ra tuyên bố chung

Bá Thủy

RT

  • el-2024
  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps