Giảm tải bệnh viện - bài toán khó giải: "Ngồi" viện

10:49 | 08/08/2015

1,718 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Giảm tải dường như vẫn là câu hỏi khó của ngành y khi nhiều bệnh viện, nhất là ở tuyến cuối và Trung ương hiện nay vẫn còn diễn ra tình trạng “ngồi” viện thay vì nằm viện để điều trị do mỗi giường vẫn có đến 2-3 bệnh nhân. Vậy phải làm thế nào để giảm tải một cách thực sự?  

Trong số những bệnh viện quá tải đáng nói nhất hiện nay là Bệnh viện K. Mặc dù đã tăng thêm 700 giường bệnh với việc xây dựng cơ sở 2 ở Tân Triều, thế nhưng việc nằm ở hành lang hay 2-3 người/giường để truyền hóa chất vẫn là cảnh dễ bắt gặp ở đây, nhất là tại cơ sở 1 ở phố Quán Sứ, Hà Nội.

Lên bất kỳ tầng nào hay phòng nào có bệnh nhân truyền hóa chất là tầng đó, phòng đó kín đặc người. Chiếc giường cá nhân trong phòng điều trị, để được nhiều người, bệnh nhân phải ngồi dàn hàng theo chiều dài của chiếc giường thay vì nằm theo chiều dọc.

Chỉ khi nào, trong số đó có bệnh nhân mệt đến mức không thể ngồi tiếp tục thì họ dồn lại đủ để chừa ra một chỗ cho bệnh nhân ấy nằm co quắp. Nhưng cũng chỉ “co quắp” được một lúc, bệnh nhân phải ra chỗ khác để nhường cho lượt bệnh nhân tiếp theo vào ngồi truyền hóa chất. Mặc dù bệnh viện đã hạn chế tới mức tối đa bệnh nhân điều trị nội trú, kể cả đối với người ngoại tỉnh. Những bệnh nhân ở xa quê phải truyền hóa chất liên tục trong nhiều ngày thì họ phải tự thuê trọ bên ngoài.

Một bệnh nhân bị ung thư vòm họng ở Kim Bôi, Hòa Bình cho hay, bà vừa phải hóa trị vừa phải xạ trị đã 2 tháng nay. Vậy mà mỗi khi ngồi hóa trị đến 2-3 tiếng đồng hồ, mệt rũ người mà bà không có chỗ để ngả lưng (xạ trị chỉ mất chừng 5 phút nên không đáng nói). Cứ 3-4 bệnh nhân ngồi chung trên chiếc giường đến duỗi thẳng chân còn khó huống hồ chỗ nằm.

Giảm tải bệnh viện - bài toán khó giải:
Cảnh quá tải ở BV Bạch Mai

Đã vậy, bệnh nhân nào truyền xong ra về lại có người khác thế ngay vào nên mệt cũng phải… chịu! Bà bảo chữa bệnh là “cực hình”.

Một bệnh nhân khác bị ung thư gan, trước cảnh “ngồi” điều trị tại Bệnh viện K cũng đã chịu không nổi phải xin chuyển sang Bệnh viện Việt Đức chỉ với lý do, sang đó không phải nằm ghép, còn chất lượng điều trị của bệnh viện đó như thế nào, ông không quan tâm!

Cùng với Bệnh viện K thì Bệnh viện Bạch Mai cũng là nơi quá tải, nhất là ở những chuyên khoa như tiêu hóa, hô hấp… Ở những chuyên khoa này, phải nói là bệnh nhân nằm chẳng khác gì đan xéo nhau.

Ba người nằm chung trên một chiếc giường cá nhân rộng 1,2m. Để nằm được, họ phải trở đầu đuôi nhau, rồi bệnh nhân nằm giữa phải “đơ” như… tượng gỗ nếu không là “hất” ngay hai bệnh nhân nằm hai bên xuống đất. Còn 2 bệnh nhân nằm hai bên, gọi là “nằm” cho oai chứ thực tế chỉ là ghé nửa lưng, một chân để trên giường, một chân gác lên ghế kê bên cạnh. 3 người, chẳng biết, cân nặng, nhẹ ra sao cứ xếp đủ trên đó.

Nhiều bệnh nhân không chịu nổi, đã phải nằm, ngồi bệt xuống sàn. Có bệnh nhân liều lĩnh hơn khi bất chấp bệnh tật, lúc nào có thể là ra khuôn viên bệnh viện ngả lưng đúng kiểu “màn trời chiếu đất”. Họ bảo, nếu không làm như vậy thì chẳng thể hít thở được lấy chút không khí trong lành mà chỉ “hít” hơi người cùng đủ loại tạp khí trong phòng bệnh. Tất cả họ khi được hỏi đều có chung một ước nguyện chỉ cần bệnh thuyên giảm là xin “thoát” khỏi chỗ “đày đọa” này.

Giảm tải bệnh viện - bài toán khó giải:
Vì quá tải, bệnh nhân phải nằm cả xuống sàn ở Khoa Tiêu hóa BV Bạch Mai

Không chỉ có Bệnh viện K, Bạch Mai, Bệnh viện Lao phổi Trung ương cũng là nơi đang lâm vào tình trạng quá tải. Nếu như ở đây cần tránh tối đa tình trạng nằm chung bệnh nhân do điều trị chính căn bệnh truyền nhiễm lao thì việc nằm ghép 2-3 bệnh nhân/giường Bệnh viện Lao cũng là chuyện… thường.

Như ở Khoa Hô hấp, để nằm được nhiều bệnh nhân, người ta ghép 2 giường bệnh với nhau và xếp lên đó 3-4 bệnh nhân. Giường nào không ghép được thì vẫn… 2 bệnh nhân nằm điều trị. Không biết có hạn chế lây nhiễm chéo và bội nhiễm không khí hay không nhưng ở Bệnh viện Lao phổi Trung ương, với tình trạng nằm ghép như vậy, trừ lúc ăn cơm uống nước, còn lại 100% thời gian là bệnh nhân phải đeo khẩu trang.

Dịch sốt xuất huyết gia tăng tại nhiều địa phương

Dịch sốt xuất huyết gia tăng tại nhiều địa phương

Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, số ca ghi nhận bị sốt xuất huyết tại nhiều địa phương tăng so với cùng kỳ năm ngoái.

Ban hành giá dịch vụ y tế theo 5 hạng bệnh viện

Ban hành giá dịch vụ y tế theo 5 hạng bệnh viện

Theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) vừa được Quốc hội thông qua sẽ có hiệu lực thi hành từ 1/1/2015, Bộ Y tế đang khẩn trương phối hợp với Bộ Tài chính để ban hành khung giá dịch vụ khám, chữa bệnh BHYT thống nhất theo hạng bệnh viện trong toàn quốc.

“Không chủ quan trước bệnh viêm não Nhật Bản”

“Không chủ quan trước bệnh viêm não Nhật Bản”

Trẻ bị viêm não Nhật Bản sẽ bị di chứng nặng cả về sức khỏe tinh thần và vận động. Nếu bị nặng trẻ có thể phải nằm một chỗ cả đời, thậm chí tử vong. Trước tình hình dịch bệnh có nguy cơ bùng phát vào mùa hè này, PetroTimes xin giới thiệu khuyến cáo của PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng về bệnh Viêm não Nhật Bản.

Xuân Bách

Năng lượng Mới