Giải mã hiện tượng Rodrigo Duterte (bài cuối)

07:00 | 30/09/2016

848 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Như đã nói ở bài trước, tổng thống hiện nay của Philippines, ông Duterte chính thức bước chân vào chính trường ở thời điểm nổ ra Cách mạng màu vàng. Từ chân trợ lý công tố viên trưởng ông đắc cử Phó thị trưởng thành phố Davao rồi mấy năm sau đó trở thành Thị trưởng thành phố này suốt hơn 20 năm, qua 7 nhiệm kỳ. 
tin nhap 20160929222847
Tổng thống Philippines, Rodrigo Duterte

Bàn tay sắt và trái tim nhân ái

Từ khi lên làm thị trưởng, ông Duterte bắt đầu bị chỉ trích vì những những biện pháp quá ư cứng rắn của ông trong cuộc chiến chống tội phạm ma túy. Nhưng cũng cần xét cả hai mặt của vấn đề. Một mặt, dư luận hồi đó tỏ ra quan ngại về việc "biệt đội tử thần" của thị trưởng Duterte có quyền giết chết không cần xét xử bất cứ ai liên quan (hoặc nghi có liên quan) đến buôn bán ma túy và về quy định cho phép người dân xử các đối tượng ma túy theo kiểu tòa án tự phát (Lynch). Mặt khác, ở Davao, Duterte đã dành 12 triệu peso từ ngân sách thành phố để xây dựng một trung tâm cai nghiện ma túy. Năm 2003, ông tuyên bố phụ cấp hàng tháng 2.000 peso cho mỗi người nghiện ma túy đến hứa với ông là sẽ cai nghiện. Đáng tiếc, mặt tích cực này ít được nhắc tới.

Được biết, từ năm 2002, Philippines bắt đầu tăng nặng hình phạt cho các tội buôn bán, tàng trữ, vận chuyển và phân phối ma túy. Án tử hình dành cho đối tượng sở hữu tối thiểu 10 gam heroin và/hoặc 50 gam metamfetamine (ma túy đá). Ma túy đá được dân nghiện Philippines sử dụng phổ biến vì giá rẻ.

Theo logic, lập “biệt đội tử thần” với lệnh bắn bỏ tội phạm ma túy (kể cả người nghiện), vậy tại sao ông Duterte lại xây dựng trung tâm cai nghiện và trợ cấp cho người cai nghiện?

Có ý kiến cho rằng tất cả những câu chuyện khủng khiếp đó được những người có liên quan nhắc đi nhắc lại. Nên hiểu rằng Philippines được mệnh danh "Balkan của châu Á", chỉ có điều nằm trong đại dương giữa châu Á và châu Mỹ, hoạt động buôn bán ma túy ở đây mang lại siêu lợi nhuận. Vì vậy, "người chơi" ở nhiều quốc gia tìm mọi cách cản trở việc tận diệt ma túy ở đây. Nhưng Duterte quyết “nhổ cỏ tận gốc rễ” nạn buôn bán ma túy ở đất nước mình. Và tất cả những câu chuyện về "biệt đội tử thần" được dựng lên như một chiến dịch thông tin nhằm chống phá chủ trương này của thị trưởng và bây giờ là tổng thống Duterte.

Khách quan mà nói, bản thân ông Duterte cũng nhiều lần, bằng lời nói và hành động, đã tạo nên cái cớ cho những chiến dịch thông tin như thế bùng phát. Tuy nhiên, lời nói và hành động của ông Duterte (về chuyện ma túy) lại được tuyệt đại đa số dân chúng ủng hộ, đặc biệt là các tầng lớp dân thường. Không phải ủng hộ vô cớ. Theo con số thống kê chính thức, tại Philippines (với dân số xấp xỉ 100 triệu) hiện có 3 triệu người nghiện ma túy. Tại những khu vực nghèo khó có đến gần 1/3 số dân sử dụng ma túy đá hoặc các loại ma túy khác. Dĩ nhiên số liệu thống kê chính thức này thấp gấp nhiều lần so với thực tế. Trong thời gian chính quyền thực hiện chiến dịch bài trừ ma túy, chỉ trong vài tuần đã có hơn 600 nghìn con nghiện tình nguyện ra đầu thú. Ước tính, con số thống kê chính thức cần phải nhân lên 3 lần, hoặc hơn, thì mới sát thực tế.

Cũng cần biết, nhiều nước Đông Nam Á từ lâu đã gia tăng các biện pháp phòng chống ma túy cả ở cấp độ lập pháp lẫn hành pháp. Án tử hình cho việc sở hữu một lượng nhỏ chất ma túy được áp dụng ở Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Singapore. Nhìn chung, ở các quốc gia này không ai cho rằng việc xử tử tội phạm ma túy là "vi phạm nhân quyền".

tin nhap 20160929222847

Giải mã hiện tượng Rodrigo Duterte (bài 4)

Tổng thống Philippines Duterte chính thức bước chân vào chính trường từ năm 1986 khi ông đắc cử Phó thị trưởng thành phố Davao rồi mấy năm sau đó trở thành Thị trưởng thành phố này suốt 7 nhiệm kỳ. Thực tế chính trường đã giúp ông nhìn thấu tất cả những gì mà phương Tây muốn áp đặt lên các quốc gia nhược tiểu, và ý thức phản kháng ở ông trong chuyện này là điều dễ hiểu.

tin nhap 20160929222847

Giải mã hiện tượng Rodrigo Duterte (bài 3)

Như đã đề cập ở bài trước, chiến tranh Philippines - Mỹ kết thúc vào năm 1902 với sự thất bại của quân đội Philippines. Trong cuộc chiến này, chính phủ Mỹ đã tiêu tốn một khoản tiền khổng lồ (theo thời giá lúc đó) là 600-700 triệu USD. Vì vậy, người Mỹ phải tìm mọi cách “thu hồi vốn”, dù có phải thu hồi từng xu một.

tin nhap 20160929222847

Giải mã hiện tượng Rodrigo Duterte (bài 2)

Suốt chiều dài lịch sử, Philippines thường xuyên bị các thế lực ngoại bang lừa dối, chà đạp và bỏ rơi. Bọn thực dân thẳng tay đàn áp những người dân mà chúng cho là "mọi rợ" để giữ chặt lấy phần lãnh thổ cực kỳ thuận lợi cho các hoạt động thương mại và quân sự với châu Á.

tin nhap 20160929222847

Giải mã hiện tượng Rodrigo Duterte (Bài 1)

Từ ngày Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nhậm chức đến nay, thời gian chưa đầy 3 tháng nhưng chỉ bằng ngôn từ ông đã gây hàng loạt rắc rối ngoại giao với các nhân vật lãnh đạo của phương Tây. Theo giới quan sát quốc tế, ý thức căm ghét phương Tây của ông Duterte là do… lịch sử để lại.

Thiện Tâm

RIA

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc