Giá xăng dầu hôm nay 24/4: Động lực suy yếu, giá dầu trên đà giảm mạnh

07:27 | 24/04/2022

7,089 lượt xem
Theo dõi Petrovietnam trên
|
(PetroTimes) - Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ giảm, áp lực nguồn cung hạ nhiệt, giá xăng dầu hôm nay ghi nhận triển vọng không mấy tích cực giá dầu thô.

Giá dầu thế giới bước vào tuần giao dịch từ ngày 18/4 với xu hướng tăng mạnh khi thị trường lo ngại tình trạng thắt chặt nguồn cung thêm trầm trọng khi EU áp đặt lệnh cấm vận đối với dầu thô của Nga trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu được dự báo sẽ phục hồi trở lại.

Giá xăng dầu hôm nay 24/4: Động lực suy yếu, giá dầu trên đà giảm mạnh
Giá dầu thô được dự báo sẽ giảm trong tuần tới
Giá vàng hôm nay 24/4/2022: Tâm lý rủi ro gia tăng, giá vàng tuần tới sẽ tăng mạnhGiá vàng hôm nay 24/4/2022: Tâm lý rủi ro gia tăng, giá vàng tuần tới sẽ tăng mạnh

Cuộc xung đột Nga-Ukraine có dấu hiệu leo thang và được dự báo sẽ kéo dài khiến cơ hội sớm chấm dứt các lệnh trừng phạt mà Mỹ và các nước đồng minh phương Tây đang áp đặt với Nga trở lên khó khăn hơn. Điều này đồng nghĩa với việc dòng chảy lưu thông hàng hoá cũng như việc thanh toán các hợp đồng liên quan đến hàng hoá của Nga, trong đó có dầu thô, sẽ trở lên khó khăn hơn.

Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, được cho cũng đang không mặn mà với dầu giá rẻ từ Nga do những khó khăn, thách thức trong khâu vận chuyển.

Ở chiều hướng khác, động lực tăng giá của dầu thô còn đến từ triển vọng phục hồi nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu và khả năng tăng sản lượng khai thác hạn chế của các nhà sản xuất lớn.

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 18/4/2022, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 6/2022 đứng ở mức 107,61 USD/thùng; trong khi giá dầu Brent giao tháng 6/2022 đứng ở mức 113,51 USD/thùng.

Giá dầu thế giới tiếp tục biến động mạnh với các xu hướng tăng – giảm đan xen trong những phiên giao dịch sau đó khi thị trường dầu thô bị tác động mạnh bởi một loạt các yếu tố cung – cung, bất ổn địa chính trị, lạm phát, tăng trưởng kinh tế, đồng USD mạnh hơn…Trong phiên 19/4, khi thị trường ghi nhận dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022 giảm, triển vọng tiêu thụ dầu thô bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19 và cuộc xung đột Nga-Ukraine, giá dầu đã quay đầu giảm mạnh. Nhưng cũng ngay phiên giao dịch sau đó, giá dầu đã bật tăng mạnh.

GDP của Trung Quốc trong tháng 3/2022 được ghi nhận có dấu hiệu chậm lợi do tiêu dùng, bất động sản và xuất khẩu bị ảnh hưởng nặng nề trong bối cảnh nước này áp đặt nhiều biện pháp phòng chống dịch nghiêm trọng.

Lượng lọc dầu của Trung Quốc được ghi nhận đã giảm 2% trong tháng 3 so với tháng trước.

Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 18/4 đã hạ mạnh dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm 2022 từ mức 4,1% xuống còn 3,2%.

WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới do việc giảm triển vọng tăng trưởng của các khu vực châu Âu và Trung Á, bao gồm Nga và Ukraine. Kinh tế khu vực này hiện dự kiến sẽ giảm 4,1% năm 2022.

Công ty Dầu mỏ Quốc gia Libya (NOC) đã tuyên bố tình trạng bất khả kháng đối với một mỏ dầu quan trọng khác của Libya, Al Sharara, với công suất 300.000 thùng/ngày.

Theo NOC, một nhóm cá nhân đã gây áp lực lên các công nhân ở mỏ dầu Al-Sharara, buộc họ phải ngừng hoạt động khai thác và khiến NOC không thể thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng của mình.

Dẫn số liệu từ một báo cáo, Reuters cho biết sản lượng dầu của Nga trong tháng 3/2022 đã giảm 300.000 thùng/ngày, chỉ đạt mức 10,018 triệu thùng/ngày.

Trong bối cảnh áp lực lạm phát ngày một lớn do giá năng lượng tăng cao, nhiều chuỗi cung ứng hàng hoá bị gián đoạn, dịch bệnh tại bùng phát tại nhiều khu vực, Ngân hàng Thế giới (WB) cũng đã đưa cảnh báo về tình trạng “đặc biệt bất ổn” của kinh tế toàn cầu khi dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu tư mức 4,1% đưa ra hồi tháng 1 xuống còn 3,2% trong năm 2022.

IMF cũng đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống 3,6% trong năm 2022 và 2022 vì tác động của cuộc xung đột Nga – Ukraine.

IMF cũng dự báo GDP năm 2022 của Nga sẽ giảm 8,5%, Ukraine giảm 35%, trong khi tăng trưởng của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) được dự báo giảm xuống 2,8%, thấp hơn 1,1% so với dự báo trước đó.

IMF cũng cảnh báo những nền kinh tế hàng đầu như Mỹ và Trung Quốc cũng sẽ bắt đầu cảm nhận được ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga-Ukraine và làn sóng dịch Covid-19, sẽ chỉ đạt mức tăng trưởng khiêm tốn 3,7% với Mỹ và 4,4% với Trung Quốc trong năm 2022.

Việc đồng USD treo ở mức cao nhờ kỳ vọng FED sẽ tăng mạnh lãi suất được đánh giá là “con dao hai lưỡi” khi nó đồng nghĩa với việc FED sẽ cắt giảm sự hỗ trợ với nền kinh tế, qua đó có thể làm chậm quá trình phục hồi kinh tế.

Và khi thông tin về sức tiêu thụ dầu thô của Trung Quốc giảm được ghi nhận, giá dầu thô đã quay đầu lao dốc mạnh. Cụ thể, dẫn một báo cáo vừa công bố, Bloomberg cho biết nhu cầu dầu của Trung Quốc trong thán 4/2022 đã giảm tới 1,2 triệu thùng/ngày, trong khi đó nhu cầu đối với dầu diesel, nhiên liệu máy bay và xăng đã giảm khoảng 20% so với cùng kỳ 2021. Thậm chí, dẫn một nguồn tin từ giới chức Trung Quốc, Bloomberg cho biết nhu cầu xăng dầu ở miền Đông Trung Quốc đã giảm tới 40% trong tháng 4/2022.

Sự sụt giảm nhu cầu dầu của Trung Quốc là do dịch bệnh Covid-19 tiếp tục gây ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế - xã hội của nước này trong những tháng đầu năm 2022.

Chốt tuần giao dịch, giá dầu hôm nay ghi nhận giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 6/2022 trên sàn New York Mercantile Exchanghe giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 6/2022 đứng ở mức 101,75 USD/thùng; trong khi giá dầu Brent giao tháng 6/2022 đứng ở mức 106,13 USD/thùng.

Tại thị trường trong nước, hiện giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 27.134 đồng/lít; giá xăng RON 95 không cao hơn 27.992 đồng/lít; giá dầu diesel 0.05S không cao hơn 25.359 đồng/lít (tăng 979 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); giá dầu hỏa không cao hơn 23.828 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 21.800 đồng/kg.

Với những diễn biến trong 2 phiên giao dịch cuối tuần, giá dầu thô tuần tới được dự báo sẽ tiếp tục giao dịch khó khăn, đặc biệt khi nhiều thông tin được phát đi cho thấy nhiều nước phương Tây vẫn âm thầm mua dầu thô của Nga. Cụ thể, theo dữ liệu của TankerTrackers, xuất khẩu dầu từ các cảng của Nga đến các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU), vốn là những nước mua dầu thô lớn nhất của Nga, đã tăng lên mức trung bình 1,6 triệu thùng/ngày hiện nay vào tháng 4, sau khi từng giảm xuống 1,3 triệu thùng/ngày trong tháng 3.

Trong khi đó dữ liệu từ Kpler, một nhà cung cấp dữ liệu hàng hóa khác, cũng cho thấy dòng chảy đã tăng lên 1,3 triệu thùng/ngày trong tháng 4 so với con số 1 triệu thùng/ngày vào giữa tháng 3.

Hà Lê

"Cú sốc" dầu Nga báo hiệu làn sóng tăng giá thứ hai sắp bắt đầu
Cách phương Tây vẫn âm thầm mua dầu của NgaCách phương Tây vẫn âm thầm mua dầu của Nga
Cuộc chiến ở Ukraine: Ai thiệt hơn ai?Cuộc chiến ở Ukraine: Ai thiệt hơn ai?
Lo gián đoạn nguồn cung khí đốt, Anh miễn trừng phạt một ngân hàng NgaLo gián đoạn nguồn cung khí đốt, Anh miễn trừng phạt một ngân hàng Nga
Chủ tịch tập đoàn dầu mỏ khổng lồ của Nga Lukoïl từ chứcChủ tịch tập đoàn dầu mỏ khổng lồ của Nga Lukoïl từ chức
Đức nêu lý do chưa thể ngừng nhập khẩu dầu Nga lúc nàyĐức nêu lý do chưa thể ngừng nhập khẩu dầu Nga lúc này
Tăng giá, lạm phát và giải mã đằng sau chuyện Tăng giá, lạm phát và giải mã đằng sau chuyện "giá đó thì lên tivi mua"

DMCA.com Protection Status