Giá xăng dầu hôm nay 17/6: Áp lực nguồn cung hạ nhiệt, dầu thô giảm mạnh

07:25 | 17/06/2022

5,437 lượt xem
Theo dõi Petrovietnam trên
|
(PetroTimes) - Lo ngại nhu cầu dầu suy yếu trong bối cảnh làn sóng tăng lãi suất đang làm tăng nguy cơ suy thoái kinh tế khiến giá dầu hôm nay quay đầu đi xuống.

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 17/6/2022, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 8/2022 đứng ở mức 114,55 USD/thùng, giảm 0,70 USD/thùng trong phiên.

Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 8/2022 đứng ở mức 119,33 USD/thùng, giảm 0,48 USD/thùng trong phiên.

Giá xăng dầu hôm nay 17/6: Áp lực nguồn cung hạ nhiệt, dầu thô giảm mạnh
Ảnh minh hoạ
Giá vàng hôm nay 17/6 duy trì đà tăng mạnhGiá vàng hôm nay 17/6 duy trì đà tăng mạnh

Giá dầu ngày 17/6 có xu hướng giảm khi thị trường ghi nhận sản lượng dầu thô của Mỹ đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 4/2020, đạt mức 12 triệu thùng/ngày vào tuần trước. Tồn kho dầu thô và sản phẩm chưng cất của Mỹ cũng được ghi nhận tăng.

Quyết định tăng lãi suất của Fed được cho sẽ là điểm “nổ” tạo ra làn sóng tăng lãi suất ở các nền kinh tế, qua đó tạo tâm lý tiêu cực đối với nhà đầu tư, làm gia tăng áp lực có thể khiến dự báo suy thoái kinh tế toàn cầu đến sớm hơn. Điều này đồng nghĩa với nhu cầu tiêu thụ dầu sẽ bị tác động tiêu cực.

Diễn biến tiêu cực của dịch Covid-19 ở Trung Quốc cũng khiến triển vọng tiêu thụ dầu toàn cầu hạ nhiệt.

Giá dầu hôm nay giảm mạnh còn do áp lực nguồn cung ở châu Á hạ nhiệt khi Nga đang dịch chuyển dòng chảy năng lượng sang Trung Quốc, Ấn Độ, những quốc gia tiêu thụ dầu thô hàng đầu thế giới.

Tuy nhiên, ở chiều hướng ngược lại, giá dầu hôm nay cũng được hỗ trợ bởi đồng USD suy yếu.

Tại thị trường trong nước, hiện giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 31.117 đồng/lít; giá xăng RON 95 không cao hơn 32.375 đồng/lít; giá dầu diesel 0.05S không cao hơn 29.020 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 27.839 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 20.357 đồng/kg.

Hà Lê

Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ tăng cường nhập dầu Nga trước lệnh cấm của EU
Bản tin Dầu khí 13/6: Nga tiếp tục chuyển khí đốt tới châu Âu qua Ukraine
Tiết lộ doanh thu "khủng" của Nga từ năng lượng sau 100 ngày chiến sự
Nga kiếm được 93 tỷ euro từ xuất khẩu năng lượng trong 100 ngày chiến tranh
Mỹ âm thầm khuyến khích mua phân bón của Nga
Hungary "đút túi" 600 triệu USD mỗi năm nhờ đánh thuế dầu Nga

DMCA.com Protection Status