Giá xăng dầu hôm nay 14/8: Dầu thô vẫn “bất ổn”

06:00 | 14/08/2022

7,620 lượt xem
Theo dõi Petrovietnam trên
|
(PetroTimes) - Lo ngại nhu cầu yếu và áp lực nguồn cung hạ nhiệt đã lấn át những dữ liệu kinh tế tích cực từ Mỹ, qua đó khiến giá dầu hôm nay kết thúc tuần giao dịch với xu hướng giảm mạnh.
Phân tích và dự báo giá dầu cho thời gian tớiPhân tích và dự báo giá dầu cho thời gian tới
Giá xăng dầu hôm nay 13/8: Lo ngại suy thoái lại khiến dầu thô lao dốcGiá xăng dầu hôm nay 13/8: Lo ngại suy thoái lại khiến dầu thô lao dốc
Giá xăng dầu hôm nay 12/8: Dầu thô nhảy vọt hướng mốc 100 USD/thùngGiá xăng dầu hôm nay 12/8: Dầu thô nhảy vọt hướng mốc 100 USD/thùng
Giá dầu giảm do lo ngại về nhu cầu yếu hơn, nguồn cung lớn hơn dự kiếnGiá dầu giảm do lo ngại về nhu cầu yếu hơn, nguồn cung lớn hơn dự kiến
Giá xăng dầu hôm nay 14/8: Dầu thô vẫn “bất ổn”
Ảnh minh hoạ

Tiếp nối đà giảm trong tuần giao dịch trước đó, giá dầu thô bước vào tuần giao dịch từ ngày 8/8 với xu hướng giảm mạnh trước lo ngại nhu cầu tiêu thụ yếu và đồng USD mạnh hơn trong bối cảnh nguồn cung dầu được dự báo tiếp tục được cải thiện.

Diễn biến tiêu cực của dịch bệnh, nhu cầu tiêu dùng của người dân đi xuống, chi phí giá năng lượng tăng cao… và đặc biệt là căng thẳng Mỹ-Trung Quốc leo thang là những tác nhân ảnh hưởng tiêu cực đến các dự báo nhu cầu tiêu thụ dầu.

Kết thúc cuộc họp chính sách tháng 8/2022, OPEC+ đã quyết định tăng sản lượng thêm 100.000 thùng/ngày trong tháng 9/2022.

Thị trường cũng ghi nhận nhiều tín hiệu cho thấy Phương Tây đang tìm cách “nới lỏng” các biện pháp cấm vận đối với Nga nhằm tránh các rủi ro về kinh tế và nguy cơ khủng hoảng năng lượng khi mùa đông đang đến gần.

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 8/8/2022, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 10/2022 đứng ở mức 87,07 USD/thùng, giảm 1,01 USD/thùng trong phiên. Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 10/2022 đứng ở mức 93,90 USD/thùng, giảm 1,02 USD/thùng trong phiên.

Tuy nhiên, khi những dữ liệu kinh tế tích cực từ Trung Quốc, Mỹ lần lượt được phát đi và đồng USD yếu hơn, trong khi nhiều nguồn cung dầu, khí đốt bị gián đoạn, giá dầu đã quay đầu tăng mạnh.

Xuất siêu kỷ lục của Trung Quốc trong tháng 7/2022, đạt mức 101 tỷ USD. Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc tăng mạnh trong tháng 7/2022, đạt mức 8,79 triệu thùng/ngày.

Ở diễn biến khác, theo một số nguồn tin được phát đi ngày 8/8, công ty năng lượng nhà nước Ukraine Ukrtransnafta đã ngừng bơm dầu của Nga qua nhánh phía nam của đường ống Druzhba tới EU. Động thái này được khẳng định sẽ làm ảnh hưởng đến nguồn cung khí tới các nước Hungary, Cộng hòa Séc, Slovakia.

Theo dữ liệu từ ANZ, nhu cầu dầu năm 2022 ước tăng 1,8 triệu thùng/ngày so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức 99,7 triệu thùng/ngày. Mặc dù vậy, một số thống kê đã đưa dự báo thặng dư nguồn cung dầu trong năm 2022 sẽ ở mức khoảng 800.000 thùng.

Số liệu từ Viện Dầu mỏ Mỹ (API) cho biết, tồn kho dầu thô của Mỹ trong tuần trước đã tăng thêm 2,156 triệu thùng trong tuần trước, vượt xa mức dự báo giảm 400.000 thùng được giới phân tích đưa ra.

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 10/8/2022, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 10/2022 đứng ở mức 89,74 USD/thùng, tăng 0,07 USD/thùng trong phiên. Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 10/2022 đứng ở mức 96,33 USD/thùng, tăng 0,02 USD/thùng trong phiên.

Nhưng đà tăng của giá dầu đã không thể duy trì trong phiên giao dịch cuối tuần khi lo ngại suy thoái kinh tế và áp lực nguồn cung hạ nhiệt, cộng với đồng USD mạnh hơn, giá dầu đã quay đầu giảm mạnh.

Iran và các nước phương Tây đã có nhiều tiến triển trong việc đàm phán, mở ra kỳ vọng về khả năng Iran có thể tăng sản lượng xuất khẩu trong những tháng tới.

Theo Vivek Dhar, nhà phân tích của Ngân hàng Thịnh vượng, việc khôi phục thoả thuận hạt nhân năm 2015 có thể khiến giá dầu giảm mạnh khi Iran có thể tăng sản lượng xuất khẩu từ 1 – 1,5 triệu thùng/ngày.

Đường ống dẫn dầu Druzhba có khả năng hoạt động trở lại sớm hơn dự kiến.

Ngoài ra, lo ngại về làn sóng Covid-19 thứ 4 đang tái bùng phát tại nhiều quốc gia, trong đó có Ấn Độ, đã tạo áp lực giảm giá không nhỏ đối với dầu thô khi nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu đang thấp hơn kỳ vọng.

Số liệu được Cục Thống kê Lao động Mỹ công bố ngày 10/8, CPI tháng 7 của Mỹ đã tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2021. Giá nhiên liệu giảm 4,6% và giá xăng giảm tới 7,7% đã giúp giá hàng hoá tại Mỹ ổn định hơn, trong khi giá thực hiểm, nhà ở chỉ tăng nhẹ 1,1% và 0,5%. Lạm phát Mỹ hạ nhiệt đã làm giảm đáng kể khả năng Fed tiếp tục mạnh tay tăng lãi suất, qua đó giảm tải áp lực về triển vọng kinh tế cũng như nguy cơ về một cuộc suy thoái.

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 11/8/2022, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 10/2022 đứng ở mức 90,79 USD/thùng, giảm 0,41 USD/thùng trong phiên. Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 10/2022 đứng ở mức 96,89 USD/thùng, giảm 0,51 USD/thùng trong phiên.

Sự “bất ổn”của giá dầu tiếp tục được thể hiện trong phiên giao dịch cuối tuần khi thị trường đồng thời ghi nhận 2 báo cáo từ OPEC và IEA với những nhận định, dự báo khá khác nhau về triển vọng nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu.

Trong báo cáo hàng tháng, OPEC đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022 từ mức 3,5% xuống còn 3,1%. Cùng với việc hạ dự báo tăng trưởng kinh tế, OPEC cũng hạ dự báo nhu cầu dầu năm 2022 vào khoảng 3,1 triệu thùng.ngày, giảm 260.000 thùng/ngày so với dự báo trước đó. OPEC cho biết cơ sở để đưa ra dự báo trên là do tác động kinh tế của căng thẳng Nga-Ukraine, lạm phát cao và nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh Covid-19.

Báo cáo cũng cho biết sản lượng của OPEC trong tháng 7/2022 tăng 162.000 thùng/ngày, lên 28,84 triệu thùng/ngày.

Còn theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) nâng dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu trong năm 2022 do giá khí đốt tự nhiên tăng cao thúc đẩy người tiêu dùng chuyển sang sử dụng dầu. Theo đó, IEA đã nâng dự báo nhu cầu dầu năm 2022 lên thêm 380.000 thùng/ngày, lên 2,1 triệu thùng, đạt mức trung bình 99,7 triệu thùng/ngày.

Và khi những lo ngại về suy thoái kinh tế lại được dấy lên, giá dầu thô đã quay đầu giảm mạnh trong phiên giao dịch cuối tuần. Đồng USD mạnh hơn khi thị trường đặt cược vào khả năng Fed tăng 50 điểm phần trăm lãi suất vào cuộc họp chính sách tháng 9/2022. Thậm chí nhiều nhà đầu tư còn dự báo về khả năng tăng lãi suất thêm 75 điểm phần trăm lãi suất của Fed. Bên cạnh đó còn do sự suy yếu của nhiều đồng tiền châu Á.

Trong khi nhu cầu được dự báo yếu hơn thì nguồn cung dầu tiép tục được cải thiện khi Mỹ và một số nước đồng minh sẽ triển khai kế hoạch giải phóng kho dự trữ năng lượng.

Khép tuần giao dịch, giá dầu ngày 14/8 ghi nhận giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 10/2022 trên sàn New York Mercantile Exchanghe đứng ở mức 91,27 USD/thùng, giảm 2,26 USD/thùng trong phiên; trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 10/2022 đứng ở mức 97,97 USD/thùng, giảm 1,63 USD/thùng trong phiên.

Dù giảm mạnh trong phiên giao dịch cuối tuần nhưng tính chung trong tuần giao dịch, giá dầu thô vẫn có xu hướng tăng.

Tại thị trường trong nước, ngày 11/8, Liên Bộ Công Thương – Tài chính đã công bố giá cơ sở cho kỳ điều hành giá ngày 11/8.

Theo đó, căn cứ vào diễn biến giá xăng dầu thế giới và định hướng điều hành giá xăng dầu trong nước, Liên Bộ Công Thương – Tài chính quyết định trích lập Quỹ BOG đối với mặt hàng xăng E5 RON 92 ở mức 700 đồng/lít (kỳ trước là 800 đồng/lít), xăng RON95 ở mức 750 đồng/lít (kỳ trước là 850 đồng/lít), dầu diesel ở mức 350 đồng/lít (kỳ trước là 450 đồng/lít), dầu hỏa ở mức 650 đồng/lít (như kỳ trước) và dầu mazut ở mức 716 đồng/kg (kỳ trước là 787 đồng/kg). Đồng thời không chi Quỹ BOG đối với các loại xăng dầu.

Sau khi thực hiện trích lập và không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 23.725 đồng/lít; giá xăng RON 95-III không cao hơn 24.669 đồng/lít; giá dầu diezen 0.05S không cao hơn 22.908 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 23.320 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 16.548 đồng/kg.

Hà Lê

Kinh tế Nga trở lại mức 4 năm chỉ trong một quý, điều tồi tệ vẫn chưa tớiKinh tế Nga trở lại mức 4 năm chỉ trong một quý, điều tồi tệ vẫn chưa tới
Bài toán khó của châu Âu khi các nước đẩy mạnh khai thác khí đốtBài toán khó của châu Âu khi các nước đẩy mạnh khai thác khí đốt
Ukraine nối lại việc cung cấp dầu của Nga sang Hungary và SlovakiaUkraine nối lại việc cung cấp dầu của Nga sang Hungary và Slovakia
Belarus lên tiếng về loạt vụ nổ lớn ở căn cứ không quân sát UkraineBelarus lên tiếng về loạt vụ nổ lớn ở căn cứ không quân sát Ukraine
Ukraine ban bố lệnh giới nghiêm đặc biệt ở DonbassUkraine ban bố lệnh giới nghiêm đặc biệt ở Donbass
Hai nước EU trả tiền cho Ukraine mở lại đường ống đưa dầu Nga sang châu ÂuHai nước EU trả tiền cho Ukraine mở lại đường ống đưa dầu Nga sang châu Âu

DMCA.com Protection Status