Giá vàng hôm nay 3/5: Xác lập xu hướng tăng mạnh

07:11 | 03/05/2020

1,885 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
 “Sức khoẻ” nền kinh tế bị tổn thương bởi dịch bệnh, trong khi dịch Covid-19 được nhận định còn kéo dài, mặt bằng lãi suất thấp... đã giúp giá vàng hôm nay xác lập xu hướng tăng mạnh.
Giá vàng hôm nay 3/5: Xác lập xu hướng tăng mạnh
Ảnh minh hoạ

Tuần qua, giá vàng mở cửa với xu hướng giảm nhẹ trong bối cảnh thị trường chứng khoán và giá dầu cùng tăng. Các chỉ số chính của Wall Street tăng hơn 1%, trong khi dầu thô Mỹ tăng gần 3% trong phiên cuối cùng của tuần giao dịch nhiều biến động. Trên thị trường dầu thô, dầu thô Mỹ WTI giao tháng 6 hôm qua tăng 2,7% lên 16,94 USD một thùng, nhờ kỳ vọng Mỹ sẽ giảm sản xuất trong bối cảnh nhu cầu co lại và chỗ chứa thiếu hụt.

Trong nỗ lực cải thiện tình hình, Hạ viện Hoa Kỳ thông qua dự luật cứu trợ trị giá 484 tỷ đô la. Đây là dự luật thứ tư của họ nhằm hỗ trợ nền kinh tế Hoa Kỳ vốn đang bị vùi dập thảm hại bởi cơn bão đại dịch COVID-19.

Các gói hỗ trợ kinh tế đang được các nước tích cực triển khai đồng thời với kế hoạch nới lỏng, mở của nền kinh tế cũng kích thích nhà đầu tư dịch chuyển dòng tiền vào các kênh đầu tư khác, qua đó làm giảm nhu cầu vàng trên thị trường.

Nhà đầu tư thay vì chôn tiền vào các tài sản đảm bảo, lợi nhuận thấp, để tìm kiếm cơ hội trên các thị trường khác khi nhiều nước trên thế giới thực hiện nới lỏng, mở cửa lại nền kinh tế.

Theo ghi nhận, tính đến đầu giờ sáng ngày 27/4, theo giờ Việt Nam, giá vàng thế giới giao ngay đứng ở mức 1.724,56 USD/Ounce.

Trong khi đó, giá vàng thế giới giao tháng 6/2020 ghi nhận trên sàn Comex thuộc New York Mercantile Exchanghe ở mức 1.742,0 USD/Ounce, tăng 6,4 USD USD trong phiên nhưng giảm khoảng 3 USD/Ounce so với cuối tuần trước.

Tuy nhiên, đà giảm của giá vàng hôm nay cũng phần nào bị hạn chế bởi những lo ngại về dịch Covid-19 và đồng của suy yếu.

Giá vàng liên tục treo quanh ngưỡng tâm lý 1.700 USD/Ounce trong những phiên giao dịch sau đó. Nhưng đến khi một loạt dữ liệu kinh tế kém lạc quan của Mỹ được công bố, đồng USD suy yếu, giá vàng đã tăng mạnh.

Bộ Thương mại Mỹ cho biết, GDP quý I của Mỹ giảm 4,8% do tác động của Covid-19. Đây là mức thấp nhất từ khủng hoảng tài chính hơn một thấp kỷ trước. Quý IV năm, tăng trưởng kinh tế Mỹ giảm 8,4%.

Nền kinh tế Mỹ dường như bước vào suy thoái khi chi tiêu của người tiêu dùng và doanh nghiệp đột ngột lao dốc quý I trong bối cảnh quốc gia này bị phong toả để chống dịch.

Trong khi theo báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ, chi tiêu của người Mỹ giảm 7,6% và đầu tư của doanh nghiệp giảm 8,6%. Việc người dân tràn vào các cửa hàng tạp hoá để mua thực phẩm và hàng dự trữ chưa đủ để bù đắp cho những khoản chi tiêu cho ăn uống tại nhà hàng, mua xe, giải trí...

Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích dự đoán điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến.

Tăng trưởng kinh tế Mỹ quý II có thể giảm hơn 30% - mức lớn nhất kể từ Đại suy thoái khi phần lớn quốc gia này bị phong toả để cố gắng khuyến khích người dân ở nhà. Một cuộc suy thoái chính thức được ghi nhận với hai quý tăng trưởng âm.

Ở diễn biến khác, theo tính toán của Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ, nền kinh tế số 1 thế giới sẽ chứng kiện GDP thực giảm khoảng 12%; tỷ lệ thất nghiệp tăng gần 14%; thâm hụt ngân sách liên bang năm 2020 là 3,7 nghìn tỷ USD.

Sau cuộc họp kéo dài hai ngày của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC), Fed đã quyết định giữ nguyên phạm vi mục tiêu lãi suất liên bang ở mức 0-0,25%. Đồng thời, Fed cũng cho biết, cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng này sẽ "đè nặng" lên hoạt động kinh tế, thị trường việc làm và lạm phát trong thời gian tới, đồng thời đặt ra "rủi ro đáng kể" cho triển vọng kinh tế Mỹ trong trung hạn.

Ở diễn biến khác, báo cáo công bố ngày 30/4 của nhóm chuyên gia thuộc Trung tâm Chính sách và Nghiên cứu Bệnh truyền nhiễm (CIDRAP), thuộc Đại học Minnesota, đánh giá nCoV nhiều khả năng tiếp tục lây lan 18 đến 24 tháng nữa, cho tới khi 60-70% dân số toàn cầu nhiễm virus và hình thành khả năng miễn dịch.

Theo nhóm chuyên gia của CIDRAP, do những người nhiễm không triệu chứng vẫn có thể lây virus cho người khác, Covid-19 trở nên khó kiểm soát hơn cúm thường. Họ cho rằng các chính phủ nên thôi nói với người dân rằng dịch sẽ chấm dứt, mà thay vào đó là chuẩn bị cho người dân sẵn sàng với một cuộc chiến trường kỳ.

Ghi nhận của Petrotimes, chốt tuần giao dịch, giá vàng thế giới giao ngay đứng ở mức 1.700,40 USD/Ounce. So với cùng thời điểm ngày 1/5, giá vàng thế giới giao ngay tăng khoảng 15 USĐ/Ounce. Trong khi đó, giá vàng thế giới giao tháng 7/2020 ghi nhận trên sàn Comex thuộc New York Mercantile Exchanghe ở mức 1.710 USD/Ounce, tăng 13,8 USD trong.

Tại thị trường trong nước, bước vào kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, giá vàng 9999 hiện được niêm yết tại TP Hồ Chí Minh ở mức 47,85 – 48,50 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra). Trong khi đó, giá vàng miếng SJC được Tập đoàn DOJI niêm yết tại Hà Nội ở mức 47,70 – 48,25 triệu đồng/lượng. Tại Phú Quý SJC, giá vàng SJC được niêm yết ở mức 48,00 – 48,50 triệu đồng/lượng và tại Bảo Tín Minh Châu, giá vàng SJC được niêm yết ở mức 47,80 – 48,30 triệu đồng/lượng.

Với diễn biến như trên, trong tuần giao dịch từ 4 – 8/5, giá vàng được dự báo sẽ giữ vững đà tăng. Cụ thể, một kết quả khảo sát của Kitco cho thấy có tới 60% chuyên gia Wall Street và 54% nhà đầu tư Main Street cho rằng giá vàng tăng; con số tương ứng 33% số chuyên gia và 29% nhà đầu tư dự đoán giá vàng giảm giảm; chỉ 7% chuyên gia và 17% nhà đầu tư giữ ý kiến trung lập.

Minh Ngọc

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps