Giá dầu hôm nay 20/2/2022: Ghi nhận tuần mất giá mạnh, chờ đợt tăng giá mới

09:36 | 20/02/2022

7,083 lượt xem
Theo dõi Petrovietnam trên
|
(PetroTimes) - Triển vọng đàm phán hạt nhân mở ra cơ hội tăng sản lượng dầu của Iran, qua đó giảm áp lực thiếu hụt nguồn cung trên thị trường, khiến giá dầu hôm nay ghi nhận tuần giảm giá mạnh của dầu thô.
Giá dầu hôm nay 20/2/2022: Ghi nhận tuần mất giá mạnh, chờ đợt tăng giá mới
Ảnh minh hoạ
Giá vàng hôm nay 20/2/2022: Ghi nhận tuần tăng vọt, chờ đỉnh mớiGiá vàng hôm nay 20/2/2022: Ghi nhận tuần tăng vọt, chờ đỉnh mới

Giá dầu thế giới bước vào tuần giao dịch từ ngày 14/2 với xu hướng tăng mạnh trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị tại nhiều khu vực, đặc biệt là tại Đông Âu, Trung Đông tiếp tục có sự gia tăng.

Giới phân tích cho rằng, sự xáo trộn nguồn cung năng lượng xung quanh vấn đề Nga – Ukraine, nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu mỏ và khí đốt… có thể kéo theo một cuộc khủng hoảng năng lượng trên phạm vi toàn cầu, đẩy giá các mặt hàng năng lượng tăng cao.

Nga là một trong những siêu cường năng lượng và là nhà sản xuất dầu mỏ, khí đốt và than đá có vai trò quan trọng hàng đầu thế giới.

Sự hỗn loạn chính trị mới, sau cuộc bầu cử thất bại dự kiến ​​diễn ra vào cuối tháng 12 năm 2021, có nguy cơ mang lại sự hỗn loạn cho các thể chế bị chia rẽ của Libya và làm tăng viễn cảnh xung đột mới cũng như phong tỏa các cảng dầu và cơ sở hạ tầng năng lượng.

Nguồn cung dầu từ UAE cũng đang bị ảnh hưởng bởi các đợt tấn công từ nhóm Houthi của Yemen càng làm gia tăng áp lực nguồn trên thị trường.

Năng lực sản xuất của OPEC+ cũng rất hạn chế khi trong báo cáo mới nhất cho thấy, trong tháng 1/2022, 13 thành viên của OPEC, bao gồm ba nhà sản xuất được miễn trừ khỏi hạn ngạch OPEC+ là Iran, Libya và Nigeria đã bơm 27,981 triệu thùng/ngày, tăng 64.000 thùng/ngày so với tháng 12. Con số này là thấp hơn rất nhiều so với mức tăng sản lượng 400.000 thùng/ngày mỗi tháng mà OPEC+ đã thống nhất thực hiện trước đó.

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 14/2/2022, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 4/2022 đứng ở mức 93,78 USD/thùng, tăng 1,48 USD/thùng trong phiên. Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 4/2022 đứng ở mức 95,68 USD/thùng, tăng 1,24 USD/thùng trong phiên.

Tuy nhiên, khi những thông tin tích cực từ vòng đàm phán hạt nhân Iran được phát đi mở ra cơ hội cho việc Mỹ sớm gỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với hoạt động xuất khẩu dầu của Iran, giá dầu thế giới đã quay đầu giảm mạnh.

“Chúng tôi đang tiến gần hơn bao giờ hết đến một thỏa thuận”, nhà đàm phán hạt nhân hàng đầu của Iran, ông Ali Bagheri Kani viết trên Tweet sau nhiều tuần đàm phán diễn ra.

Thông tin kém tích cực về thị trường lao động Mỹ với số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần tăng thêm 23.000 đon lên 248.000 đơn cũng tạo tâm lý tiêu cực đối với thị trường dầu thô tuần qua.

Số lượng giàn khoan được Baker Hughes công bố hồi cuối tuần qua cho thấy Mỹ đã bổ sung thêm 22 giàn khoan kể từ tuần trước, nâng tổng số giàn khoan lên 635.

Điều này cho thấy sự gia tăng 238 giàn khoan so với năm ngoái và nâng tổng số giàn khoan của Bắc Mỹ lên 854. So với con số thấp kỷ lục của Mỹ là 244 vào tháng 8 năm 2020, số lượng giàn khoan đã tăng 160%.

Theo Baker Hughes, số lượng giàn khoan cũng đang tăng lên trên toàn thế giới, với Canada thêm một lên tổng số 219 kể từ tuần trước và các quốc gia khác thêm bảy lên tổng số 841 kể từ tháng trước.

Số lượng giàn khoan của Canada đã tăng 43 trong năm qua và các giàn khoan quốc tế khác đã tăng 164. Trong số 22 giàn khoan được bổ sung ở Mỹ, 13 giàn ở Texas. Utah, Pennsylvania, Oklahoma và North Dakota đều chứng kiến ​​số lượng giàn khoan tăng lên, trong khi Louisiana và Tây Virginia đều giảm một.

Sự gia tăng căng thẳng ở khu vực Đông Âu cũng tác động tiêu cực đến triển vọng tiêu thụ dầu toàn cầu bởi nó có thể kéo theo các biện pháp trừng phạt kinh tế, đẩy giá năng lượng tăng cao… qua đó làm chậm quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu.

Lạm phát leo thang cũng là tác nhân gây lo ngại với triển vọng tiêu thụ dầu thô.

Chốt tuần giao dịch, giá dầu hôm nay ghi nhận giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 4/2022 trên sàn New York Mercantile Exchanghe đứng ở mức 90,52 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giao tháng 4/2022 đứng ở mức 93,65 USD/thùng.

Như vậy, tính chung trong tuần giao dịch, giá dầu thế giới đã có tuần giảm giá đầu tiên sau 8 tuần tăng giá liên tiếp.

Mặc dù có xu hướng giảm mạnh trong tuần từ ngày 14/2 nhưng giá dầu ngày 20/2 vẫn ghi nhận động lực hỗ trợ mạnh và có thể tạo ra một chu kỳ tăng giá mới đầu với mặt hàng dầu thô.

Dữ liệu hàng tuần cũng cho thấy nhu cầu nhiên liệu ở Mỹ đang ở mức kỷ lục, trong khi tồn kho dầu thô tại Cushing, Oklahoma, trung tâm lưu trữ và điểm giao hàng cho các hợp đồng tương lai của Mỹ giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 9/2018.

Cụ thể, mặc dù tồn kho dầu của Mỹ tăng 1,1 triệu thùng trong tuần trước nhưng tồn kho tổng thể tại Cushing, Oklahoma lại gảm 1,9 triệu thùng. Sản lượng cung ứng, dữ liệu cho thấy mức độ tiêu thụ, đạt mức kỷ lục 22,1 triệu thùng/ngày trong 4 tuần gây đây.

Bộ Thương mại Mỹ ngày 16/2 cũng công bố dữ liệu cho biết, doanh số bán lẻ của nước này đã tăng 3,8% trong tháng 1/2022, vượt xa con số dự báo 2,1% được đưa ra trước đó và tăng mạnh so với mức tăng 1,9% của tháng 12/2021.

Giá dầu thô đã tăng mạnh trong những tuần giao dịch gần đây khi thị trường lo ngại sự leo thang căng thẳng Nga - Ukraine và tình hình bất ổn ở khu vực Trung Đông sẽ làm gián đoạn nguồn cung dầu toàn cầu, thậm chí có thể đẩy kinh tế thế giới vào một cuộc khủng hoảng năng lượng.

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), mức chênh lệch sản lượng thực tế và sản lượng mục tiêu của OPEC+ đã được nới rộng lên 900.000 ngàn thùng/ngày trong tháng 1/2022. Còn theo JP Morgan (Mỹ), con số này của OPEC hiện là 1,2 triệu thùng/ngày.

Ở diễn biến khác, trong khi nguồn cung dầu chậm được được cải thiện thì theo HIS Markit, nhu cầu dầu toàn cầu dự kiến sẽ tăng từ 3,8 đến 4 triệu thùng/ngày trong năm 2022.

Dữ liệu thống kê từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho thấy, mức tiêu thụ nhiên liệu hiện đã đạt 98% mức trước đại dịch nhưng nguồn cung thì mới phục hồi được 95%.

Việc các nước đang dần gỡ bở các lệnh phong toả, hạn chế đi lại cũng là nhân tố sẽ đẩy nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu tiếp tục tăng mạnh.

Tại thị trường trong nước, giá xăng dầu hôm nay được niêm yết phổ biến trên thị trường như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 24.571 đồng/lít; giá xăng RON 95-III không cao hơn 25.322 đồng/lít; giá dầu diesel 0.05S không cao hơn 19.865 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 18.751 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 17.659 đồng/kg.

Hà Lê

Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng làm việc với Cửu Long JOC về triển khai kế hoạch SXKD năm 2022Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng làm việc với Cửu Long JOC về triển khai kế hoạch SXKD năm 2022
Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng làm việc với Vietsovpetro về kế hoạch năm 2022Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng làm việc với Vietsovpetro về kế hoạch năm 2022
Đột phá để tăng trưởng và phát triển bền vữngĐột phá để tăng trưởng và phát triển bền vững
Thành viên HĐTV Petrovietnam Bùi Minh Tiến tiếp đại diện Tập đoàn Rostec tại Việt NamThành viên HĐTV Petrovietnam Bùi Minh Tiến tiếp đại diện Tập đoàn Rostec tại Việt Nam
Tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa Petrovietnam và các doanh nghiệp năng lượng AustraliaTăng cường mối quan hệ hợp tác giữa Petrovietnam và các doanh nghiệp năng lượng Australia
Tỉnh Khánh Hòa và Petrovietnam thống nhất nhiều nội dung hợp tác quan trọng trong lĩnh vực năng lượngTỉnh Khánh Hòa và Petrovietnam thống nhất nhiều nội dung hợp tác quan trọng trong lĩnh vực năng lượng
Petrovietnam thực hiện công tác Chuyển đối số thống nhất trong toàn Tập đoànPetrovietnam thực hiện công tác Chuyển đối số thống nhất trong toàn Tập đoàn
Hoạt động xuyên Tết, nỗ lực cao nhất bám sát mốc tiến độ đốt lửa lần đầu của NMNĐ Thái Bình 2Hoạt động xuyên Tết, nỗ lực cao nhất bám sát mốc tiến độ đốt lửa lần đầu của NMNĐ Thái Bình 2

DMCA.com Protection Status