Gặp khó khăn, các nhà đầu tư muốn kéo dài hạn ưu tiên giá mua điện gió tới hết năm 2022

18:55 | 09/04/2020

358 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Theo quy định tại Quyết định 39/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam, các dự án điện gió nếu hoàn thành và đưa vào vận hành trước ngày 1/11/2021 sẽ được tính mức giá mua ưu tiên. Tuy nhiên, vì nhiều khó khăn, các nhà đầu tư dự tính đề xuất kéo dài chính sách giá mua điện gió hiện nay tới hết năm 2022, thay vì trước ngày 1/11/2021 như quy định.    
gap kho khan cac nha dau tu muon keo dai han uu tien gia mua dien gio toi het nam 2022Nhận diện các thách thức phát triển điện gió
gap kho khan cac nha dau tu muon keo dai han uu tien gia mua dien gio toi het nam 2022Vì sao phải phát triển điện gió?
gap kho khan cac nha dau tu muon keo dai han uu tien gia mua dien gio toi het nam 2022Để điện gió tránh đi vào vết xe đổ của điện mặt trời

Theo thống kê, tính đến đầu năm 2020, mới có 9 dự án điện gió đưa vào vận hành thương mại (COD) với tổng công suất 370 MW. Bên cạnh đó, có 31 dự án với tổng công suất 1.645 MW đã ký hợp đồng mua bán điện (PPA), nhưng chưa COD. Ngoài ra, có 59 dự án đã bổ sung quy hoạch đến đến năm 2025, nhưng chưa ký hợp đồng mua bán điện, với tổng công suất khoảng 2.700 MW.

Hiện nay, hàng chục dự án điện gió đang thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư ở miền Trung, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long, với mục tiêu hoàn thành và đưa vào vận hành trước ngày 1/11/2021 để được hưởng mức giá quy định tại Quyết định 39/2018/QĐ-TTg (sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg ngày 29/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam).

gap kho khan cac nha dau tu muon keo dai han uu tien gia mua dien gio toi het nam 2022
Cánh đồng điện gió

Mặc dù với nhiều ưu thế so với điện mặt trời, hệ số sử dụng trên lưới cao của điện gió là khoảng 30 - 35%, cao hơn so với mức 20% của điện mặt trời; Điện gió có cả ban ngày lẫn ban đêm và sử dụng rất ít đất, với định mức 0,35 ha/MW so với 1,2 ha/MW của điện mặt trời. Nhưng do nhiều lý do khách quan và chủ quan, các dự án điện gió đang thi công đứng trước nhiều nguy cơ đội vốn và chậm tiến độ, khó đáp ứng mục tiêu đưa vào vận hành trước ngày 1/11/2021.

Ông Bùi Vạn Thịnh, Chủ tịch Hiệp hội Điện gió Bình Thuận chia sẻ với báo giới: “Với mức giá điện gió trên đất liền là 8,5 UScent/kWh, chủ đầu tư chỉ có thể có lãi với điều kiện dự án có tiềm năng gió tốt, có nguồn vốn vay hợp lý và lựa chọn được thiết bị phù hợp. Chưa kể đến thi công điện gió phức tạp hơn rất nhiều so với điện mặt trời, bởi ngoài xử lý nền móng đủ vững chắc cho tua-bin gió vận hành ổn định trên 20 năm, thì còn phải có cần cẩu chuyên dụng để lắp các thiết bị siêu trường, siêu trọng, lên độ cao có khi trên 100 m”.

Ông Thịnh cho hay để thi công một dự án điện gió thường là 12-18 tháng, thậm chí dài hơn trong khi điện mặt trời chỉ mất từ 5 - 12 tháng. Bởi dự án điện mặt trời thi công nhanh do các nhà sản xuất pin mặt trời ở Trung Quốc nhiều - được lợi thế về nguồn cung đồng thời thời gian vận chuyển nhanh hơn so với tua-bin phải nhập từ các nước kỹ thuật công nghệ phát triển (phần lớn ở châu Âu). Đã vậy lại không có nhiều quốc gia chế tạo tua-bin.

gap kho khan cac nha dau tu muon keo dai han uu tien gia mua dien gio toi het nam 2022
Trang trại điện gió Bạc Liêu

Với những khó khăn như vậy, cùng với thời hạn Chính phủ đặt ra để được tính giá hỗ trợ, các dự án điện gió không kịp thời gian để chạy đua. Một nhà đầu tư lo lắng: “Ở miền Tây, từ tháng 6 trở đi là mùa mưa. Với địa chất nền đất yếu, nếu không thi công xong nền móng trước mùa mưa, thì chỉ có ngồi chơi hết mùa. Như vậy, trong nửa đầu năm 2021, công việc sẽ rất dồn dập và có thể xảy ra tình trạng thiếu thợ thi công, bởi điện gió đòi hỏi tay nghề lao động cao hơn so với việc lắp dựng đơn giản của điện mặt trời. Cho nên không kịp thời gian hoàn thành dự án để đưa vào vận hành trước ngày 1/11/2021 ”.

Ngoài ra, điều mà các doanh nghiệp làm điện gió tại Việt Nam rất lo là ở thời điểm hiện tại, ngành điện gió trên thế giới đang trong giai đoạn phát triển nóng, cung đang vượt cầu. Thêm vào đó, do dịch Covid-19, nên các nhà xưởng chế tạo tại Trung Quốc đang bị đóng cửa, việc đặt hàng tua-bin gió gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều dự án phải đặt cọc với số tiền lớn và chỉ nhận được tua-bin sau 1 năm ký kết hợp đồng, làm đội giá thành và kéo dài tiến độ các dự án điện gió, khiến hiệu quả của dự án khó được như tính toán ban đầu.

Do đó các nhà đầu tư điện gió đang dự tính đề xuất với Chính phủ và các bộ ngành quản lý nên xem xét gia hạn chính sách ưu tiên phát triển điện gió theo Quyết định 39/2018/QĐ-TTg đến hết năm 2022.

Nguyễn Hưng