Gần 150.000 ha rừng bị thiệt hại do thiên tai
Thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) cho thấy, đợt mưa lũ kéo dài từ tháng 9/2020 đã khiến 7 tỉnh khu vực miền Trung bị thiệt hại về cây giống ở vườn ươm. Cụ thể, số cây giống bị gẫy, chết là 25,6 triệu cây, trong đó Quảng Bình chịu thiệt hại lớn nhất với 20,3 triệu cây; tiếp đến là Quảng Trị 2,7 triệu cây; Thừa Thiên Huế 1 triệu cây…
Cùng với cây giống, có 9 tỉnh bị thiệt hại về rừng. Tổng diện tích bị thiệt hại là 149.295ha. Trong đó, có 1.221ha rừng tự nhiên và khoảng 148.074ha rừng trồng,. Mức độ thiệt hại riêng đối với diện tích rừng tự nhiên là: 197ha thiệt hại <30%; 172ha thiệt hại từ 30 - 50%; 118ha thiệt hại từ 50 - 70% và 734ha thiệt hại trên 70%.
![]() |
Tài nguyên rừng bị thiệt hại nặng nề do mưa lũ kéo dài thời gian qua. Ảnh minh họa. |
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Phạm Văn Điển cho biết, trước thiệt hại về tài nguyên rừng, Tổng cục đã tham mưu Bộ NN&PTNT kịp thời có Văn bản về việc khắc phục rừng bị thiệt hại do thiên tai gây ra gửi UBND các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Trong đó, Bộ chỉ đạo các tỉnh căn cứ Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT về hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra để thực hiện hỗ trợ theo quy định tại Nghị định số 02/2017/CP của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.
Liên quan đến giải pháp khắc phục hậu quả thiên tai đối với ngành lâm nghiệp, Phó Tổng cục trưởng Phạm Văn Điển cho biết, đối với cây giống và rừng trồng bị thiệt hại bị thiệt hại, đơn vị đề nghị áp dụng Điều 5 Nghị định số 02/2017/NĐ-CP của Chính phủ để hỗ trợ. Riêng đối với diện tích rừng trồng được đầu tư bằng nguồn ngân sách Nhà nước, việc xử lý rừng bị thiệt hại áp dụng theo Thông tư số 18/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn trình tự, thủ tục thanh lý rừng trồng và quản lý, sử dụng số tiền thu được từ thanh lý rừng trồng không thành rừng, rừng trồng không có khả năng thành rừng.
Về lâu dài, đại diện Tổng cục Lâm nghiệp kiến nghị Chính phủ bố trí kinh phí hỗ trợ các địa phương khôi phục sản xuất lâm nghiệp theo quy định tại Điều 5 và Điều 7 Nghị định số 02/2017/NĐ-CP của Chính phủ. Cụ thể gồm: Kinh phí hỗ trợ thiệt hại về cây giống ở giai đoạn vườn ươm; Kinh phí hỗ trợ thiệt hại rừng của hộ gia đình, cộng đồng, cá nhân.
Tổng cục lâm nghiệp cũng đề nghị các địa phương có rừng bị thiệt hại tiếp tục tập trung chỉ đạo và tổ chức thực thiện việc rà soát, thống kê, đánh giá mức độ thiệt hại về rừng để hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng, đảm bảo hiệu quả và triển khai các giải pháp khôi phục sản xuất lâm nghiệp. Cùng với đó, Ban Chỉ đạo Phòng, chống thiên tai kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm nâng mức đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng tại các vùng rừng dễ bị rủi ro, thiên tai gây ra.
Theo Báo Kinh tế & Đô thị
-
Top 10 sự kiện ngành tài nguyên và môi trường năm 2020
-
Bộ Tài chính đề xuất cá nhân quyên góp cứu trợ phải công khai số tiền
-
Năm 2020: Việt Nam hứng chịu 576 trận thiên tai khiến 357 người chết và mất tích
-
458 trận thiên tai trong năm 2020, thiệt hại hơn 33.500 tỷ đồng
-
Quảng Nam: Thủy điện xả lũ khiến 560 hộ dân thiệt hại 38 tỷ đồng
-
Xem xét cho học sinh nghỉ học khi trời rét đậm, rét hại
- Nhật Bản: Các công ty lớn kêu gọi chính phủ tăng gấp đôi mục tiêu cho điện tái tạo
- Thời tiết se lạnh, TP Hồ Chí Minh chìm trong sương mù
- Thủ tướng chỉ thị tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí
- Thời tiết 10 ngày (18-27/1): Bắc Bộ rét, mưa nhỏ; Tây Nguyên và Nam Bộ đêm và sáng trời lạnh.
- Hiện thực hóa chương trình trồng 1 tỷ cây xanh cho Việt Nam
- Bắc Bộ rét đậm rét hại, có khả năng xảy ra băng giá, mưa tuyết
-
Thời tiết 10 ngày (18-27/1): Bắc Bộ rét, mưa nhỏ; Tây Nguyên và Nam Bộ đêm và sáng trời lạnh.
-
Bắc Bộ rét đậm rét hại, có khả năng xảy ra băng giá, mưa tuyết
-
Lần đầu tiên sau 43 năm, miền Nam "co ro" trong cái lạnh kỷ lục 14,4 độ C
-
Bắc Bộ sắp hứng chịu đợt rét mới, có nơi dưới 0 độ
-
Không khí lạnh tăng cường mạnh, Bắc Bộ chuyển rét đậm, rét hại