"Ép" học thêm: Phạt đến 30 triệu đồng

07:00 | 20/03/2013

983 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) – Sau khi ban hành Dự thảo Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục, Bộ GD-ĐT đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp của đại diện các trường ĐH, CĐ và đại diện các Sở GD-ĐT trên cả nước vào ngày 19/3. Dự kiến, dự thảo Nghị định sẽ được trình lên Chính phủ vào tháng 4 tới.

Khắc phục bất cập của Nghị định 49 và Nghị định 40

Trong buổi hội thảo, Chánh thanh tra Bộ GD-ĐT Nguyễn Huy Bằng khẳng định: Nghị định 49 và Nghị định 40 chưa “quét” hết các vi phạm và còn tồn tại nhiều hành vi làm không đúng quy định nhưng vẫn không phạt được.

Chánh Thanh tra đưa ra dẫn chứng về các hành vi vi phạm xảy ra nhưng chưa có quy định để xử phạt, như: dạy thêm trái phép, bố trí số lượng người học trong một lớp quá lớn, các điều kiện về an toàn đối với người học …

Chánh Thanh tra Bộ GD-ĐT khẳng định khung tiền phạt còn nhiều bất cập.

 

Một số quy định mới được ban hành để quản lý hoạt động giáo  cần phải đưa vào quy định để xử phạt. Ví dụ: vi phạm các quy định về liên thông, liên kết đào tạo, tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh, vi phạm quy định về tổ chức của cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài; các hành vi vi phạm quy định về học phí, lệ phí.

Chánh Thanh tra cho rằng, theo Thông tư số 57/2011/TT-BGDĐT, Bộ GD-ĐT đã bắt đầu giao quyền tự chủ tuyển sinh cho các trường ĐH-CĐ và chỉ quản lý số lượng tuyển sinh chung chứ không áp chỉ tiêu đối với từng trường như trước đây. Tuy nhiên, nhiều trường lại cố tình “lách” luật để tuyển sinh không phù hợp, thế nhưng Bộ GD-ĐT vẫn không thể phạt vì không có quy định cụ thể.

Bên cạnh đó, ông cũng cho rằng khung tiền phạt quy định tại Nghị định số 49/2005/NĐ-CP và Nghị định số 40/2011/NĐ-CP có nhiều điểm không hợp lý. Cụ thể, ông Nguyễn Huy Bằng chỉ ra: “Có nhiều mức rất bất hợp lý, không tương quan giữa hành vi vi phạm và mức xử phạt. Ví dụ vi phạm về tuyển sinh bị phạt rất nặng, nhưng vi phạm trong đào tạo lại nhẹ hơn rất nhiều. Trong khi đó, chúng ta đều biết hoạt động giáo dục chia làm 3 công đoạn: tuyển sinh, đào tạo và cấp bằng. Không thể có sự chênh lệch mức phạt quá lớn giữa các công đoạn như vậy”.

Tuy nhiên, Chánh Thanh tra cũng khẳng định, năm 2013, Bộ GD-ĐT chủ trương không dừng tuyển sinh một trường nào, nhưng sẽ áp chỉ tiêu cho những trường vi phạm, thậm chí “mạnh tay” cắt giảm chỉ tiêu để đảm bảo chất lượng đào tạo nói chung.

Trong dự thảo về Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục sẽ trình Chính phủ trong tháng 4 tới, Bộ GD-ĐT đã quyết định lược bỏ 10 điều quy định chung không cần thiết và đưa ra nhiều điểm mới trong Dự thảo.

Nâng cao mức phạt đối với dạy thêm trái phép

Một trong những điểm mới của dự thảo Nghị định là xử phạt đối với học thêm, dạy thêm trái phép. Đây cũng là vấn đề thu hút sự quan tâm và đóng góp ý kiến của nhiều cán bộ, lãnh đạo Sở GD-ĐT tại Hội nghị đóng góp cho dự thảo Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.

Đóng góp ý kiến vào Khoản 7 điều 5 của Nghị định đối với vi phạm quy định về tổ chức, hoạt động giáo dục dạy thêm, học thêm, ông Nguyễn Tiến Quang, Chánh Thanh tra Sở GD-ĐT tỉnh Bắc Giang cho rằng, Nghị định nên bổ sung phần dạy thêm không đúng nội dung được cấp phép.

Lý giải cho ý kiến trên, ông Nguyễn Tiến Quang cho biết: Hiện nay, trong Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT quy định, các trường tiểu học không được dạy thêm các môn văn hóa, trừ dạy bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn kỹ năng sống.

Nhiều đại biểu kiến nghị nâng mức phạt dạy thêm trái phép.

Tuy nhiên, trên thực tế, một số trường tiểu học đã lợi dụng kẽ hở của Thông tư 17 để “lách” luật, xin Sở GD-ĐT cấp phép cho dạy thêm về thể dục thể thao, kỹ năng sống. Nhiều trường tiểu học đã không dạy các môn trên mà lại tổ chức dạy thêm các môn nâng cao kiến thức Toán, Tiếng Việt. 

Để khắc phục tình trạng này, ông Nguyễn Tiến Quang cho rằng, trong Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục cần bổ sung phần dạy thêm không đúng nội dung được cấp phép.

Theo ông Nguyễn Tiến Quang, nếu trường tiểu học nào vi phạm quy định về dạy thêm không đúng nội dung được cấp phép thì có thể bị phạt từ 3-5 triệu đồng.

Xung quanh vấn đề dạy thêm, học thêm, ông Đỗ Thanh, Phó Chánh thanh tra Sở GD-ĐT tỉnh Phú Thọ góp ý vào Khoản 7 điều 5: Phạt tiền từ 3-5 triệu đồng đối với hành vi cắt giảm chương trình chính khóa để đưa vào dạy thêm, ép buộc học sinh học thêm.

Theo ông, nên bổ sung phần phạt tiền đối với những trường học có hành vi cắt giảm chương trình ngoài chính khóa để tổ chức dạy thêm, học thêm cho học sinh.

Trong dự thảo Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục còn quy định xử phạt từ 5-10 triệu đồng đối với đơn vị tổ chức dạy thêm tại địa điểm không đảm bảo quy định; phạt từ 20-30 triệu đồng đối với hành vi cấp giấy phép dạy thêm, học thêm không đúng thẩm quyền.

Vương Tâm

 

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank
Tràn ngập sắc màu lễ hội Holi

Tràn ngập sắc màu lễ hội Holi

(PetroTimes) - Lễ hội Holi của người Hindu, còn được gọi là Lễ hội Màu sắc, báo trước sự khởi đầu của mùa xuân.