Duyệt khung chính sách giải phóng mặt bằng cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết

11:53 | 04/03/2014

2,214 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Thủ tướng Chính phủ vừa có chỉ đạo về khung chính sách giải phóng mặt bằng và tái định cư dự án đường cao tốc Dầu Giây (Đồng Nai) - Phan Thiết (Bình Thuận) trên cơ sở đề nghị của Bộ Giao thông Vận tải.

Dự án cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết được phê duyệt khung chính sách giải phóng mặt bằng và tái định cư thí điểm theo hình thức đối tác công - tư (PPP).

Tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết dài 98,7km có quy mô 4 làn xe theo tiêu chuẩn quốc tế

Việc đưa vào triển khai dự án này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc chuẩn bị, thiết lập cơ chế dự án và đưa ra thị trường một mô hình hợp tác công - tư đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế tại một quốc gia đang phát triển như Việt Nam.

Tổng chi phí xây dựng dự kiến dự án đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết khoảng 750 triệu USD, sẽ được xây dựng vào năm 2014 và hoàn thành vào năm 2018, được triển khai theo hình thức Thiết kế - Xây dựng - Tài trợ - Vận hành - Bảo dưỡng và Chuyển giao.

Đây là dự án hạ tầng giao thông PPP đầu tiên Việt Nam sử dụng nguồn lực từ khu vực tư nhân, có sự tham gia vốn của Nhà nước để đảm bảo tính khả thi về tài chính của dự án.

Tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết có chiều dài 98,7 km, quy mô 4 làn xe, theo tiêu chuẩn quốc tế. Tuyến đường sẽ có điểm đầu kết nối với đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây tại tỉnh Đồng Nai, điểm cuối nằm trên Quốc lộ 1A đi Ba Bàu, tỉnh Bình Thuận.

Nhà đầu tư thứ nhất được lựa chọn là Công ty TNHH Tập đoàn Bitexco với 60% vốn chủ sở hữu, nhà thầu thứ hai sẽ được lựa chọn thông qua hình thức đấu thầu cạnh tranh quốc tế.

Tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết được xác định là có lưu lượng giao thông cao khi đi qua các khu công nghiệp, các công trình cảng biển, sân bay quốc tế sắp được xây dựng. Đồng thời giảm đoạn đường và thời gian lưu thông từ TP HCM đến thành phố biển Phan Thiết.

Võ Hiển

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc