Dự thảo Tiêu chuẩn Việt Nam về nước giải khát: Có hay không nguy cơ chồng chéo?

13:32 | 21/01/2020

347 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về nước giải khát đang trong giai đoạn được lấy ý kiến của các chuyên gia, doanh nghiệp và các đơn vị liên quan.
Khi 'thượng đế' bơ vơ
Dự thảo Tiêu chuẩn Việt Nam về nước giải khát: Có hay không nguy cơ chồng chéo?
Hình minh hoạ.

Một số doanh nghiệp cho rằng, hiện đang áp dụng bình thường Quy chuẩn quốc gia đối với các sản phẩm đồ uống không cồn của Bộ Y tế; Đã quy định tiêu chuẩn kiểm nghiệm liên quan nằm trong hàng chục các tiêu chuẩn Việt Nam như TCVN 4884-2015, TCVN 6848:2007, TCVN 7924- 1:2008…

Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải tuân thủ Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7041: 2009 với các quy định về kĩ thuật của Đồ uống không cồn. Như vậy việc thêm một bộ tiêu chuẩn quốc gia về nước giải khát được cho là “chồng chéo, doanh nghiệp khó thực thi”.

Ông Lê Thành Hưng, Phó trưởng phòng Tiêu chuẩn Chất lượng Nông nghiệp - Thực phẩm, thuộc Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cho biết việc xây dựng tiêu chuẩn quốc gia cho nhóm sản phẩm nước giải khát nhằm minh bạch hóa giữa các loại sản phẩm đồ uống không cồn.

Hiện nay, đã có các TCVN đối với sản phẩm nước uống đóng chai; nước khoáng thiên nhiên; nước rau quả; các sản phẩm sữa dạng lỏng; sữa đậu nành… là các sản phẩm thuộc nhóm đồ uống không cồn. Riêng đối với các sản phẩm nước giải khát (cũng thuộc nhóm đồ uống không cồn) hiện chưa có các tiêu chuẩn cụ thể.

Phạm vi áp dụng của dự thảo TCVN về nước giải khát quy định các yêu cầu đối với các loại nước giải khát cụ thể như nước uống tăng lực, nước uống thể thao, nước uống điện giải, nước giải khát có chứa cà phê, nước giải khát có chứa chè, nước giải khát có chứa nước trái cây...

Theo ông Hưng, dự thảo TCVN chỉ tập trung vào các yêu cầu về mức chất lượng đối với các sản phẩm nước giải khát cụ thể, bao gồm yêu cầu cảm quan và các chỉ tiêu lý - hóa.

Về dự thảo trên, ông Lương Xuân Dũng, Chánh Văn Phòng Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) cho biết VBA đang tiếp tục lấy ý kiến của các thành viên trong hiệp hội.

Theo ông Dũng, trong dự thảo Tiêu chuẩn Việt Nam về nước giải khát có rất nhiều nội dung, mỗi nội dung lại có những tác động đến đơn vị này, đơn vị khác mức độ khác nhau. Ông Dũng khẳng định sau khi tập hợp được đầy đủ ý kiến hiệp hội sẽ có văn bản góp ý về dự thảo này.

Nêu quan điểm riêng về dự thảo nói trên, ông Dũng cho biết, vẫn còn một số vấn đề cần được làm rõ. “Có những khái niệm quy chuẩn gọi một kiểu, dự thảo tiêu chuẩn gọi một kiểu. Nhiều doanh nghiệp cũng đã đưa ra ý kiến với chúng tôi, theo đó họ cho rằng, có những điểm không đồng thuận vì không phù hợp”, ông Dũng nói.

Thạc sỹ Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cũng cho biết, ngoài việc tuân thủ các quy định chung về an toàn thực phẩm, sản phẩm đồ uống không cồn nói chung và nước giải khát nói riêng, doanh nghiệp còn bắt buộc phải tuân thủ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 6-2:2010/BYT (ban hành theo Thông tư số 35/2010/TT-BYT ngày 2/6/2010 của Bộ Y tế quy định về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm đồ uống không cồn) và xem xét tuân thủ TCVN 7041:2009 (Đồ uống không cồn - quy định kỹ thuật).

QCVN 6-2:2010/BYT đã nêu rõ “Quy chuẩn này quy định các chỉ tiêu an toàn thực phẩm và các yêu cầu quản lý đối với đồ uống không cồn, bao gồm nước rau quả, nectar rau quả và đồ uống pha chế sẵn không cồn” (Điểm 1.1 Mục 1). Còn TCVN 7041:2009 quy định “áp dụng cho các loại đồ uống không cồn… không áp dụng cho các loại nước khoáng, nước tinh lọc” (Mục 1).

Như vậy theo bà Thảo, nước giải khát không cồn (như phạm vi điều chỉnh tại Dự thảo) thuộc nhóm sản phẩm đồ uống không cồn và đã phải tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật này.

“Nếu có thêm TCVN về nước giải khát như bản dự thảo, sẽ tạo gánh nặng về quy định cần phải tuân thủ đối với cùng một loại sản phẩm”, bà Thảo nhận xét.

Mặt khác theo vị chuyên gia này, việc ban hành nhiều văn bản khác nhau với cùng một nội dung quản lý sẽ khiến doanh nghiệp bối rối không biết phải tuân thủ theo văn bản nào, và rất có thể từ đó doanh nghiệp bị gây khó khăn.

Vì vậy, bà Thảo cho rằng dự thảo tiêu chuẩn kỹ thuật này thể hiện sự chồng chéo về quản lý nhà nước; không thể hiện được ý nghĩa và hiệu quả quản lý, đồng thời tạo gánh nặng chi phí đối với các doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ.

Trong bối cảnh Chính phủ đang đặt trọng tâm cải thiện môi trường kinh doanh, rà soát, cắt giảm gánh nặng chi phí, quy định và thủ tục đối với doanh nghiệp… thì việc ban hành thêm một văn bản trùng lặp có nguy cơ gây khó cho doanh nghiệp như vậy rõ ràng là không phù hợp. Đặc biệt với công tác quản lý, kiểm tra chuyên ngành, Chính phủ đã yêu cầu các Bộ, ngành cải cách theo hướng cắt giảm, đơn giản hóa quy định, thủ tục, tránh chồng chéo, và phù hợp với cam kết và thông lệ quốc tế, thì bản dự thảo này lại có xu hướng ‘phức tạp hóa’, tạo sự chồng chéo trong quản lý, không thể hiện được tinh thần cải cách cũng như tôn trọng các chủ trương đó.

Ngoài ra bà Thảo cho rằng, việc “chồng” thêm các quy định cũng sẽ gây tốn kém không chỉ đối với các doanh nghiệp mà còn đối với các cơ quan quản lý trong quá trình giám sát, thực thi các tiêu chuẩn này. Chi phí phát sinh thêm hẳn nhiên sẽ được doanh nghiệp cộng vào giá bán, như vậy cuối cùng người tiêu dùng lại là đối tượng chịu thiệt hại nhiều nhất, trong khi chưa thể chứng minh được những lợi ích mà tiêu chuẩn mới này có thể đem lại.

Đối với một tiêu chuẩn quan trọng như tiêu chuẩn này, nhiều chuyên gia cũng cho rằng cần có sự tham gia tư vấn, đóng góp sâu rộng hơn nữa từ những người có kinh nghiệm, am hiểu chuyên môn, cũng như cần tham khảo thêm ý kiến của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nước giải khát.

Theo đó, Ban soạn thảo nên tổ chức thêm các buổi hội thảo, các diễn đàn trao đổi công khai để tất cả các bên liên quan, đặc biệt là đối tượng chịu tác động trực tiếp, có cơ hội đóng góp cũng như lắng nghe các ý kiến từ nhiều phía, từ đó mới có thể đưa ra những quy định hợp lý, hiệu quả và phù hợp với thực tiễn nhất.

dantri.com.vn

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 80,000 82,500
AVPL/SJC HCM 80,000 82,500
AVPL/SJC ĐN 80,000 82,500
Nguyên liệu 9999 - HN 73,150 74,100
Nguyên liệu 999 - HN 73,050 74,000
AVPL/SJC Cần Thơ 80,000 82,500
Cập nhật: 24/04/2024 03:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 73.000 74.800
TPHCM - SJC 79.800 82.300
Hà Nội - PNJ 73.000 74.800
Hà Nội - SJC 79.800 82.300
Đà Nẵng - PNJ 73.000 74.800
Đà Nẵng - SJC 79.800 82.300
Miền Tây - PNJ 73.000 74.800
Miền Tây - SJC 81.000 83.300
Giá vàng nữ trang - PNJ 73.000 74.800
Giá vàng nữ trang - SJC 79.800 82.300
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 73.000
Giá vàng nữ trang - SJC 79.800 82.300
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 73.000
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 72.900 73.700
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 54.030 55.430
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 41.870 43.270
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 29.410 30.810
Cập nhật: 24/04/2024 03:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,285 7,500
Trang sức 99.9 7,275 7,490
NL 99.99 7,280
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,260
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,350 7,530
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,350 7,530
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,350 7,530
Miếng SJC Thái Bình 8,100 8,310
Miếng SJC Nghệ An 8,100 8,310
Miếng SJC Hà Nội 8,100 8,310
Cập nhật: 24/04/2024 03:00
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 81,000 83,300
SJC 5c 81,000 83,320
SJC 2c, 1C, 5 phân 81,000 83,330
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 72,900 74,700
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 72,900 74,800
Nữ Trang 99.99% 72,600 73,900
Nữ Trang 99% 71,168 73,168
Nữ Trang 68% 47,907 50,407
Nữ Trang 41.7% 28,469 30,969
Cập nhật: 24/04/2024 03:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,086.35 16,248.84 16,769.95
CAD 18,195.12 18,378.91 18,968.33
CHF 27,338.60 27,614.75 28,500.38
CNY 3,456.34 3,491.25 3,603.76
DKK - 3,584.67 3,721.91
EUR 26,544.10 26,812.22 27,999.27
GBP 30,775.52 31,086.38 32,083.34
HKD 3,179.16 3,211.27 3,314.26
INR - 305.76 317.98
JPY 160.26 161.88 169.61
KRW 16.05 17.83 19.45
KWD - 82,702.86 86,008.35
MYR - 5,294.62 5,410.05
NOK - 2,284.04 2,380.99
RUB - 260.34 288.19
SAR - 6,795.62 7,067.23
SEK - 2,304.98 2,402.82
SGD 18,307.44 18,492.37 19,085.43
THB 609.44 677.15 703.07
USD 25,148.00 25,178.00 25,488.00
Cập nhật: 24/04/2024 03:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 16,192 16,212 16,812
CAD 18,320 18,330 19,030
CHF 27,403 27,423 28,373
CNY - 3,443 3,583
DKK - 3,562 3,732
EUR #26,382 26,592 27,882
GBP 31,127 31,137 32,307
HKD 3,118 3,128 3,323
JPY 160.25 160.4 169.95
KRW 16.32 16.52 20.32
LAK - 0.7 1.4
NOK - 2,251 2,371
NZD 14,851 14,861 15,441
SEK - 2,279 2,414
SGD 18,137 18,147 18,947
THB 636.24 676.24 704.24
USD #25,170 25,170 25,488
Cập nhật: 24/04/2024 03:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,185.00 25,188.00 25,488.00
EUR 26,599.00 26,706.00 27,900.00
GBP 30,785.00 30,971.00 31,939.00
HKD 3,184.00 3,197.00 3,301.00
CHF 27,396.00 27,506.00 28,358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16,138.00 16,203.00 16,702.00
SGD 18,358.00 18,432.00 18,976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18,250.00 18,323.00 18,863.00
NZD 14,838.00 15,339.00
KRW 17.68 19.32
Cập nhật: 24/04/2024 03:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25250 25250 25488
AUD 16205 16255 16765
CAD 18371 18421 18877
CHF 27680 27730 28292
CNY 0 3477 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3540 0
EUR 26915 26965 27676
GBP 31193 31243 31904
HKD 0 3140 0
JPY 162.35 162.85 167.38
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 17.6 0
LAK 0 1.0403 0
MYR 0 5440 0
NOK 0 2260 0
NZD 0 14831 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18468 18518 19079
THB 0 647.1 0
TWD 0 779 0
XAU 8110000 8110000 8270000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 24/04/2024 03:00