Đổi giờ học, giờ làm trước giờ “G”

21:59 | 31/01/2012

428 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
 – Thời gian đổi giờ học, giờ làm chỉ còn tính bằng giờ, thế nhưng đến thời điểm chiều ngày 31/1, rất nhiều người dân, học sinh, sinh viên vẫn còn “lơ mơ” về việc thay đổi này.

"Ai thay tôi đưa con đi học?”

Sau kỳ nghỉ tết kéo dài 9 ngày, đến ngày 30/1, các bậc phụ huynh đưa con em mình đi học sau kì nghỉ Tết, đều nhận được thông tin nào từ Ban giám hiệu trường mà con em mình đang theo học về việc đổi giờ học của con mình.

Chị Nguyễn Thị Vân (ở phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy) có con đang học tại trường tiểu học Nam Trung Yên tâm sự: “Việc đổi giờ làm, giờ học thì đã nghe qua các kênh thông tin đại chúng từ lâu và biết đến ngày 1/2 Hà Nội sẽ đổi giờ học giờ làm. Nhưng cụ thể của trường ra sao thì chị không biết. Khung giờ học của con tôi sẽ thay đổi ra sao, nếu lệch đi so với khung giờ đi làm của chúng tôi thì việc đưa đón các con tôi ai sẽ lo thay tôi…”.

Người dân lúng túng trong phương án đổi giờ học, giờ làm.

Không riêng gì chị Vân lúng túng trong việc đổi giờ học, giờ làm, chị Hà Thị Hương (ở phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy) chia sẻ: “Hai vợ chồng chị đều là công chức nhà nước, theo giờ mới sẽ làm việc từ 8h, nhưng con lớn của chị đang học lớp 10 sẽ phải đi học từ 6h, trong khi con nhỏ học lớp 6 lại vào học lúc 8h. Như vậy, để chăm sóc các con chúng tôi, gia đình tôi phải dậy từ sáng sớm để lo bữa sáng và thức khuya để đón con học về…”.

Đây cũng là tình trạng chung ở nhiều trường mầm non, tiểu học, THCS và THPT đều chưa có phương án thay đổi. Nhiều trường còn cho biết hiện giờ mới đang làm việc với quận về kế hoạch cụ thể, do đó chưa thể thông báo đến phụ huynh và giáo viên được. Việc chậm trễ này đã khiến các giáo viên và học sinh, sinh viên rơi vào thế bị động bởi ngày đổi giờ học giờ làm đã cận kề, nhưng họ chưa biết phải xoay sở ra sao để đảm bảo cuộc sống riêng.

Chị Hằng (ở quận Đống Đa, Hà Nội) hiện đang là giảng viên của một trường Đại học trên địa bàn Hà Nội tâm sự về những khó khăn khi phương án đổi giờ học, giờ làm áp dụng: “Chính sách của nhà nước thì phải chấp hành, mặc dù có một số khó khăn những gia đình chúng tôi sẽ khắp phục. Con lớn tôi hiện đang học tiểu học cách nhà 5 km, nếu như theo giờ học mới thì cháu vào học lúc 8h sáng mà tôi lên giảng đường dạy học lại là lúc 7h. Vậy thì ai sẽ là người chăm sóc cháu nhỏ và đưa cháu tới trường”.

Tuy nhiên, việc học đến tận 19h như quy định thì chưa có thông tin hướng dẫn thực hiện nào. Nhiều sinh viên cho biết chắc chắn cuộc sống và việc học tập của họ sẽ thay đổi lớn nếu áp dụng phương án đổi giờ học. Lý do là vì ngoài việc học chính, họ còn nhiều công việc khác như làm thêm, học thêm…Nếu tan học lúc 7h tối thì gần như việc làm thêm là không thể, còn nếu học thêm thì ít nhất cũng phải 9h30 tối mới tan. Như vậy là quá mất thời gian.

Bạn Nguyễn Thị Dung (sinh viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội) tâm sự: “Gia đình tôi ở quê rất khó khăn, nên tôi phải đi làm thêm phụ giúp gia đình, nếu việc thay đổi giờ học đi vào thực tiễn như vậy thì mọi công việc làm thêm của tôi hoàn toàn phải gác bỏ”.

Ngoài ra, đối tượng dân công sở đi học tại chức cũng đang ngồi trên lửa vì nếu hệ chính quy kết thúc giờ học lúc 19h thì họ sẽ phải học đến tận gần 10h tối! Như vậy cuộc sống sẽ đảo lộn hoàn toàn, khó mà duy trì nổi.

Cảnh sát giao thông cùng vào cuộc

Để phương án đổi giờ học, giờ làm đạt kết quả cao, cùng việc điều chỉnh hoạt động của xe buýt, nút đèn tín hiệu, từ ngày mai, CSGT sẽ ra đường làm nhiệm vụ từ 6h sáng. Với xe buýt chạy vào các khung giờ còn lại vẫn giữ nguyên tần suất để đảm bảo phục vụ cán bộ công chức, viên chức trung ương và Hà Nội trong thời gian làm việc từ 8h sáng đến 5h chiều.

Riêng với 12 tuyến buýt có đông hành khách và chạy qua gần 30 trường ĐH,CĐ như 02, 16, 06, 08, 16, 27, 28, 32, 39, 54, 56, 58 được tổ chức chạy thêm từ 11 đến 37 chuyến lượt ngày khi thực hiện đổi giờ.

Phương án đổi giờ học, giờ làm nhằm giảm tải ùn tắc giao thông trong giờ cao điểm.

Tuy không thuộc đối tượng điều chỉnh giờ làm nhưng phương án CSGT đi làm từ 6h thay vì 6h30 như hiện nay cũng được quán triệt đến Công an thành phố. Chiều qua, đại diện Phòng CSGT, Công an Hà Nội cho biết, kế hoạch CSGT ra đường làm nhiệm vụ giờ cao điểm từ 6 đến 9h thay vì 6h30 đến 8h30 sáng như hiện nay đã được Phòng triển khai đến các đội trong khu vực nội thành và sẽ bắt đầu áp dụng đồng loạt từ ngày 1/2.

Ông Nguyễn Xuân Tân, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết, sẽ phố hợp với CSGT tăng giờ làm việc buổi sáng và buổi chiều. Trước đây, giờ cao điểm 6h30 thì ngày mai sẽ lùi xuống từ 6h đến 9h sáng; buổi chiều từ 16h đến 20h, như vậy là giờ cao điểm sẽ mở rộng ra. Việc thí điểm này sẽ thí điểm rộng trên 10 quận nội thành và hai huyện Từ Liêm và Thanh Trì.

“Chúng tôi sẽ điều chỉnh các tuyến xe buýt có đối tượng sinh viên, học sinh nhiều. Đã bố trí lực lượng tăng chuyến xe buýt và tầng suất hoạt động theo giờ cao điểm. Việc tăng chuyến xe buýt phục vụ nhân sẽ thay đổi thí điểm trong một hai ngày nếu có bật cập chúng tôi sẽ điều chỉnh cho phù hợp”, ông Tân nói.

10 quận nội thành và 2 huyện là Từ Liêm, Thanh Trì sẽ điều chỉnh giờ học, làm việc theo 3 nhóm.

Nhóm 1, gồm sinh viên, học viên các trường ĐH – CĐ – trung học – dạy nghề và học sinh THPT. Buổi sáng, sinh viên, học viên vào học từ trước 7h và kết thúc sau 19h.

Nhóm 2: Gồm học sinh các trường mầm non, THCS, sáng vào học từ 8h, chiều kết thúc vào 17h, riêng các trường bố trí giáo viên nhận cháu từ 7h30 sáng và trả đến 17h30; với cán bộ, viên chức (cả trung ương và Hà Nội) sáng bắt đầu làm việc từ 8h và kết thúc vào 17h.

Nhóm 3: Gồm trung tâm thương mại, dịch vụ (trừ ngân hàng, tài chính) sáng bắt đầu làm việc từ 9h và kết thúc vào 19h. Với các nhóm đối tượng khác thời gian làm việc vẫn giữ nguyên.

Thiên Minh

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc