Địa phương lắp camera, thiết bị phá sóng tại khu vực chấm thi

08:26 | 29/06/2019

167 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Nhiều tỉnh thành đã chuẩn bị cơ sở vật chất, lựa chọn cán bộ, sẵn sàng chấm thi, đảm bảo kịp thời gian công bố kết quả vào ngày 14/7. 

Ngày 28/6, ông Phan Xuân Quyết, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên, cho biết tỉnh sẽ hoàn thành làm phách và tổ chức chấm thi từ ngày 30/6.

"Khu vực chấm thi đặt tại một trường THPT, được chuẩn bị cơ sở vật chất theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hệ thống camera an ninh được lắp đặt đầy đủ, đã sử dụng ở kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 gần một tháng trước. Có thể nói, mọi thứ đã sẵn sàng", ông Quyết nói.

dia phuong lap camera thiet bi pha song tai khu vuc cham thi
Nhân viên nhà mạng lắp đặt camera trong phòng giữ đề và bài thi tại trường THPT Trưng Vương, TP HCM. Ảnh: Thành Nguyễn

Phó giám đốc Quyết thông tin thêm, cả tỉnh có hơn 12.000 bài thi môn Ngữ văn và sẽ có 90 cán bộ chấm thi môn này. Tất cả là giáo viên dạy Ngữ văn các trường THPT, được lựa chọn kỹ dựa trên chuyên môn và kinh nghiệm.

Nhằm đảm bảo không có sai sót trong quá trình chấm thi, các trường ở Hưng Yên đã tập huấn quy chế cho cán bộ. Tỉnh cũng đã tổ chức một buổi tập huấn trực tuyến để chia sẻ nội dung liên quan đến công tác chấm thi. Trong buổi khai mạc chấm thi ngày 30/6, Hội đồng thi tỉnh Hưng Yên sẽ một lần nữa nhắc nhở cán bộ về quy chế và nghiệp vụ.

Năm nay Đại học Giao thông Vận tải (Hà Nội) chủ trì chấm thi trắc nghiệm ở Hưng Yên. Tỉnh đã tập trung đầu tư thiết bị phục vụ đáp ứng đầy đủ yêu cầu từ phía đại học.

Tại Phú Thọ, mọi công tác chuẩn bị cho chấm thi THPT quốc gia đã hoàn tất. Địa điểm chấm thi đã được lắp camera ở phòng chấm tự luận, trắc nghiệm theo đúng quy định. "Phú Thọ còn có thêm thiết bị phá sóng ở khu vực chấm thi do công an tỉnh cung cấp và chịu trách nhiệm. Chúng tôi sẽ phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an để đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối trong thời gian chấm thi", đại diện phòng Quản lý chất lượng (Sở Giáo dục và Đào tạo Phú Thọ), nói.

Chủ trì chấm thi tự luận, Hội đồng thi Phú Thọ đã thành lập ban chấm thi với 100 thành viên gồm một trưởng ban, bốn phó ban, 80 ủy viên cùng 15 cán bộ công an, phục vụ, bảo vệ y tế. Khâu làm phách cho gần 13.500 bài thi tự luận đang diễn ra và việc chấm thi sẽ bắt đầu từ 30/6.

Hội đồng thi cũng đã chuẩn bị bốn máy xử lý bài thi trắc nghiệm cùng một máy chủ theo đúng quy chế. Đại học Thương mại sẽ chủ trì chấm trắc nghiệm ở tỉnh trung du phía Bắc này.

Với Ninh Bình, từ sáng 28/6, ban chấm thi trắc nghiệm đến từ Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã tiếp nhận xong cơ sở vật chất, trang thiết bị đã được cài đặt theo quy định của Bộ (gồm 7 máy kết nối mạng LAN, trong đó có một máy chủ), đã nhận bài thi và chiều nay bắt đầu làm việc.

Ông Lê Thái Hòa, Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình), thông tin trong buổi chiều, lãnh đạo ban chấm thi tự luận, thanh tra của Bộ và Sở đã họp để thống nhất kế hoạch làm việc, phân công nhiệm vụ. Ban làm phách đã nhận bài tự luận và đã được cách ly.

Hội đồng thi Ninh Bình cử 66 cán bộ chấm 8.820 bài thi tự luận. Dự kiến việc chấm tự luận sẽ hoàn thành vào ngày 10/7. "Khu vực chấm thi tự luận và trắc nghiệm đều được bố trí ở một trường THPT, nhưng được chia thành hai khu riêng biệt, đảm bảo nghiêm túc, an toàn", ông Hòa nói.

Các đại học đã sẵn sàng cho công tác chấm thi trắc nghiệm ở địa phương. Ông Nguyễn Trung Việt, Phó hiệu trưởng Đại học Thủy lợi, Trưởng ban chấm thi trắc nghiệm ở Điện Biên, cho biết sau khi làm xong công tác coi thi ở tỉnh này, 15 cán bộ trong ban chấm thi đã ở lại luôn để chuẩn bị cho khâu này.

"Từ hôm qua, chúng tôi đã nhận bàn giao thiết bị chấm trắc nghiệm và nay tiếp nhận khoảng 14.000 bài thi. Khu vực chấm thi là một trường THPT ở trung tâm thành phố, được đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất. Các khâu chấm thi sẽ được triển khai từ sáng mai", ông Việt nói và cho biết chưa thể dự kiến xong trong bao lâu bởi phụ thuộc vào thời gian nhận đáp án từ Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Phó hiệu trưởng Đại học Thủy lợi thông tin thêm tất cả cán bộ của trường tham gia chấm thi trắc nghiệm năm nay đều có kinh nghiệm bởi trường hai năm liên tiếp làm công việc này ở tỉnh Thái Bình với số lượng bài thi lớn hơn. "Dù đã rất quen, chúng tôi vẫn không thể chủ quan. Tinh thần là phải làm chặt chẽ, rà soát cẩn thận hơn, đảm bảo không có sai sót", ông Việt nhấn mạnh.

dia phuong lap camera thiet bi pha song tai khu vuc cham thi
Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ kiểm tra công tác chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia tại trường THCS An Khánh (Hà Nội). Ảnh: Dương Tâm

Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Quản lý chất lượng (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết khâu chấm thi năm nay sẽ có thêm nhiều giải pháp nhằm ngăn ngừa tiêu cực. Ví dụ, bài thi trắc nghiệm của thí sinh được đánh phách điện tử đảm bảo người chấm nếu nhìn thấy bài sẽ không nhìn thấy phách và ngược lại.

Về phần mềm chấm thi trắc nghiệm, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã sửa đổi, nâng cấp và cho chạy thử nghiệm. Các dữ liệu sinh ra bởi phần mềm đều được mã hóa, kể cả đáp án. Chỉ khi Bộ cung cấp khóa giải mã, người chấm mới có thể xem. Nếu làm sai ở khâu nào đó, người chấm thi không thể tự quay lại để điều chỉnh mà phải được Bộ cấp mã để vào sửa.

Liên quan đến chấm tự luận, ông Trinh cho biết các Hội đồng thi phải thực hiện triệt để cách ly trong quá trình làm phách. Khâu chấm được chia làm hai vòng độc lập, bốc thăm để chấm. Những bài thi đạt điểm cao sẽ được mang ra chấm kiểm tra, tối thiểu 5%.

Việc nhập kết quả môn Ngữ văn cũng sẽ được tiến hành hai vòng độc lập, khi đối sánh, không có sự khác biệt, hệ thống mới nhận. "Nếu Hội đồng nào làm tắt, phần mềm của Hội đồng thi quốc gia sẽ phát hiện ra ngay", ông Trinh nhấn mạnh và cho biết các phòng chấm cũng được trang bị camera an ninh giám sát như đối với phòng bảo quản bài thi.

Dù kỹ thuật được nâng cấp thế nào, ông Trinh vẫn cho rằng con người là yếu tố quyết định. "Các địa phương cần lựa chọn những người đủ năng lực và phẩm chất để thực hiện", Cục trưởng Quản lý chất lượng nói.

Để đảm bảo các địa phương và trường đại học thực hiện chấm thi nghiêm túc, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thành lập các đoàn kiểm tra công tác chấm thi ở 63 hội đồng thi với số lượng nhiều hơn năm ngoái. Ngoài hai cán bộ từ trường đại học, đoàn có thêm một chánh thanh tra hoặc phó chánh thanh tra từ các Sở Giáo dục và Đào tạo, nhưng không làm việc tại địa phương mình công tác.

Theo dự kiến, kết quả thi sẽ được công bố vào ngày 14/7 (muộn hơn 3 ngày so với năm 2018). Thí sinh có thể nộp đơn chấm phúc khảo từ ngày 14 đến 23/7.

Năm 2018, ngay sau khi kết thúc kết kỳ thi THPT quốc gia, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đề và đáp án 9 môn thi. Ông Vũ Trọng Lương, nguyên Phó phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang đã down toàn bộ đáp án về, xử lý sang file excel, sau đó copy file đáp án dán đè lên file bài làm của thí sinh.

Sau khi sửa trên file excel, ông Lương mới sửa trực tiếp trên bài thi trắc nghiệm. 114 thí sinh đã được nâng điểm theo phương thức này.

Ở Sơn La và Hòa Bình, gian lận thi cử cũng xảy ra ở khâu chấm thi với hình thức tinh vi hơn.

dia phuong lap camera thiet bi pha song tai khu vuc cham thiĐiểm thi được quyết định thế nào khi hai giám khảo chấm khác nhau?
dia phuong lap camera thiet bi pha song tai khu vuc cham thiHà Nội: Gần 1.400 giáo viên bắt đầu chấm thi THPT Quốc gia 2019
dia phuong lap camera thiet bi pha song tai khu vuc cham thi34 đoàn thanh tra công tác chấm thi trực tiếp tại các địa phương

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank
Lạc bước trên những cánh đồng hoa tulip ở Hà Lan

Lạc bước trên những cánh đồng hoa tulip ở Hà Lan

(PetroTimes) - Mùa tulip ở Hà Lan không chỉ đơn thuần là một mùa hoa, mà còn là biểu tượng của nét văn hóa, truyền thống và niềm tự hào của người dân xứ sở cối xay gió.