Khởi nghiệp trong kỷ nguyên số

Để startup Việt "sống khỏe"...

07:14 | 21/09/2017

2,259 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Ông Nguyễn Hữu Thái Hòa - Phó chủ tịch Hội đồng Tư vấn chiến lược VNPT - chia sẻ những vấn đề đáng quan tâm xung quanh câu chuyện khởi nghiệp trong kỷ nguyên số và cơ hội cho các nhà khởi nghiệp Việt.

Startup Việt có nhiều lợi thế

PV: Thời gian qua, nhiều chuyên gia, trong đó có ông, khẳng định các nhà khởi nghiệp Việt có cơ hội rất lớn khi tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Ông có thể phân tích kỹ hơn về những cơ hội lớn đó?

de startup viet song khoe

Ông Nguyễn Hữu Thái Hòa: Nói về khởi nghiệp trong thời đại công nghiệp 4.0 thì không thể không nói về hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT). Tại Việt Nam, thuận lợi lớn của các nhà khởi nghiệp Việt, theo tôi, có thể gói gọn trong hai vấn đề.

Thứ nhất, Việt Nam đang có hạ tầng CNTT quá tuyệt vời (thiết bị đầu nối). Minh chứng là Việt Nam đang có hai lợi thế quan trọng nhất là kết nối Internet cực tốt và wifi free đứng hàng đầu thế giới.

Thứ hai, thiết bị đầu cuối, tỷ lệ smatphone tăng trung bình trên 81%/năm và hiện người dân Việt Nam sở hữu quá nhiều smart phone. Theo dự báo đến năm 2021, Việt Nam có thể sẽ thuộc nhóm các quốc gia có mức tăng thuê bao băng rộng di động nhanh nhất Đông Nam Á, cùng với Myanmar, Indonesia và Philippines...

PV: Còn bất lợi lớn nhất là gì, thưa ông?

Ông Nguyễn Hữu Thái Hòa: Bất lợi lớn nhất của các nhà khởi nghiệp Việt trong kỷ nguyên số là thiếu sáng tạo. Trong khi đất nước nhiều tiềm năng nhưng nhà khởi nghiệp chưa đầu tư đúng mức cho sáng tạo thì thất bại hoặc khó phát triển bền lâu. Thêm nữa, Việt Nam thiếu đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D) một cách bài bản, chỉ chủ yếu làm gia công. Sáng tạo, R&D là điểm yếu của nhà khởi nghiệp Việt.

Việt Nam đang có hạ tầng CNTT tuyệt vời (thiết bị đầu nối). Minh chứng là Việt Nam đang có hai lợi thế quan trọng nhất là kết nối Internet cực tốt và wifi free đứng hàng đầu thế giới.

Một bất lợi lớn nữa là đa số các startup Việt thiếu các quỹ đầu tư đổ tiền vào các dự án. Startup mà không có quỹ đầu tư “chống lưng” thì sau một thời gian, dự án khởi nghiệp cũng chết yểu.

PV: Nói về R&D, gần đây có thông tin một tập đoàn CNTT trong nước đã đầu tư vài trăm tỉ đồng cho Quỹ R&D nhưng cuối cùng cũng không hiệu quả. Theo ông, tại sao vậy?

Ông Nguyễn Hữu Thái Hòa: Một bài học kinh điển ở Việt Nam là sản phẩm R&D không đạt chuẩn quốc tế để đầu tư nhiều tiền. Thường chúng ta tự làm theo tiêu chuẩn của chúng ta. Kinh nghiệm đầu tư R&D ở một tập đoàn CNTT lớn cho thấy, ban đầu các bạn trẻ than là không có tiền làm R&D, nhưng tập đoàn đã đầu tư 10 triệu USD (tương đương hơn 250 tỉ đồng) để làm R&D, song chỉ giải ngân được vài chục tỉ đồng. Than vãn không có tiền để làm R&D, nhưng có tiền rồi thì không có giải pháp tốt, không đáp ứng được yêu cầu. Vậy câu chuyện con gà có trước hay quả trứng có trước trong khởi nghiệp đến nay vẫn còn gây tranh cãi ở Việt Nam.

de startup viet song khoe

PV: Từ kinh nghiệm làm R&D ở FPT, theo ông, các tập đoàn công nghệ trong nước phải đầu tư như thế nào để làm R&D hiệu quả?

Ông Nguyễn Hữu Thái Hòa: Từ kinh nghiệm làm R&D của các tập đoàn công nghệ Singapore, tôi rút ra một số bài học:

Họ không đóng cửa tự làm R&D mà mở ra xã hội hóa. Các sàn khởi nghiệp Singapore do chính phủ đầu tư, để kéo những chuyên gia giỏi về làm R&D, cho ra các sản phẩm sáng tạo và bán cho các doanh nghiệp. Sản phẩm sẽ được các doanh nghiệp đầu tư mua lại, sở hữu ngay từ sàn khởi nghiệp và họ có trách nhiệm theo sát, đánh giá, phê duyệt và hỗ trợ các dự án startup đi đến thành công.

Tóm lại, chiến lược của Singapore là “nhập siêu tri thức và xuất siêu tri thức qua con đường startup”.

Định vị trung tâm, kết nối toàn cầu

PV: Ông có thể mô tả thêm về các sàn khởi nghiệp ở Singapore do chính phủ đầu tư?

Ông Nguyễn Hữu Thái Hòa: Chính phủ Singapore xây dựng trên 10 tòa nhà khởi nghiệp, trong đó có nhiều tòa nhà trong khuôn viên Đại học Quốc gia Singapore (NUS). Mỗi tòa nhà trị giá khoảng 100 triệu USD do nhà nước đầu tư. Vốn thu hồi rất nhanh qua sự đóng góp của các doanh nghiệp lớn cùng khai thác. Tôi nhìn thấy có hàng trăm công ty công nghệ lớn đang tuyển chọn, sở hữu và cùng làm việc với các startup trong các tòa nhà khởi nghiệp này. Tập đoàn Singtel cũng đầu tư rất nhiều công ty khởi nghiệp ở đây.

Doanh nghiệp vào sàn khởi nghiệp theo quy trình, thuê chỗ và “cày” liên tục, 3 tháng báo cáo kết quả một lần, nếu dự án thất bại thì sẽ phải rút lui khỏi sàn và nhường chỗ cho dự án khác.

Các sàn khởi nghiệp ở Singapore có một danh sách dài các dự án chờ được bảo trợ (sponsor) để vào sàn. Hiện có hàng loạt tập đoàn lớn trên thế giới vào Singapore để cùng làm startup và thu hút các nhân tài từ khắp các nơi trên thế giới. Cách làm của Singapore không chỉ dành cho các sinh viên mới ra trường hay người mới bắt đầu khởi nghiệp trong nước mà còn dành cho tất cả các nhà khởi nghiệp trên toàn cầu. Như vậy, sàn khởi nghiệp ở Singapore là một cách chính phủ tạo điều kiện để đưa tri thức thế giới vào đất nước họ. Họ kết nối toàn cầu thông qua các dự án startup.

Sự khác biệt giữa khởi nghiệp ở Việt Nam và Singapore là chúng ta không có hệ thống tài chính đồng hành cùng các nhà khởi nghiệp. Nhà khởi nghiệp Việt tự tìm được tiền thì làm, còn không thì tự bơi, tự sống và... tự chết.

Tại Việt Nam, vài doanh nghiệp cũng đang đầu tư làm một số sàn khởi nghiệp, như sàn khởi nghiệp UP ở Đại học Bách Khoa TP HCM khá giống mô hình các sàn khởi nghiệp Singapore. Dĩ nhiên, tư nhân đầu tư vốn có hạn nên quy mô còn nhỏ. Còn sự hiện diện của chính phủ thì gần như không có gì.

Và tôi vẫn nhắc đi nhắc lại rằng, con đường nhanh nhất vẫn là con đường khởi nghiệp. Nhà nước Singapore đứng ra làm dịch vụ khởi nghiệp rất tuyệt vời. Chúng ta nên học mô hình này để ứng dụng trong điều kiện ở Việt Nam. Giải pháp thông minh toàn cầu (Smart Solutions) là con đường ngắn nhất đưa Việt Nam tiến vào thời đại công nghiệp 4.0 với các lợi thế cạnh tranh về CNTT, nông nghiệp và du lịch.

PV: Nhưng tài chính vẫn là vấn đề muôn thuở của các nhà khởi nghiệp, thưa ông?

Ông Nguyễn Hữu Thái Hòa: Đúng vậy. Tôi từng ngồi ở hội đồng chấm các chương trình khởi nghiệp, tuy nhiên, các dự án đoạt giải thường đều chết yểu. Bởi với khoản tiền thưởng 100-200 triệu đồng thì các dự án startup chỉ sống sót được chừng nửa năm, nếu không có các quỹ đầu tư rót tiền vào thì sớm muộn gì nó cũng chết, nếu có sống cũng rất khó khăn hoặc chủ nhân của startup sẽ chuyển hướng.

de startup viet song khoe

Sự khác biệt giữa khởi nghiệp ở Việt Nam và Singapore là chúng ta không có hệ thống tài chính đồng hành cùng các nhà khởi nghiệp. Thường nhà khởi nghiệp Việt tự tìm được tiền thì làm, còn không thì tự bơi, tự sống và... tự chết.

Do đó, thời gian tới, khi làm các sàn khởi nghiệp phải có hội đồng chuyên môn phê duyệt dự án song hành với hội đồng đầu tư. Hai hội đồng này làm việc với nhau rất chặt chẽ. Khởi nghiệp như thế mới đích thực là khởi nghiệp thật, chứ lâu nay chúng ta vẫn thiên về làm phong trào.

PV: Trong kỷ nguyên số dường như các startup ở mảng CNTT vẫn chiếm số lượng lớn nhất?

Ông Nguyễn Hữu Thái Hòa: Có hai ý trong vấn đề này. Thứ nhất, ngành CNTT luôn tạo ra những sản phẩm hot nhất, mới nhất; Thứ hai, CNTT là chất kết dính các ngành nghề khác và là một phương thức kinh doanh mới.

Ngày nay CNTT đóng vai trò rất quan trọng trong một doanh nghiệp. Và “sếp” CNTT đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong doanh nghiệp và trở thành người đưa ra phương thức kinh doanh cho doanh nghiệp chứ không phải là công cụ trong phòng IT như ngày xưa. Ngày nay ai sở hữu Big Data thì người đó có cơ may chiến thắng trong cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thương trường. Và những sản phẩm công nghệ mới đóng vai trò rất quan trọng trong kết nối và tạo giá trị gia tăng ở các ngành nghề khác.

Chúng ta thấy Uber, Garb là hình ảnh rõ nhất. Từ ứng dụng đặt xe qua phần mềm Uber, Grab, qua việc sử dụng công nghệ thông minh, họ đã huy động được nguồn lực xã hội tạo ra một sản phẩm kết nối trong hoạt động giao thông, tạo ra giá trị gia tăng cao cho doanh nghiệp và xã hội. Hãy mang tinh thần Uber, Grab vào tất cả mọi ngành nghề, tương lai Việt Nam sẽ khác ngay.

PV: Trân trọng cảm ơn ông.

de startup viet song khoe

Ông Đỗ Vũ Anh - Thành viên Hội đồng Thành viên VNPT: VNPT hiện sở hữu trên 30 triệu thuê bao di động, khoảng 160.000 điểm bán hàng trên toàn quốc, đây là những "điểm chạm" trực tiếp vào khách hàng, kèm theo đó là một kho dữ liệu lớn (Big Data) về khách hàng, tổ chức, cá nhân ở mọi lĩnh vực.

Nhà khởi nghiệp có thể khai thác thông qua kho tài nguyên Big Data, các nền tảng dịch vụ rộng khắp của VNPT để tiếp cận khách hàng, phân phối các sản phẩm, giải pháp hoàn thiện của mình.

de startup viet song khoe
Ông Phạm Trần Anh - Phó tổng giám đốc phụ trách khối khách hàng doanh nghiệp và đối tác chiến lược Microsoft Việt Nam:

Theo cam kết hỗ trợ giới trẻ khởi nghiệp, trong hơn 20 năm qua, Microsoft đã đầu tư khoảng 80 triệu USD tại thị trường Việt Nam thông qua các dự án như Dreamspark cho học sinh, sinh viên, Imagine Cup cho sinh viên khởi nghiệp, BizSpark cho doanh nghiệp khởi nghiệp. Trong vòng 5 năm, từ 2012 - 2017, chỉ riêng chương trình Microsoft BizSpark đã hỗ trợ hơn 1.000 doanh nghiệp mới thành lập và khoảng 10.000 lập trình viên.

Microsoft đã đưa ra những công cụ CNTT kèm những cầu nối đào tạo nhằm hỗ trợ giới trẻ khởi nghiệp, giúp họ củng cố những cơ hội tồn tại và tiếp cận thành công trong quá trình khởi nghiệp.

Ông Nguyễn Hữu Thái Hòa: Chúng tôi đánh giá cao Chính phủ kiến tạo trong thời gian qua làm rất nhiều việc cho lĩnh vực khởi nghiệp. Tuy nhiên, dường như Chính phủ đang làm tranh nhiều việc mà các hiệp hội có thể làm được.

Thực tế, các nhà khởi nghiệp Việt đang cần Chính phủ định hướng một khung chương trình (Master Plan) có tầm quy hoạch tổng thể và bảo đảm đầu ra kiểu như Chính phủ Singapore làm và xây dựng các sàn khởi nghiệp. Chính phủ Việt Nam cũng cần mạnh dạn giao nhiệm vụ và ngân sách cho các trường đại học lớn làm các sàn khởi nghiệp, chỉ như thế mới sử dụng được tri thức trong các dự án startup. Dĩ nhiên vẫn phải xã hội hóa startup để ai đủ sức và năng lực vẫn có cơ hội khởi nghiệp. Nhưng Chính phủ phải có hệ thống chính quy về khởi nghiệp qua các tiêu chí, chuẩn mực và hỗ trợ kết nối các nguồn lực.

Bên cạnh đó nên xây dựng ngân hàng startup như Trung Quốc đã làm Ngân hàng IP-Bank (ngân hàng sở hữu trí tuệ quốc gia do nhà nước bảo lãnh các IP tốt). Trong IP Bank, phần thấp nhất là IP startup. Qua đó, Chính phủ kết nối được các sàn khởi nghiệp với các quỹ đầu tư trên thế giới để rót tiền vào các dự án startup tại Việt Nam. Có như thế, lĩnh vực khởi nghiệp sẽ tạo ra nhiều công ty mới, trẻ, khỏe đủ sức lên sàn chứng khoán và cạnh tranh trên toàn cầu.

Thiên Thanh

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 81,650 ▼350K 83,650 ▼350K
AVPL/SJC HCM 81,700 ▼300K 83,700 ▼300K
AVPL/SJC ĐN 81,700 ▼300K 83,700 ▼300K
Nguyên liệu 9999 - HN 75,000 ▲600K 76,100 ▲500K
Nguyên liệu 999 - HN 74,900 ▲600K 76,000 ▲500K
AVPL/SJC Cần Thơ 81,650 ▼350K 83,650 ▼350K
Cập nhật: 19/04/2024 20:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 74.800 76.800
TPHCM - SJC 81.800 ▼300K 83.800 ▼300K
Hà Nội - PNJ 74.800 76.800
Hà Nội - SJC 81.800 ▼300K 83.800 ▼300K
Đà Nẵng - PNJ 74.800 76.800
Đà Nẵng - SJC 81.800 ▼300K 83.800 ▼300K
Miền Tây - PNJ 74.800 76.800
Miền Tây - SJC 82.000 ▼100K 83.800 ▼300K
Giá vàng nữ trang - PNJ 74.800 76.800
Giá vàng nữ trang - SJC 81.800 ▼300K 83.800 ▼300K
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 74.800
Giá vàng nữ trang - SJC 81.800 ▼300K 83.800 ▼300K
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 74.800
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 74.700 75.500
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 55.380 56.780
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 42.920 44.320
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 30.160 31.560
Cập nhật: 19/04/2024 20:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,465 ▲30K 7,670 ▲20K
Trang sức 99.9 7,455 ▲30K 7,660 ▲20K
NL 99.99 7,460 ▲30K
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,440 ▲30K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,530 ▲30K 7,700 ▲20K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,530 ▲30K 7,700 ▲20K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,530 ▲30K 7,700 ▲20K
Miếng SJC Thái Bình 8,190 ▼20K 8,370 ▼30K
Miếng SJC Nghệ An 8,190 ▼20K 8,370 ▼30K
Miếng SJC Hà Nội 8,190 ▼20K 8,370 ▼30K
Cập nhật: 19/04/2024 20:00
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 81,800 ▼300K 83,800 ▼300K
SJC 5c 81,800 ▼300K 83,820 ▼300K
SJC 2c, 1C, 5 phân 81,800 ▼300K 83,830 ▼300K
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 74,800 ▲100K 76,700 ▲100K
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 74,800 ▲100K 76,800 ▲100K
Nữ Trang 99.99% 74,700 ▲100K 76,000 ▲100K
Nữ Trang 99% 73,248 ▲99K 75,248 ▲99K
Nữ Trang 68% 49,335 ▲68K 51,835 ▲68K
Nữ Trang 41.7% 29,345 ▲42K 31,845 ▲42K
Cập nhật: 19/04/2024 20:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 15,781.47 15,940.87 16,452.24
CAD 17,962.12 18,143.56 18,725.59
CHF 27,431.25 27,708.34 28,597.19
CNY 3,438.94 3,473.67 3,585.64
DKK - 3,552.42 3,688.45
EUR 26,307.40 26,573.13 27,749.81
GBP 30,708.07 31,018.25 32,013.29
HKD 3,165.97 3,197.95 3,300.53
INR - 302.93 315.05
JPY 160.50 162.12 169.87
KRW 15.82 17.58 19.18
KWD - 82,281.90 85,571.24
MYR - 5,255.57 5,370.18
NOK - 2,249.33 2,344.82
RUB - 257.39 284.93
SAR - 6,760.49 7,030.75
SEK - 2,259.94 2,355.88
SGD 18,152.89 18,336.25 18,924.46
THB 609.62 677.36 703.30
USD 25,133.00 25,163.00 25,473.00
Cập nhật: 19/04/2024 20:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 16,012 16,032 16,632
CAD 18,185 18,195 18,895
CHF 27,477 27,497 28,447
CNY - 3,442 3,582
DKK - 3,543 3,713
EUR #26,253 26,463 27,753
GBP 31,113 31,123 32,293
HKD 3,116 3,126 3,321
JPY 160.37 160.52 170.07
KRW 16.26 16.46 20.26
LAK - 0.7 1.4
NOK - 2,227 2,347
NZD 14,731 14,741 15,321
SEK - 2,252 2,387
SGD 18,123 18,133 18,933
THB 636.73 676.73 704.73
USD #25,150 25,150 25,473
Cập nhật: 19/04/2024 20:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,170.00 25,172.00 25,472.00
EUR 26,456.00 26,562.00 27,742.00
GBP 30,871.00 31,057.00 32,013.00
HKD 3,176.00 3,189.00 3,292.00
CHF 27,361.00 27,471.00 28,313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15,933.00 15,997.00 16,486.00
SGD 18,272.00 18,345.00 18,880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18,092.00 18,165.00 18,691.00
NZD 14,693.00 15,186.00
KRW 17.52 19.13
Cập nhật: 19/04/2024 20:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25245 25295 25470
AUD 16131 16181 16583
CAD 18297 18347 18753
CHF 27805 27855 28267
CNY 0 3479 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3540 0
EUR 26851 26901 27412
GBP 31459 31509 31976
HKD 0 3140 0
JPY 162.71 163.21 167.75
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 17.3 0
LAK 0 1.0396 0
MYR 0 5440 0
NOK 0 2260 0
NZD 0 14795 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18528 18528 18889
THB 0 649.9 0
TWD 0 779 0
XAU 8200000 8200000 8370000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 19/04/2024 20:00