Dầu khí Nga hướng tới các khách hàng châu Á

16:40 | 07/07/2011

290 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Ngày 6/7/2011, tại Bắc Kinh, đã tổ chức Lễ Trao tặng huy hiệu danh dự cho các chuyên gia Trung Quốc tham gia xây dựng đường ống dẫn dầu Nga Trung, đoạn Skovrodino Mat Hat.

Đại sứ Sergey Razov của Nga tại Trung Quốc đã tuyên bố, trong năm 2011, Nga sẽ cung cấp cho Trung Quốc 15 triệu tấn dầu mỏ qua đường ống dẫn dầu Nga – Trung. Đại sứ nhấn mạnh rằng, đây là biểu tượng của sự hợp tác hiệu quả giữa Nga và Trung Quốc. Phó chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) nhận định rằng, đường ống dẫn dầu Nga – Trung là đóng góp to lớn vào sự tăng trưởng kinh tế của hai nước cũng như xúc tiến quá trình phát triển quan hệ đối tác chiến lược giữa Nga và Trung Quốc.

Cuối tháng 6, ở Matxcơva, Chủ tịch Gazprom Aleksei Miller và Đại sứ CHDCND Triều Tiên tại Nga Kim En Dzhe đã có cuộc gặp để thảo luận về sự hợp tác song phương. Đầu tháng 7/2011, phái đoàn của Tập đoàn Khí đốt Nga Gazprom đã đến CHDCND Triều Tiên. Phái đoàn do Phó chủ tịch Gazprom Aleksandr Ananenkov dẫn đầu để đàm phán Đề án Xây dựng đường ống dẫn khí trên lãnh thổ CHDCND Triều Tiên. Đây là phương án tối ưu và kinh tế nhất để cung cấp gas cho Hàn Quốc, đồng thời giải quyết vấn đề năng lượng của CHDCND Triều Tiên. Hiện nay, Hàn Quốc sử dụng khí hóa lỏng nhập từ nước ngoài.

Miền Đông Siberia và biển Okhot của Nga có trữ lượng dầu khí khổng lồ. Trước đây hãng Rosnheft của Nga hợp tác với CNPC của Trung Quốc. Gần đây có sự tranh cãi giữa hai bên về giá khí vận chuyển theo đường ống Siberia – Thái Bình Dương. Rosnheft đề nghị Chính phủ Nhật Bản hợp tác cùng khai thác dầu khí tại tỉnh Magadan và Đông Siberia. Hai bên đang bàn bạc về một xí nghiệp liên doanh.

Các hãng Nhật Bản đã đồng ý tự gánh chịu mọi rủi ro. Phía Nhật Bản sẽ tài trợ hoạt động thăm dò địa chất. Và ưu tiên quan trọng nhất của Nhật Bản trong sự cạnh tranh với CNPC là các công nghệ khai thác dầu khí ở vùng thềm lục địa. Hiện nay, các công nghệ đó được sử dụng tại các mỏ khí trên đảo Sakhalin. Ngoài ra, “Rosneft” và các công ty Nhật Bản đạt thỏa thuận về hợp tác trong lĩnh vực chế biến dầu. Hai bên thảo luận về khả năng Nhật Bản tham gia quá trình hiện đại hóa xí nghiệp chế biến dầu ở Komsomolsk trên sông Amur cũng như tham gia Đề án Xây dựng Xí nghiệp hóa dầu ở vùng Viễn Đông.

Nga đã thông qua quyết định tăng gấp đôi khối lượng khí hóa lỏng cung cấp cho Nhật Bản. Vì mục đích này, Nga và Nhật Bản sẽ hợp tác xây dựng hai xí nghiệp gần Vladivostok với công suất 10 triệu tấn khí hóa lỏng/năm.

Theo ý kiến của chuyên viên Anatoly Dmitrievski, Giám đốc Viện Dầu khí Nga, hiện nay, Nhật Bản hết sức quan tâm đến dự án này. Việc thăm dò và khai thác các mỏ dầu khí độc đáo có thể gặp khó khăn do điều kiện thời tiết và địa chất rất phức tạp, cần phải có khoản đầu tư lớn. Nga muốn có cơ sở đối tác với những kinh nghiệm phong phú trong lĩnh vực tài trợ các đề án quy mô lớn.

Chuyên viên Valery Kistanov, Viện Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga nhận xét rằng, tranh chấp lãnh thổ đang gây cản trở cho sự hợp tác đầu tư và công nghệ đầy đủ giá trị nhưng sẽ không tác động đến dự án này. Ông Kistanov nói: “Nhật Bản hành động theo nguyên tắc cũ – đồng thuận lợi ích kinh tế và chính trị. Tuy nhiên, trong trường hợp này, Nhật Bản rất quan tâm đến đề án này và có ý định xây dựng các nhà máy. Đối với Tokyo, khí hóa lỏng từ Viễn Đông của Nga là hành trình tối ưu để nhập khẩu năng lượng. Nước Nhật rất lo ngại trước việc Trung Quốc gia tăng lực lượng hải quân ở vùng biển Đông và biển Nam. Xuất hiện rủi ro trên hành trình nhập khẩu khí đốt từ Qatar, Indonesia, Malaysia và Australia. Còn hành trình từ Viễn Đông thì bảo đảm an toàn. Theo tôi, kế hoạch này của Nhật Bản sẽ thành hiện thực”.

Bỳ Văn Tứ

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc