Khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên:

Đã tới lúc cho “kế hoạch B”?

07:00 | 30/03/2016

15,683 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Bán đảo Triều Tiên về mặt kỹ thuật vẫn ở trong tình trạng chiến tranh và các cuộc đối đầu quân sự là một nguồn bất ổn thường trực cho khu vực rộng lớn hơn. Gần đây, tình hình an ninh đã trở nên tồi tệ hơn sau khi Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 4 và thử nghiệm một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM), gọi đó là một vụ phóng vệ tinh. Chúng ta cần một chính sách mới cho bán đảo Triều Tiên, một chính sách đòi hỏi sự nhượng bộ của tất cả các bên tham gia, chứ không chỉ riêng hai nước Hàn Quốc và Triều Tiên.

da toi luc cho ke hoach b

Hậu duệ mặt trời: Đừng thần tượng hóa tấm áo từng vấy máu đồng bào!

Chúng ta không nên mang đôi mắt thù hằn vào rạp hát nhưng cũng đừng thần tượng hóa tấm áo từng vấy máu đồng bào.

Chơi trò “thi gan” trên bán đảo Triều Tiên

Kể từ khi Chiến tranh Triều Tiên kết thúc, căng thẳng gần như liên tục diễn ra trên bán đảo Triều Tiên, với các chu kỳ khiêu khích và phản ứng diễn ra định kỳ. Trong khi Trung Quốc và Mỹ đã can dự sâu vào sự rối loạn khu vực xuất phát từ đó, Hàn Quốc và Triều Tiên phải có trách nhiệm lớn nhất. Triều Tiên đã làm suy yếu an ninh khu vực, nhưng lập trường của Hàn Quốc đã không giúp xoa dịu các đe dọa như vậy.

da toi luc cho ke hoach b
Bài tập hạ cánh ven biển được thực hiện bởi quân đội nhân dân Triều Tiên (KPA)

Cho dù Triều Tiên đang tìm cách phát triển ICBM mang đầu đạn hạt nhân, Hàn Quốc đã phản ứng thái quá trước các vụ thử hạt nhân và tên lửa gần đây bằng việc đề xuất từ bỏ các cuộc đàm phán 6 bên đã bị đình trệ từ lâu và thay thế bằng một quy trình 5 bên mà không có sự tham gia của Triều Tiên; bằng việc gợi ý rõ ràng rằng, Hàn Quốc có thể tìm cách có được vũ khí hạt nhân để chống lại mối đe dọa từ Triều Tiên; bằng việc đột ngột quyết định cho phép triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) trên đất mình; và bằng việc đơn phương đóng cửa Khu Công nghiệp Kaesong, khu công nghiệp sản suất số lượng hàng hóa trị giá 3,2 tỉ USD và chiếm 99,7% thương mại giữa hai miền Triều Tiên. Những chính sách như vậy là sự lặp lại các nỗ lực thất bại nhằm ép buộc Triều Tiên.

Trong khi đó, Triều Tiên đã chọn cách đóng băng các tương tác kinh tế giữa hai nước bằng việc trục xuất các doanh nhân Hàn Quốc khỏi Kaesong. Nước này biện minh cho các tham vọng hạt nhân của mình như là nỗ lực phòng vệ và đã phản ứng trước các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ hơn theo Nghị quyết số 2270 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc bằng việc phóng các tên lửa đạn đạo tầm ngắn. Như vậy, cả Triều Tiên và Hàn Quốc đều đã đem lại cho bên kia lý do để có các hành động gây bất ổn của họ, khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn.

Một thỏa thuận giữa Trung Quốc và Mỹ?

Trung Quốc và Mỹ rõ ràng đang theo đuổi các lợi ích của riêng mình, mà các lợi ích này đang ngày càng trở nên ít liên quan đến lợi ích của các “nước chư hầu” mỗi bên. Trong khi Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye phản ứng mạnh mẽ trước các vụ thử tên lửa mới đây, tờ Wall Street Journal đưa tin rằng Mỹ đã hành động sau lưng bà khi thực hiện các cuộc đối thoại bí mật với Triều Tiên, đề xuất một hiệp ước hòa bình để đổi lấy việc phi hạt nhân hóa. Trung Quốc dường như không quan tâm đến việc tạo điều kiện cho hòa bình trên bán đảo này. Cho dù đã cử một đặc phái viên tới Bình Nhưỡng trước vụ thử tên lửa gần đây, Trung Quốc tiếp tục cung cấp sự hỗ trợ về kinh tế và sự bảo vệ về ngoại giao cho Triều Tiên.

Cả hai cường quốc này đều có những quan ngại chính đáng về an ninh khu vực, nhưng các lợi ích của bán đảo Triều Tiên lại nằm ở vị trí thấp trong nghị trình của họ. Cả hai đều đã có quá nhiều động thái đe dọa, được cho là thực hiện nhân danh các “nước chư hầu” của mình. Trung Quốc đã lên án quyết định của Mỹ triển khai các phương tiện chiến lược tiên tiến, đặc biệt là hệ thống THAAD. Mỹ đã trình diễn năng lực quân sự mở rộng, thực hiện một học thuyết kết hợp mới cho trường hợp bất ngờ, cái gọi là “Kế hoạch tác chiến 5015 (OPLAN 5015)”, nhằm mục đích đối phó với sự sụp đổ của chế độ Triều Tiên. Tuy nhiên trên thực tế, sự chú trọng của hai cường quốc này là nhằm vào nhau. Thế tiến thoái lưỡng nan về chiến lược của Hàn Quốc

Viễn cảnh về một thỏa thuận giữa Trung Quốc và Mỹ, đặt nhu cầu của các nước lớn cao hơn so với nhu cầu của người dân bán đảo Triều Tiên, đem lại một thế tiến thoái lưỡng nan về chiến lược cho Hàn Quốc. Liệu Trung Quốc và Mỹ có thực sự quan tâm đến việc xoa dịu các căng thẳng hiện nay hay không? Liệu nước nào trong hai nước có thể được coi là đối tác đáng tin cậy trong việc tạo điều kiện cho sự hợp tác chiến lược nhằm giảm nguy cơ chiến tranh, dù là nóng hay lạnh?

Một số nhà bình luận lập luận rằng, Hàn Quốc đã lãng phí khả năng đóng vai trò có tính xây dựng khi phản ứng thái quá trước những hành động khiêu khích gần đây của Triều Tiên; một số khác lại tin rằng Trung Quốc và Mỹ đã gài bẫy để Hàn Quốc trở thành bên giơ đầu chịu báng nhằm tránh bị đổ lỗi cho các căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên; và một số lại miêu tả Hàn Quốc và Triều Tiên như “cặp đôi tuổi teen”, mà nếu được để tự mình hành động, hai nước này có thể giải quyết những khác biệt thông qua can dự chiến lược, nhưng “các bậc phụ huynh” của hai bên lại nghiêm khắc cấm đoán việc này.

Trong khi đó, tình hình tiếp tục trở nên tồi tệ hơn. Với các cuộc bầu cử sắp tới tại cả Mỹ và Hàn Quốc, các đảng đối lập đã trình bày các chính sách cứng rắn hơn để đối phó với sự thách thức của Triều Tiên: một đảng đối lập của Hàn Quốc đã từ bỏ chiến lược truyền thống của mình là can dự với Triều Tiên, thay thế nó bằng một thái độ cứng rắn hơn.

Những hậu quả của các chính sách hiện nay

Việc theo đuổi các chính sách cũ kỹ sẽ có những hậu quả nghiêm trọng. Thứ nhất, thực hiện các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn trong Nghị quyết số 2270 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc không phải là câu trả lời. Bất chấp lệnh cấm cung cấp các sản phẩm cụ thể có thể dùng cho mục đích quân sự, chẳng hạn như nhiên liệu hàng không, thiết bị điện tử hữu ích cho tên lửa; điều khoản cho các trường hợp ngoại lệ được xem xét riêng dựa trên lý do nhân đạo nhiều khả năng cho phép nhiều loại hàng hóa lọt qua rào chắn.

Thứ hai, các chính sách hiện nay và việc đổ trách nhiệm cho thất bại đang tìm cách thuyết phục chế độ Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân của nước này. Ngay cả mối đe dọa phổ biến hạt nhân có liên quan hầu như không nhận được sự chú ý và các vấn đề khác ảnh hưởng tới bán đảo Triều Tiên hầu như bị phớt lờ.

Thứ ba, các chính sách của Hàn Quốc đối với Triều Tiên chỉ là lời nói, thiếu những hành động mang tính xây dựng. Cái gọi là “đại nghiệp thịnh vượng thống nhất” dự đoán sự sụp đổ của chế độ tại Triều Tiên do những cuộc tranh giành quyền lực trong nội bộ mà Hàn Quốc sẽ cố gắng thúc đẩy. Đây là một sự phản bội đối với lịch sử lâu dài hòa bình và không can thiệp của Hàn Quốc. Những ý tưởng như vậy đang được sử dụng để cung cấp một bối cảnh mà trong đó, các phản ứng thái quá hiện nay nghe có vẻ hợp lý hơn.

Thứ tư, cách tiếp cận hiện nay sẽ không dẫn tới sự sụp đổ, hay một sự thay đổi, trong chế độ của Triều Tiên. Cả Mỹ lẫn Trung Quốc đều không thể hiện mong muốn gây bất ổn Triều Tiên: đây là nỗi ám ảnh của Hàn Quốc. Sẽ phù hợp nhất cho cả hai cường quốc trên khi Hàn Quốc và Triều Tiên cùng lùi một bước và đem lại cho họ đủ thời gian chuẩn bị. Mỹ và Trung Quốc muốn hai miền Triều Tiên chấm dứt các hành động thù địch để phục hồi nguyên trạng trên bán đảo Triều Tiên.

“Kế hoạch B” sẽ như thế nào?

Hai nước Triều Tiên đang ở trong một tình thế hóc búa, tuy nhiên có cơ hội chấm dứt sự đình trệ này bằng cách tạo ra một cuộc mặc cả lớn: quá trình bình thường hóa đem lại một con đường ngăn chặn chiến tranh bằng cách duy trì nguyên trạng, một con đường mà tất cả các bên đều thấy có thể chấp nhận được.

Sẽ cần có một vài giai đoạn trước khi một sự mặc cả lớn như vậy có thể trở thành hiện thực. Thứ nhất, các căng thẳng theo kiểu ăn miếng trả miếng giữa Hàn Quốc và Triều Tiên chỉ có thể được xoa dịu bằng một cuộc thảo luận, đồng thời về quá trình phi hạt nhân hóa của Triều Tiên và một hiệp ước hòa bình giữa Triều Tiên và Mỹ. Như là bước đi đầu tiên, Triều Tiên và Mỹ nên nối lại cuộc đối thoại bí mật gần đây giữa hai nước để giải quyết việc lảng tránh các kịch bản cụ thể “chuyện gì xảy ra nếu”. Các cuộc đối thoại như vậy nên được giới hạn rõ ràng trong các vấn đề của bán đảo Triều Tiên.

Thay vì đầu hàng trước chủ nghĩa bi quan về việc giải quyết cuộc khủng hoảng, mục tiêu ban đầu nên là quản lý khủng hoảng. Một cơ chế nên được thiết lập để làm trung gian hòa giải giữa Triều Tiên và Hàn Quốc, kiềm chế các hành động khiêu khích và leo thang là Trung Quốc và Mỹ làm việc với nhau để thực hiện các biện pháp buộc các bên tuân thủ.

Các tổng thống Hàn Quốc và Mỹ nên kiên nhẫn: Các giai đoạn đầu của quá trình sẽ bao gồm việc tạo ra không gian cho Triều Tiên đánh giá lại chiến lược dài hạn của nước này. Đây rất có thể là cơ hội đầu tiên và cuối cùng để hiện thực hóa một sự mặc cả lớn, do các chương trình WMD của Triều Tiên vẫn còn chưa hoàn thiện. Một khi chúng đã phát triển đầy đủ, các lựa chọn sẽ giảm bớt.

Vì vậy, ngay cả khi gia tăng các biện pháp trừng phạt chống lại Bình Nhưỡng, Mỹ nên đàm phán với Triều Tiên và Hàn Quốc không nên hoảng sợ trước khả năng về một hiệp ước hòa bình giữa Triều Tiên và Mỹ.

Tuy nhiên vào thời điểm này, Hàn Quốc đang có một lập trường cứng rắn dựa trên các kịch bản xấu nhất. Tổng thống Park Geun-hye đã quay ngoắt 180o từ chính sách trước đây của bà về Triều Tiên: Sau khi ủng hộ chính trị lòng tin và quá trình thống nhất hòa bình, giờ đây bà lại lên kế hoạch cho quá trình thống nhất sau sự sụp đổ của chế độ tại Triều Tiên, như OPLAN 5015 dự kiến. Giờ đây, khi mối đe dọa chiến tranh sắp xảy ra, lựa chọn tốt nhất của Hàn Quốc là can dự trực tiếp với Triều Tiên, trong khi Trung Quốc và Mỹ làm việc với nhau để đối phó với các mối đe dọa WMD của Triều Tiên.

da toi luc cho ke hoach b

Hậu duệ mặt trời: Đừng thần tượng hóa tấm áo từng vấy máu đồng bào!

Chúng ta không nên mang đôi mắt thù hằn vào rạp hát nhưng cũng đừng thần tượng hóa tấm áo từng vấy máu đồng bào.

Hoàng Long

Năng lượng Mới 509