Đã không còn là “những người chạy theo nương”

09:45 | 11/02/2022

Theo dõi Du lịch - Năng lượng xanh trên
|
Con đường từ thị xã Nghĩa Lộ lên trung tâm thị trấn huyện Trạm Tấu kéo dài khoảng 30km. Con đường độc đạo nhỏ bé len lỏi vắt ngang qua những cánh rừng bạt ngàn xanh ngắt màu đại ngàn còn vẹn nguyên.
Hội An - Một trong những điểm đến lãng mạn nhất trên thế giớiHội An - Một trong những điểm đến lãng mạn nhất trên thế giới
Đầu năm chiêm bái những ngôi đền, chùa nổi tiếng linh thiêng ở Ninh BìnhĐầu năm chiêm bái những ngôi đền, chùa nổi tiếng linh thiêng ở Ninh Bình

Khung cảnh hùng vĩ con người bất giác trở nên bé nhỏ trước thiên nhiên, những đốm trắng nhỏ điểm trên vạt nương, triền núi như những cánh hoa ban rơi đậu đâu đó trên nền xanh tạo hóa, đó chính là những mái ngói pờ lu của đồng bào người Mông nơi đây, những ngôi nhà nhỏ bé nhưng kiên cố ở lưng chừng thấp thoáng điểm trên rừng núi. Với tập tính du canh du cư, người Mông bao đời đi khắp ngả rừng ven suối sống đời sống không cố định. Thế nhưng nhờ ánh sáng của Đảng của Nhà nước, người Mông nói chung và đồng bào Mông ở Trạm Tấu nói riêng đã ổn định được cuộc sống, xây dựng bản làng giàu đẹp và những ngày tháng chạy theo nương chỉ còn là ký ức.

Đã không còn là “những người chạy theo nương”
Người dân được cán bộ hướng dẫn chăn nuôi.

Chúng tôi đến gặp bà Hờ Thị Chu - thôn Tấu Trên, xã Trạm Tấu huyện Trạm Tấu, năm nay bà Chu đã ngoài 80 tuổi. Trải qua bao nhiêu thằng trầm của cuộc sống, biến đổi của thời cuộc và bà cũng chính là người hiểu và rõ nhất về quá trình đồng bào người Mông bỏ tập quán du canh du cư để sống định cư xây dựng đời sống mới. Ngồi bên bếp lửa, bà Chu kể lại cho chúng tôi nghe về cuộc sống hoang dã có phần tăm tối ngày đó. Khi mà nhận thức về đời sống còn chưa cao, cả bản người Mông của bà những năm giữ của thế kỷ XX không ai được đi học, bà con dân bản chỉ làm nương rẫy, nuôi thêm con gà con lợn, nhưng giống lúa tốt không có, phân bón thiếu thốn, kiến thức chăn nuôi còn hạn hẹp làm nương chỉ vài vụ là đất cằn cỗi bạc màu, sản lượng nông sản rất thấp, bà con chẳng thế cải tạo đất đành chuyển đi nơi khác để sinh sống, cấy cày. Ngày ấy sinh sống “tạm bợ” bà và những người dân trong bản không có trách nhiệm với thiên nhiên, chỉ bòn rút và rời đi không chăm sóc, bảo vệ và giữ gìn.

Đã không còn là “những người chạy theo nương”
Lãnh đạo huyện Trạm Tấu nói chuyện và tặng quà gia đình bà Hờ Thị Chu.

Với tập tục từ bao đời đã ăn sâu vào da thịt, người Mông chỉ thích ở trên những vùng núi cao, nên việc tiếp cận với “ thế giới bên ngoài” gần như là không có. Nhìn vào bếp lửa đang cháy bập bùng, bà Chu nhìn xa xăm nhớ lại những ngày xa, theo lời kể của bà ngày ấy cuộc sống nay đây mai đó, các con bà không người nào được đi học, cả gia đình làm lụng quanh năm nhưng chẳng đủ ăn, bà chưa bao giờ nghĩ là mình sẽ có một ngôi nhà kiên cố chứ đừng nói gì đến là khang trang. Nhưng bà nghĩ phải ổn định lại để đời con mình không được đi học thì đời cháu mình sẽ được đến trường. Cả đời mình không được đến trạm y tế xã thì đến đời con cháu mình sẽ được, còn nếu cứ lang thang mãi thì đến đời con đời cháu mình vẫn mãi là những người không có nhà.

Nhà nước vận động, tuyên truyền cặn kẽ, vì để thay đổi một tập tục không thể ngày một ngày hai, nhưng“lấy cái đẹp dẹp cái xấu” để dần dần người Mông sẽ nhận ra được lợi ích của việc định canh định cư. Đảng xây dựng bản làng, xây dựng điện, đường trường trạm, hướng dẫn người Mông canh tác, chăn nuôi người Mông từ từ bỏ tập quán du canh du cư, cuộc sống ổn định, những em nhỏ được cắp sách đến trường, bà con có thôn có bản được sống, sinh hoạt cộng đồng cùng nhau, tình cảm đồng bào ngày càng gắn kết, sức đoàn kết như tăng lên gập bội. Đời sống kinh tế và tinh thần ngày càng đi lên. Hòa vào sự phát triển hội nhập đất nước và thế giới, bà con người Mông đã bỏ những hủ tục lạc hậu, cổ hủ, nhưng vẫn gìn giữ cho dân tộc mình những bản sắc đặc trưng từ những bộ váy áo sặc sỡ sắc màu như hoa ban hoa đào trên núi, đến tiếng kèn tiếng sáo như tiếng nước chảy từ khe, con chim rừng kêu từ đại ngàn.

Đã không còn là “những người chạy theo nương”
Người dân bản Mông được sinh hoạt cộng đồng.

Cuộc sống mới mở ra cho người Mông Trạm Tấu một cuộc đời mới. Người Mông chăm chỉ lao động, nỗ lực sản xuất để cho ra được những hạt lúa nương tròn dẻo, củ khoai sọ bở tung bùi mẫn như con người nơi đây. Với sự hướng dẫn của nhà nước, cán bộ chuyên môn các giống lúa mới năng suất được đưa đến với bà con, chăm bón theo khoa học, những giống lúa đặc sản như nếp than, nếp nương được gìn giữ trở thành một loại đặc sản để “nhớ mặt đặt tên” khi nhắc đến Trạm Tấu, những vật nuôi mang tính “bản địa” được phát triển và nhân giống như lợn đen bản địa Trạm Tấu, gà xương đen chân đen.

Giờ đây bản làng của những người Mông cố định, vui tươi đông đúc, trù phú và hạnh phúc. Chúng tôi cảm nhận được niềm vui trong ánh mắt của bà Hờ Thị Chu và trong ánh mắt của những bà con dân bản.

https://dulich.petrotimes.vn/

Ngọc Huyền

Chuyên trang du lịch rất mong nhận được bài viết, hình ảnh của bạn đọc. Xin vui lòng gửi về: [email protected]