Cuộc đối đầu giữa KGB và CIA thời Chiến tranh Lạnh (Kỳ 2)

07:00 | 24/09/2016

1,430 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Vào cuối thập niên 1950, tại Munich, Tây Đức, điệp viên KGB Bohdan Stashynsky có nhiệm vụ trừ khử các nhân vật lãnh đạo của phong trào dân tộc cực đoan Ukraina thân phát xít. 
cuoc doi dau giua kgb va cia thoi chien tranh lanh ky 2
Loại súng phun khí độc, có thể cuốn trong tờ báo.

Trừ khử trùm phát xít người Ukraine

Vào cuối thập niên 1950, tại Munich, Tây Đức, điệp viên KGB Bohdan Stashynsky có nhiệm vụ trừ khử các nhân vật lãnh đạo của phong trào dân tộc cực đoan Ukraina thân phát xít. Vũ khí ám sát đã được chế tạo trong xưởng vũ khí của phòng thí nghiệm KGB. Đó là một khẩu súng phun khí kali xyanua là một chất cực độc mà sau khi hít phải dù chỉ một liều lượng rất thấp, một người khỏe mạnh có thể mất ý thức trong vòng 30 giây, sau 2 phút thì hôn mê sâu và tử vong. Điều quan trọng nhất là thi thể nạn nhân có những biểu hiện giống hệt như hậu quả của suy tim, vì thế, khi khám nghiệm tử thi, các bác sĩ thường kết luận nguyên nhân cái chết là do đột quỵ tim mạch.

"Khách hàng" đầu tiên là Lev Rebet, kẻ đứng đầu chi nhánh khu vực của Oun – một tổ chức thân phát xít ở Ukraine từng gây nhiều tội ác với nhân dân Liên Xô thời Chiến tranh vệ quốc, sau chiến tranh vẫn tiếp hoạt động phục thù bí mật ở nước ngài và được CIA hậu thuẫn, tài trợ, lợi dụng để chống phá Liên Xô. Buổi sáng ngày 12/10/1957, với khẩu súng khí độc cuộn trong tờ báo, Stashinsky bám theo Rebet trên con phố vắng đến trạm xe điện. Khi đi đến gần một ngõ hẻm nhỏ, Stashinsky vượt lên trước, quay lại bóp cò phun thẳng luồng khí độc vào mặt Rebet rồi nhanh chóng lẩn vào con hẻm ăn thông sang con phố song song. Sau khi nhanh chóng rời xa hiện trường, Stashinsky kín đáo ném khẩu súng xuống sông. Khám xét tử thi, các bác sĩ kết luận Rebet đã chết vì một cơn đau tim.

Với cách thức tương tự, ngày 15/10/1959, Stashinsky đã khử Stepan Bandera, cũng là một nhân vật khét tiếng của tổ chức Oun, lúc đó đang sống tại Munich với hộ chiếu giả.

Mãi đến gần đây, khi nhiều hồ sơ KGB được giải mật, CIA mới biết đến sự thật về cái chết của hai kẻ tay sai đắc lực của mình và vô cùng cay cú.

Điệp vụ Portland với 17.000 trang tài liệu mật

Đầu thập niên 1950, thư ký tùy viên quân sự đại sứ quán Anh tại Varshava, Harry Houghton ngỏ lời đồng ý làm việc cho Đông Âu. Đặc vụ Ba Lan chuyển giao anh ta cho các đồng nghiệp Liên Xô của mình. Đó quả là một món quà rất có giá trị: vào cuối năm 1952, Houghton trở về, phục vụ tại một cơ sở bí mật hàng đầu là Trung tâm Nghiên cứu phát triển vũ khí hải quân, nằm ở Portland. Trung tâm có hơn 400 nhà khoa học và các kỹ sư, thực hiện việc chế tạo các phương tiện đối phó với tàu ngầm cũng như vũ khí tấn công cho hải quân.

Từ nơi đây, Houghton đã chuyển giao cho KGB nhiều bản sao thiết kế kỹ thuật tuyệt mật. Những bản sao đầu tiên không mấy giá trị, vì Houghton chỉ là sĩ quan phụ trách nhân sự, không có nhiều kiến thức về kỹ thuật. Nhưng từ năm 1954, sau khi KGB được thành lập, các nhân viên cơ quan này đã tìm cách bổ túc kiến thức kỹ thuật cho điệp viên Portland của mình để biết cách chọn tài liệu có giá trị cao mà đánh cắp. Vào năm 1955, Houghton đã lấy được nguyên một bản danh mục đầy đủ các bản vẽ quan trọng được lưu trữ tại Trung tâm. Căn cứ danh mục này, các chỉ huy KGB đã “đặt hàng” cho Houghton nên sao chép loại tài liệu nào. Sau đó KGB còn tuyển mộ thêm được một nữ họa viên kỹ thuật cũng làm việc ở Trung tâm này (cô được đặt mật danh là Ace), nhờ đó, bản sao những bản vẽ thiết kế mới nhất (chưa có trong bảng danh mục mà Houston lấy được) đã được chuyển giao gần như tức khắc cho KGB.

Dòng tài liệu có dấu Tuyệt mật, Mật và Cần giữ kín (các cấp độ bí mật của tài liệu) của hải quân Anh chảy như suối vào con sông KGB. Chỉ trong vòng 8 năm, "điệp vụ Portland" đã cung cấp cho KGB hơn 17.000 trang tài liệu mật các cấp độ. Bộ tổng tham mưu hải quân Liên Xô biết rõ hoàn toàn tất cả những bí mật của các đồng nghiệp người Anh.

Đáng tiếc, đến đầu năm 1961 thì điệp vụ này bị mật vụ Anh phát giác. Houghton bị phạt tù 25 năm và “Ace” - 15 năm.

cuoc doi dau giua kgb va cia thoi chien tranh lanh ky 2

Cuộc đối đầu giữa KGB và CIA thời Chiến tranh Lạnh (kỳ I)

Với gần 40 năm tồn tại và hoạt động, KGB đã đạt được nhiều kỳ tích hiển hách, triệt phá nhiều âm mưu của phá hoại Liên Xô và hệ thống XHCN. Trong hoạt động của KGB cũng từng có những điệp vụ ly kỳ, gay cấn không kém gì trên phim ảnh. Petrotimes khởi đăng loạt bài về cuộc đối đầu lịch sử giữa KGB và CIA trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Thiện Tâm

Theo Tuyệt Mật

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc