Công nghiệp dầu khí: Bao giờ thực sự "xanh"?

10:46 | 27/09/2012

2,432 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) - Trong nhiều năm, ngành công nghiệp dầu mỏ luôn cố gắng chuyển mình thành một ngành công nghiệp thân thiện với môi trường, nỗ lực để phát triển nguồn năng lượng tái tạo và hòa mình vào ngành công nghiệp “xanh”.

Mới đây Liên minh châu Âu đang xem xét một dự luật nhằm kết luận việc chiết xuất dầu thô từ nhựa đường đang được thực hiện ở Canada là một quá trình gây ô nhiễm môi trường cực kỳ nghiêm trọng.

Mặc dù các tập đoàn dầu khí lớn đang cam kết đầu tư vào các công nghệ mới và áp dụng các biện pháp “làm sạch” quá trình khai thác dầu khí, song thực trạng kinh tế thế giới hiện nay và việc giá dầu tăng gần đây có thể sẽ đẩy chúng ta ngày càng ra xa hơn cái mục tiêu nền công nghiệp “xanh” vốn rất quyết tâm tìm kiếm trước đây.

Thảm họa tràn dầu tại giàn khoan Deepwater Horizon ở vịnh Mexico

Một số tổ chức bảo vệ môi trường đã nhiều lần chỉ ra rằng, cái mục tiêu cao thượng kia chỉ là ngụy tạo. Giờ đây, các tập đoàn dầu khí thay vì phấn đấu cho một ngành công nghiệp “xanh”, họ chỉ quan tâm đến việc đẩy mạnh khai thác.

Thảm họa của hãng khai thác dầu Deepwater Horizon tại vịnh Mexico đã làm thay đổi nhận thức về công nghiệp khai thác dầu mỏ.

Một vài năm trước, nhận thức về ý nghĩa việc có trách nhiệm với môi trường đã được nâng cao. Đầu tiên phải kể tới cựu Phó tổng thống Mỹ Al Gore với tài liệu đề cập về biến đổi khí hậu, sau đó là thảm họa tràn dầu ở giàn khoan Deepwater Horizon của Tập đoàn Dầu khí BP, công chúng bắt đầu thấy được những hậu quả tiềm tàng khi phụ thuộc vào dầu mỏ để sản xuất năng lượng.

Cũng đã có rất nhiều nỗ lực để “làm sạch” hình ảnh đó. Tập đoàn BP bắt đầu xác định lại mục tiêu của họ không như cách truyền thống của BristishPetroleum mà là vượt trên Petroleum (beyond Petroleum) thông qua việc đầu tư vào nhiên liệu sinh học, năng lượng mặt trời và năng lượng gió. Thậm chí, họ còn thay đổi cả logo sang hình tượng một bông hoa hướng dương màu xanh lá cây.

Tập đoàn dầu khí khổng lồ Shell cũng cố gắng mở rộng danh mục đầu tư sang các nguồn năng lượng thay thế. Các tập đoàn dầu khí đã dựng lên hình ảnh của những khu rừng, những cánh đồng rộng lớn, nước kết tinh nhằm truyền thông điệp “sạch” ở khắp mọi nơi.

Viện Dầu khí Mỹ (API), một tổ chức tập hợp các công ty dầu mỏ chủ chốt của thế giới khẳng định rằng, ngành công nghiệp dầu mỏ đang ngày càng chăm sóc môi trường tốt hơn, thông qua các biện pháp kiểm soát hiệu quả và không ngừng đổi mới công nghệ.

API cũng xuất bản danh mục các “nguyên tắc về môi trường” nhằm định hướng cho tập thể nhân viên của mình tìm kiếm những biện pháp triển khai tốt nhất. Danh mục này còn bao gồm cả những đề xuất việc quản lý sản phẩm và chất thải của chúng, các biện pháp bảo vệ công cộng và môi trường, hợp tác với các chính phủ và các đối tác khác để tăng cường chấp hành luật pháp và các tiêu chuẩn chung, đồng thời cam kết hạn chế việc thải các chất gây ô nhiễm môi trường.

Theo hồ sơ của API, từ năm 1990 đến nay, nền công nghiệp dầu mỏ của Mỹ đã đầu tư khoảng 209 tỉ USD cho các tiêu chí về môi trường từ những sản phẩm, cơ sở vật chất và những hoạt động của họ.

Đề án về một hình ảnh “xanh” trên thực tế rất có lợi cho các tập đoàn vì nếu kèm với trách nhiệm đối với môi trường, sức tiêu thụ sản phẩm sẽ tăng đáng kể. Nhưng không phải tất cả đều thuyết phục như vậy.

Kert Davies, Giám đốc nghiên cứu của Tổ chức Hòa bình xanh - ONG Greenpeace thổ lộ: “Nền công nghiệp dầu khí muốn chúng ta tin rằng, họ ngày càng cẩn thận hơn và “sạch” hơn. Tuy nhiên, sau tất cả, ngành công nghiệp dầu mỏ tự nó đã gây ô nhiễm môi trường, chẳng thể nào chấm dứt được việc này nếu tiếp tục đốt dầu mỏ và thải các khí độc ra môi trường”.

Mặc dù ủng hộ việc cần phải chấm dứt sản xuất năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch, phát ngôn viên của Greenpeace nhấn mạnh rằng, sẽ hiệu quả hơn nhiều cho cả người sản xuất cũng như người tiêu dùng nếu cùng cam kết thực hiện các chính sách chung với môi trường hơn là việc các doanh nghiệp dầu mỏ cam kết đăng ký đầu tư những khoản khổng lồ cho việc đảm bảo tiêu chí môi trường của mình mỗi năm.

Tuy nhiên, Davies cũng chỉ ra rằng, với những kinh nghiệm hiện nay, các doanh nghiệp dầu mỏ thực ra chẳng cần thiết phải theo đuổi những tiêu chí “xanh” làm gì, họ chỉ cần giả vờ khoác lên mình một “lớp vỏ màu xanh” vì với tiêu chí ưu tiên là tiền, điều họ quan tâm hơn là làm sao để được coi là người tạo ra nhiều việc làm và một ngày nào đó trở thành đầu tàu của nền kinh tế.

Nhà hoạt động môi trường này còn cho biết thêm rằng, công nghiệp dầu mỏ đã nhiều lần che giấu sự thật trước các sức ép từ phía các tổ chức phi lợi nhuận yêu cầu quy định tiêu chuẩn xanh cho sản phẩm. Đơn giản bởi vì với các bộ tiêu chuẩn đó, họ sẽ vấp phải việc so sánh chất lượng sản phẩm nơi này kém nơi kia. Và quan trong hơn cả, họ thực sự không muốn phải đối mặt với sự thật và cũng không muốn cho người tiêu dùng biết sự thật đó.

Nhận thức về sự “xanh” giữa những tập đoàn đa quốc gia và công chúng cũng thay đổi theo thời gian. Kert Davies cho rằng, với tình hình kinh tế toàn cầu hiện nay, cũng như việc giá dầu liên tục tăng sẽ làm mức độ quan tâm đến yếu tố bảo vệ môi trường giảm một cách báo động.

Kert Davies lưu ý: “Trong thời điểm này, Tập đoàn Shell đã sẵn sàng đi thẳng vào một trong các hệ sinh thái nhạy cảm nhất của thế giới ở vùng biển băng giá. Thật là vô cùng nguy hiểm và không còn gì nghi ngờ, việc này sẽ gây ra một vụ tràn dầu khủng khiếp”.

Điểm đáng báo động nhất đối theo ông Davies chính là các tập đoàn dầu khí lớn không quan tâm tới hình ảnh một nền công nghiệp “xanh”.

Đặng Hà

(Năng lượng Mới số 158, ra thứ Ba ngày 25/9/2012)

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank
  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps