Chiêm ngưỡng tài điêu khắc gỗ của đồng bào Tây Nguyên

07:00 | 23/11/2013

4,299 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Từ khúc gỗ đơn giản, mộc mạc, các nghệ nhân đã tạo nên những bức tượng sinh động, bình dị mà vô cùng có "hồn", tái hiện lại đời sống sinh hoạt cộng đồng thường ngày của đồng bào dân tộc vùng Tây Nguyên.

Khu trại sáng tác điêu khắc Tây Nguyên nằm trong khuôn viên Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Sơn Tây, Hà Nội) ngổn ngang những bức tượng đang được điêu khắc, những mảnh vụn gỗ. Đây là một hoạt động nằm trong Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” diễn ra từ 18 đến 24/11.

Hơn 40 nghệ nhân các dân tộc vùng Tây Nguyên như Xơ Đăng, Ba Na, Gia Rai, Giẻ Triêng, Brâu, Rơ Măm đã đến với khu trại, thể hiện sức sáng tạo, tài hoa trên từng cây gỗ. 

Trước khi sáng tác, các nghệ nhân thường dùng một cây rìu lớn để xẻ cây gỗ ra theo từng phần tượng rồi mới đi sâu vào chi tiết. Gỗ được dùng để sáng tác là loại gỗ Căm xe, gỗ này có ưu điểm rất bền, không bị mối mọt, chịu được mưa nắng, khi khắc lên tượng sẽ có màu đỏ và vân rất đẹp.

Các nghệ nhân dùng một chiếc đục để tạo hình chi tiết cho tác phẩm. Thường thì mỗi bức tượng phải mất 3 ngày mới có thể hoàn thiện.

Chàng trai 22 tuổi Y'Lam Nê, dân tộc Ê đê đang tạo hình cho bức tượng "Người phụ nữ cầm bầu nước". Anh cho biết, thường việc sáng tạo này không được ai chỉ dạy, tự mình cảm thấy như thế là đẹp thì khắc như thế. Cũng chính vì đặc điểm "không ai dạy" mà điêu khắc gỗ của đồng bào Tây Nguyên đã trở thành một di sản văn hóa độc đáo, bất cứ ai có duyên với làm tượng cũng có thể cho ra đời những bức tượng có hồn.

Cũng có những lúc người nghệ nhân phải sử dụng đến cưa máy để tạo hình những khúc gỗ cứng.

Tượng gỗ của các dân tộc người Tây Nguyên gắn liền với đời sống sinh hoạt thường ngày của đồng bào các dân tộc thiểu số, tạo nên những bức tượng gỗ có hồn và sinh động. Trong ảnh là bức tượng "Bố cõng con lên rẫy" của dân tộc Gia Rai.

Người phụ nữ cầm bình rượu là một hình ảnh quen thuộc trong các dịp lễ hội vùng Tây Nguyên.

Những sinh hoạt văn hóa cộng đồng cũng được tái hiện đầy đủ và sống động. Tác phẩm "Thổi khèn" của dân tộc Giẻ Triêng.

Voi, một người bạn thân thiết của đồng bào Tây Nguyên.

Một bức tượng người thổi sáo đang trong quá trình hoàn thiện.

Khu trưng bày những bức tượng đã hoàn thiện, tạo nên một bức tranh đầy đủ, tái hiện lại cuộc sống sinh hoạt đời thường gần gũi, sống động của các đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên.

Khách tham quan rất thích thú trước những bức tượng gỗ mộc mạc.

Hiền Anh

 

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan