Quản lý doanh nghiệp sau cổ phần hóa

Chế tài chặt chẽ, minh bạch, hiệu quả

09:14 | 19/09/2018

252 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Nhìn lại quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) vừa qua có rất nhiều mô hình tốt như Petrolimex, Vinamilk, PV Power, Vietnam Airlines… Hiệu quả từ cổ phần hóa DNNN là không thể phủ nhận, mang lại động lực mới cho DN phát triển - ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính DN, Bộ Tài chính nhận định.

PV: Ông đánh giá như thế nào về hoạt động của các DNNN sau cổ phần hóa (CPH)?

che tai chat che minh bach hieu qua
Ông Đặng Quyết Tiến

Ông Đặng Quyết Tiến: Phần lớn các DNNN sau khi CPH một thời gian đều có kết quả hoạt động tốt hơn trên nhiều mặt về doanh thu, lợi nhuận, quyền lợi cho người lao động… Quan trọng nhất là DN đã đổi mới quản trị, tăng tính tự chủ, linh hoạt trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là vấn đề công khai minh bạch thông tin.

Chẳng hạn, Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) CPH cuối năm 2017 đầu năm 2018 vừa qua. Trước CPH, khả năng huy động vốn của PV Power có hạn, nhưng sau khi CPH, chuyển sang công ty cổ phần, PV Power đã có định hướng để huy động thêm vốn theo nhiều kênh nhờ đổi mới quản trị, tình hình tài chính, kết quả kinh doanh khả quan. Việc tiếp cận nguồn vốn vay trong và ngoài nước với chi phí hợp lý là khả quan, hiệu quả cao như phát hành trái phiếu, tận dụng các nguồn lực nhàn rỗi của các quỹ xã hội... Đó là một trong những động lực làm cho DN có quy mô lớn hơn. Vừa qua, PV Power đã được Chính phủ giao triển khai tiếp 2 dự án nhiệt điện Nhơn Trạch 3, Nhơn Trạch 4. Khả năng PV Power sẽ hoàn thành tiến độ sớm, đưa dòng điện hòa vào lưới điện quốc gia vào năm 2021-2022.

Cần rà soát lại các danh mục cổ phần hóa, thoái vốn, nếu DN nào làm chậm phải nhắc nhở, kiểm điểm. Trường hợp danh mục thoái vốn DN đã đăng ký năm 2017, năm 2018 không làm được thì cần mạnh dạn chuyển giao về Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) xử lý.

Đó là những điều đổi mới căn bản nếu còn là DNNN thì cơ chế trình, xin ý kiến, tính trách nhiệm không cao. Chuyển sang công ty cổ phần, áp dụng quản trị mới sẽ rõ ai chịu trách nhiệm, ai làm được và làm được như thế nào, đồng tiền thu được sẽ được các cổ đông giám sát hiệu quả.

Nhìn lại quá trình CPH DNNN vừa qua có rất nhiều mô hình tốt như Petrolimex, Vinamilk, PV Power, Vietnam Airlines hoặc một số DN dược phẩm đã CPH đều có hoạt động tốt hơn. Qua đó có thể nhận thấy hiệu quả từ chủ trương CPH là không thể phủ nhận. CPH sẽ đem lại xu hướng mới, động lực mới cho DN phát triển. Nếu lấy thước đo thị trường thông qua việc DN niêm yết trên thị trường chứng khoán để áp dụng kỷ luật thị trường thì các DN niêm yết hoạt động hiệu quả.

PV: Tuy nhiên, tiến độ CPH hiện nay vẫn chậm so với kế hoạch đề ra, theo ông nguyên nhân do đâu?

Ông Đặng Quyết Tiến: Có 3 vấn đề lớn ảnh hưởng đến tiến độ CPH.

Về thể chế, vừa qua chúng ta đã cơ bản tháo gỡ các vướng mắc, những điều chưa rõ ràng trong cơ chế, chính sách, hay những lỗ hổng về đất đai, định giá DN đã được đặt theo quy trình minh bạch, chặt chẽ, công khai hơn.

Về thị trường, với nền kinh tế phục hồi, cùng với thị trường chứng khoán phát triển và phục hồi tương đối mạnh, dòng vốn nước ngoài vào Việt Nam, kể cả trực tiếp lẫn gián tiếp, đã được tăng cường.

Vấn đề cuối cùng là tổ chức thực hiện và quyết tâm thay đổi nhận thức của người đứng đầu DN. Tuy nhiên, có 3 việc chưa được cải thiện, đổi mới triệt để. Thứ nhất là tính kỷ luật chấp hành chỉ đạo của cấp trên, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chưa được thực hiện nghiêm. Thứ hai là còn sự e ngại CPH; tâm lý sợ mất vị trí, vai trò sau CPH; tư tưởng yên vị đã và đang kìm hãm tiến độ đổi mới. Thứ ba là tư tưởng né tránh trách nhiệm, sợ va chạm, nên chưa làm quyết liệt, mạnh mẽ khi thực hiện quy trình mới chặt chẽ, công khai minh bạch, rõ ràng hơn và phải có nhiều bước đi hơn gắn với trách nhiệm cá nhân người đứng đầu DN, đứng đầu cơ quan quản lý.

che tai chat che minh bach hieu qua
Cảng nhập than NMNĐ Vũng Áng 1

PV: Vậy theo ông, đâu là giải pháp căn cơ để tiến độ CPH có sự cải thiện rõ rệt?

Ông Đặng Quyết Tiến: Về cơ chế chính sách, với tư cách là cơ quan xây dựng cơ chế, chính sách về CPH, thoái vốn, Bộ Tài chính đã hoàn thành cơ bản đầy đủ khung khổ pháp lý. Trong quá trình triển khai có một số vấn đề mang tính đặc thù, Bộ Tài chính đã cử cán bộ thường xuyên nắm bắt tình hình thực tế, kịp thời tháo gỡ vướng mắc của các tập đoàn, tổng công ty và các địa phương với thời gian nhanh nhất. Đặc biệt, tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính đã cử cán bộ tham gia Ban Chỉ đạo CPH để kịp thời giải đáp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ CPH, thoái vốn.

Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác đôn đốc, kiểm tra, giám sát lẫn chế tài đối với cơ quan đại diện chủ sở hữu, DN CPH. Đặc biệt, cần rà soát lại các danh mục CPH, thoái vốn, nếu DN nào làm chậm phải nhắc nhở, kiểm điểm. Trường hợp danh mục thoái vốn DN đã đăng ký năm 2017, năm 2018 không làm được thì cần mạnh dạn chuyển giao về Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) xử lý.

Một trong những giải pháp quan trọng sẽ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đưa ra trong Hội nghị đổi mới cơ cấu DNNN sắp tới đây là tập trung mạnh hơn ở khâu tổ chức thực hiện gắn với các chế tài, trách nhiệm đối với người đứng đầu DN, cơ quan đại diện chủ sở hữu.

Cần yêu cầu các cơ quan, DN công bố công khai lộ trình thực hiện, theo tiến độ từng quý hoặc 6 tháng, ghi rõ tên người chịu trách nhiệm. Ví dụ như Chủ tịch UBND tỉnh chịu trách nhiệm CPH DN A, B cần ghi rõ luôn trong lộ trình năm 2018, 2019, 2020. Cần làm rõ tiến độ, đầu mối xử lý vướng mắc cũng như làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, DN trong lộ trình CPH.

Một trong những giải pháp quan trọng sẽ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đưa ra trong Hội nghị đổi mới cơ cấu lại DNNN sắp tới đây là tập trung mạnh hơn ở khâu tổ chức thực hiện gắn với các chế tài, trách nhiệm đối với người đứng đầu DN, cơ quan đại diện chủ sở hữu; đồng thời đẩy mạnh việc công khai, minh bạch về lộ trình, tiến độ, kết quả và trách nhiệm người thực hiện, bảo đảm tiến độ CPH DNNN.

PV: Vừa qua số lượng DN sau khi CPH phải chuyển về SCIC rất thấp so với mục tiêu đề ra, theo ông nguyên nhân do đâu?

Ông Đặng Quyết Tiến: Việc bàn giao các DN sau CPH về SCIC còn chậm, đặc biệt giai đoạn 2016-2017, danh mục là 62 DN nhưng thực tế chỉ bàn giao được 37 DN. Trong 8 tháng năm 2018 mới có 4 DN được bàn giao.

Nguyên nhân là sự e ngại của người đứng đầu DN. Họ sợ sự quản lý công khai minh bạch, chặt chẽ theo cơ chế thị trường. Trong khi đó, việc đánh giá hiệu quả và quyền lợi của lãnh đạo DN hiện chưa tốt, bởi cơ quan đại diện chủ sở hữu hiện đang làm hai nhiệm vụ, vừa là chủ sở hữu, vừa quản lý DN, sẽ không “soi” kỹ và còn “du di” về đánh giá hiệu quả gắn với trách nhiệm của lãnh đạo DN.

Bên cạnh đó là sự quyết tâm của cơ quan đại diện chủ sở hữu chưa cao. Có thể thấy vẫn còn sự luyến tiếc về DN mà mình đã quản lý dẫn đến một số cơ quan ngại bàn giao và lấy nhiều lý do khác nhau để trì hoãn. Nếu đưa DN đã CPH về SCIC thì SCIC có thể gia tăng giá trị của DN và thoái vốn tốt hơn.

Bên cạnh đó, khi thành lập Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại DN, một số cơ quan còn có tư tưởng đợi Ủy ban hoạt động để về đây cho tương xứng với vị trí của mình thay vì về SCIC. Tuy nhiên, việc này đã được Bộ Chính trị, Chính phủ đã công bố rõ, danh mục về Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại DN là 19 tập đoàn, tổng công ty, trong đó có cả SCIC.

Các DN sau CPH cần tiếp tục bàn giao về SCIC để bảo đảm thống nhất một đầu mối quản lý vốn Nhà nước. Cần bảo đảm sau năm 2020-2021 sẽ thu gọn được đầu mối quản lý DN theo đúng yêu cầu, tách chức năng chủ sở hữu ra khỏi chức năng quản lý Nhà nước.

che tai chat che minh bach hieu qua
Nhà máy Lọc dầu Dung Quất

PV: Vậy giải pháp nào để đẩy nhanh tiến độ bàn giao các DN sau cổ phẩn hóa về SCIC, thưa ông?

Ông Đặng Quyết Tiến: Tới đây, trong Hội nghị đổi mới cơ cấu lại DNNN, Bộ Tài chính sẽ kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ cho phép những bộ, ngành quản lý lĩnh vực văn hóa, xã hội như: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch có DN đã CPH phải bàn giao ngay về SCIC; đề nghị giảm bớt việc giao nhiệm vụ thoái vốn cho các bộ, ngành có DN đã CPH và đề nghị bàn giao về SCIC để thực hiện nhanh hơn, hiệu quả hơn và công khai, minh bạch hơn.

Thực tế trong 2 năm 2017-2018, theo danh mục có gần 300 DN phải thoái vốn, tuy nhiên kết quả còn hạn chế. Trước mắt, những DN đã CPH, đang trong quá trình thoái vốn trong danh mục năm 2017, năm 2018 chưa thực hiện được thì trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kiên quyết bàn giao về SCIC. Những DN còn tồn tại về tài chính trong giai đoạn các cơ quan đại diện chủ sở hữu là bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố quản lý chưa xử lý được thì phải quyết liệt xử lý dứt điểm, đủ điều kiện bàn giao về SCIC.

Đồng thời, cần rà soát lại danh mục các DN CPH trong năm 2019-2020, nếu thấy vấn đề mà các bộ, ngành không làm được thì kiên quyết bàn giao về SCIC, như vậy mới bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn Nhà nước và có đầu mối chịu trách nhiệm. Bởi nếu để các bộ, ngành quản lý thì việc chịu trách nhiệm vẫn còn “du di” bởi phải quản lý Nhà nước nên ít có thời gian quản lý vốn, chính vì thế, khi xảy ra sự đổ vỡ, việc quy trách nhiệm rất khó khăn và không rõ ràng. Bên cạnh đó, cần làm theo đúng cơ chế thị trường và công khai minh bạch.

PV: Xin cảm ơn ông!

Trong 7 tháng đầu năm 2018 có 8 DNNN và 1 đơn vị sự nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án CPH. Tổng giá trị DN là 29.408 tỉ đồng, trong đó giá trị vốn Nhà nước là 15.181 tỉ đồng. Tổng vốn điều lệ theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt là 18.182 tỉ đồng, trong đó Nhà nước nắm giữ 11.125 tỉ đồng; bán cho nhà đầu tư chiến lược 2.289 tỉ đồng; đấu giá công khai 4.678 tỉ đồng; bán cho người lao động 79 tỉ đồng và bán cho tổ chức công đoàn 5 tỉ đồng.

Trong 7 tháng đầu năm 2018, các DN đã thoái được 3.567 tỉ đồng, thu về 8.600 tỉ đồng, trong đó: Thoái vốn Nhà nước tại 17 DN thuộc Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 17/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ với giá trị 1.103 tỉ đồng, thu về 1.970 tỉ đồng. Các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước thoái 2.463 tỉ đồng, thu về 6.629 tỉ đồng, trong đó: Thoái vốn tại các lĩnh vực nhạy cảm (chứng khoán, tài chính - ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản, các quỹ đầu tư) được 1.122 tỉ đồng, thu về 1.435 tỉ đồng; thoái vốn tại các lĩnh vực khác được 1.129 tỉ đồng, thu về 2.548 tỉ đồng; SCIC thực hiện thoái vốn tại 8 DN với giá trị 212 tỉ đồng, thu về 2.644 tỉ đồng.


Việc bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng tại 3 doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) được thực hiện thành công đã thu về thặng dư khoảng 7.450 tỉ đồng cho Nhà nước, trong đó:

- Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR): Đã bán đấu giá thành công 241.427.969 cổ phần (tương đương 7,79% VĐL), thu về số tiền 5.414.651.191.200 đồng với giá đấu thành công bình quân: 23.043 đồng/cổ phần. Thặng dư khoảng 3.150 tỉ đồng.

- Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power): Đã bán đấu giá thành công 467.802.523 cổ phần (tương đương 20% VĐL), thu về số tiền 6.987.286.898.480 đồng với giá đấu thành công bình quân: 14.938 đồng/cổ phần. Thặng dư khoảng 2.300 tỉ đồng.

- Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOIL): Đã bán đấu giá thành công 200.445.036 cổ phần (tương đương 20% VĐL), thu về số tiền 4.039.964.286.800 đồng với giá đấu thành công bình quân: 20.155 đồng/cổ phần. Thặng dư khoảng 2.000 tỉ đồng.

Ngay sau khi hoàn tất việc bán đấu giá cổ phần, cổ phiếu của 3 doanh nghiệp đã được giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán Upcom (cổ phiếu BSR giao dịch vào ngày 1/3/2018, cổ phiếu PV Power giao dịch vào ngày 6/3/2018, cổ phiếu PVOIL giao dịch vào ngày 7/3/2018), chỉ sau hơn 2 tháng kể từ ngày bán đấu giá cổ phần lần đầu (IPO). Cổ phiếu của cả 3 doanh nghiệp đã nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư chiến lược.

che tai chat che minh bach hieu qua Sợi polyester - PVTEX đã lấy lại niềm tin khách hàng
che tai chat che minh bach hieu qua Người ký văn bản đồng ý "bán" Cảng Quy Nhơn lên tiếng
che tai chat che minh bach hieu qua “Cổ phần hóa tạo động lực mới cho doanh nghiệp phát triển”

Thanh Hải