Châu Âu có đang sống chung với đại dịch Covid-19?

19:55 | 01/09/2021

Theo dõi Du lịch - Năng lượng xanh trên
|
Không thể tận diệt virus Covid-19, các nước châu Âu có đang chấp nhận thay đổi thói quen để thích nghi sau gần 2 năm chống chọi với đại dịch Covid-19.
Bamboo Airways bay miễn phí chở gần 200 công dân Thanh Hoá từ TPHCM hồi hươngBamboo Airways bay miễn phí chở gần 200 công dân Thanh Hoá từ TPHCM hồi hương
Đại dự án FLC Quảng Bình tung ưu đãi 5K, tối đa lợi nhuận cho nhà đầu tưĐại dự án FLC Quảng Bình tung ưu đãi 5K, tối đa lợi nhuận cho nhà đầu tư
Châu Âu có đang sống chung với đại dịch Covid-19?
Vì dịch bệnh người dân thường chọn ngồi ngoài trời khi ăn uống hơn là ở trong nhà. Ảnh: AFP.

Tăng cường tiêm chủng và hộ chiếu vaccine

Theo Wall Street Journal, lãnh đạo các nước như Anh, Pháp, Đức và Ý đều tăng cường các biện pháp mới để sống cùng với đại dịch Covid-19 như tiêm mũi vaccine nhắc lại, đeo khẩu trang, xét nghiệm thường xuyên, và tuân thủ các biện pháp giãn cách xã hội để dịch bệnh không vượt ngoài tầm kiểm soát khi mùa đông sắp đến.

Không lạc quan như Mỹ, nơi người dân nghĩ rằng virus đang trên đà biến mất. Thì đa phần người dân châu Âu hiểu rằng đại dịch sẽ không sớm qua đi. Đặc biệt tại Đức, là quốc gia chưa từng dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp hạn chế phòng, chống dịch Covid-19.

Mặc dù hàng ngày vẫn có hàng ngàn ca nhiễm mới. Nhưng không để nền kinh tế trì chậm chạp hơn nữa, thủ đô Berlin của Đức mới đây cũng đã ban hành những kế hoạch cụ thể để người dân có cuộc sống bình thường lại như:

Cho phép những người đã tiêm vaccine, người hồi phục sau khi nhiễm virus, và người có kết quả xét nghiệm âm tính sử dụng các dịch vụ trong nhà như nhà hàng, rạp phim, hòa nhạc. Đeo khẩu trang là quy định bắt buộc tại các không gian kín và trên phương tiện giao thông công cộng, ngay cả với người đã tiêm chủng.

Trẻ em phải đeo khẩu trang ở mọi nơi trong khuôn viên trường học. Các em phải xét nghiệm Covid-19 vài lần mỗi tuần. Ngoài ra, Chính phủ Đức đã gửi thư tới từng gia đình, hối thúc họ cho con em đi tiêm chủng nếu đủ điều kiện.

Tiêm chủng đang là ưu tiên hàng đầu của các quốc gia châu Âu nuôi tham vọng chung sống với đại dịch.

Để đạt mục tiêu tiêm chủng toàn bộ 100% dân số, chính quyền Pháp cho biết tất cả các nhân viên y tế tại Pháp phải hoàn thành việc tiêm chủng trước 15/9. Sau thời gian này các nhân viên y tế chưa tiêm chủng có thể bị xử phạt. Bộ trưởng Y tế Olivier Veran cũng cảnh báo nhân viên y tế từ chối tiêm chủng sẽ không được trả lương và không được làm việc.

"Tiêm chủng là quyết định của cá nhân, nhưng nó cũng là vấn đề ảnh hưởng tới tự do của tất cả chúng ta", Tổng thống Macron nói. Để khuyến khích người dân đi tiêm vaccine, thay vì xét nghiệm liên tục hàng tuần. Pháp cũng sẽ chấm dứt hỗ trợ xét nghiệm Covid-19 bằng công nghệ PCR miễn phí, trừ khi có chỉ định của bác sĩ hoặc cơ quan y tế.

Bên cạnh đó, Pháp yêu cầu bắt buộc nếu người dân muốn vào các địa điểm công cộng trong nhà như quán bar, nhà hàng, quán cà phê, trung tâm thương mại thì phải có “giấy thông hành y tế”, một loại chứng nhận bằng giấy hoặc mã QR cho thấy người sở hữu đã tiêm đủ mũi vaccine, hoặc mới hồi phục sau khi mắc Covid-19, hoặc có xét nghiệm âm tính.

Ngay sau khi các biện pháp này được ban bố, cổng thông tin y tế trực tuyến của chính phủ Pháp đã nghẽn mạng, bởi quá nhiều người tìm cách đặt lịch tiêm chủng.

Ý thức thay đổi cách hành xử

Các nhà chức trách Anh, tuy đã dỡ bỏ các biện pháp hạn chế phòng dịch. Nhưng nhiều dữ liệu cho thấy người dân Anh đã biết cảnh giác với dịch bệnh hơn. Chính phủ Anh đặt niềm tin vào hiệu quả của vaccine, cũng như ý thức của cộng đồng để giúp đất nước vượt qua dịch bệnh.

Theo dữ liệu của Alphabet cho thấy số người sử dụng giao thông công cộng tại Anh chỉ bằng 70% so với trước đại dịch. Số người đến làm việc tại các công sở chỉ bằng 58%.

Theo Channel News Asia, tại Italy, nơi từng là tâm dịch của châu Âu, cuộc sống gần như đã trở lại bình thường. Mùa hè này, các bãi biển ở Italy một lần nữa chật kín du khách. Các quán bar, nhà hàng cũng đông đúc đến mức không còn có thể tuân thủ giãn cách xã hội. Nhưng khi đi trên đường, hay trong các bảo tàng, người dân vẫn tiếp tục đeo khẩu trang, dù đây không còn là quy định bắt buộc.

"Mọi người ở đây đều hiểu cuộc chiến chống Covid-19 sẽ tiếp tục và còn kéo dài. Và không hạ thấp tinh thần cảnh giác bởi chúng tôi biết dịch bệnh chưa qua", Claudio Cancelli, thị trưởng thị trấn Nembro, vùng Lombardia của Italy, nói.

Kịch bản tương lai

Các nhà khoa học cho rằng miễn dịch cộng đồng, bất kể thông qua tiêm chủng hay do mắc bệnh tự nhiên, là mục đích còn xa mới có thể đạt đến. Và nếu các biến chủng mới xuất hiện, mục tiêu ấy thậm chí còn xa vời hơn. Mặc dù, 53% người dân các nước EU được tiêm đủ mũi vaccine Covid-19.

Để nền kinh tế sớm có thể trở lại bình thường thì giới chức các nước đã áp dụng các biện pháp như: Hạn chế di chuyển, tăng cường xét nghiệm diện rộng, tiêm mũi vaccine bổ sung cho nnhóm người dể bị tổn thương, bất chấp WHO đề nghị chưa vội làm việc này để ưu tiên vaccine cho các nước nghèo.

Covid-19 sẽ không còn là nhức nhối lớn nhất của nhân loại nhờ các loại vaccine. Tuy nhiên, virus SARS-CoV-2 sẽ tiếp tục khiến nhiều người mắc bệnh, thậm chí tử vong. Thì việc chấp nhận thay đổi để sống chung với đại dịch là điều mà tất cả các nước ở châu Âu nói riêng và trên toàn thế giới đang phải thích nghi.

https://dulich.petrotimes.vn/

K.Anh

Chuyên trang du lịch rất mong nhận được bài viết, hình ảnh của bạn đọc. Xin vui lòng gửi về: [email protected]