Canada: Thách thức tài chính cho dự án quốc phòng Bắc Cực

07:00 | 12/06/2014

1,740 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Chính phủ Canada đã tuyên bố sẽ tăng cường đáng kể khả năng quân sự ở Bắc Cực, nhưng sau nhiều năm hứa hẹn như vậy, rào cản lớn vẫn là nguồn kinh phí.

Một máy bay CC-130J Hercules của Không quân Hoàng gia Canada hạ cánh ở Bắc Cực
 

Sĩ quan quân đội và các quan chức chính phủ phát hiện ra rằng thiết bị mua cho các hoạt động phía Bắc, cũng như tiến hành các nhiệm vụ ở Bắc Cực sẽ rất tốn kém. Lực lượng Canada đã có hơn 5,5 tỷ USD trong đề xuất mua sắm thiết bị cho chương trình dành cho Bắc Cực, kể cả vệ tinh, máy bay vận tải, tàu và  các loại xe địa hình.

Nhà phân tích quốc phòng Martin Shadwick, giảng viên nghiên cứu chiến lược tại Đại học York ở Toronto cho rằng: "Thiết lập sự hiện diện ở Bắc Cực không hề rẻ".

Từ năm 2006, chính phủ Canada đã nhấn mạnh ý định của mình để thúc đẩy đáng kể sự hiện diện quân sự vì dầu lửa, khí đốt và khoáng sản ở Bắc Cực rất quan trọng tăng trưởng kinh tế của đất nước.

Tháng 7/2007, Thủ tướng Stephen Harper thuộc Đảng Bảo thủ cho biết: "Canada có một sự lựa chọn khi nói đến bảo vệ chủ quyền của chúng tôi trên Bắc Cực, chúng tôi hoặc sử dụng  hoặc mất nó".

Trong cuộc bầu cử liên bang năm 2005-2006, Harper hứa hẹn một loạt các sáng kiến, bao gồm cả việc xây dựng một hạm đội tàu phá băng của lớp Polar. Nhưng vì chi phí cao của việc đóng tàu, mua sắm đã được thu nhỏ lại chỉ dành cho một tàu phá băng trang bị cho Cảnh sát biển Canada và một hạm đội của Bắc Cực.

Việc đóng mới những tàu vẫn chưa bắt đầu. Ngoài ra, tàu tuần tra ngoài khơi Bắc Cực sẽ có khả năng chỉ hoạt động tại khu vực phía Bắc trong mùa hè. Máy bay vận tải tiện ích cho vùng Bắc Cực như hứa hẹn của chính phủ trong năm 2006-2007 đã không được bàn tới.

Chính phủ đề xuất nâng cấp một cảng nước sâu có sẵn với kinh phí 100 triệu USD để khai thác mỏ trước đây ở phía Bắc. Nhưng kinh phí bị cắt giảm và kế hoạch giờ đây chỉ liên quan đến một trạm tiếp nhiên liệu chỉ mở vào những tháng mùa hè. Trạm dự kiến ​​sẽ đi vào hoạt động vào năm 2016-2017.

Không quân Hoàng gia Canada cũng đã nhìn xa hơn về khu vực vịnh Resolute ở Nunavut vì có thể biến nó trở thành một cơ sở quan trọng cho các hoạt động ở Bắc Cực. Liên quan đến vấn đề này là việc xây dựng một đường băng dài 3.000 mét, nhà chứa máy bay, nhiên liệu và các hạng mục cơ sở hạ tầng khác. Năm 2012 đề nghị này không tiến hành. Chi phí cao về xây dựng ở Bắc Cực được xác định là vấn đề chính.

Lực lượng Không quân cũng đã kiểm tra mua một hạm đội của Northrop Grumman Global Hawk UAV, để tiến hành giám sát các khu vực phía Bắc nhưng cũng bỏ qua một bên vì chi phí lên đến 1 tỷ USD.

Chính phủ Canada cũng muốn có được hai vệ tinh truyền thông và thời tiết Bắc cực vào tháng Giêng, đòi hỏi ngành công nghiệp cung cấp chi tiết về những loại tàu vũ trụ họ có thể chế tạo. Công việc dự kiến ​​sẽ bắt đầu trên các vệ tinh vào cuối năm 2016. Nhưng chi phí của hai tàu vũ trụ, để cung cấp các thông tin liên lạc quan trọng của quân đội ở Bắc Cực, được ước tính là 800 triệu USD.

Guennadi Kroupnik, Giám đốc truyền thông vệ tinh và không gian môi trường của Cơ quan Vũ trụ Canada,lưu ý rằng Canada hy vọng sẽ quan tâm các quốc gia khác trong việc chia sẻ các chi phí của chương trình.

Lãnh đạo quân sự đã dấy lên lo ngại về chi phí quá nhiều hoạt động ở Bắc Cực. Trước khi ông về hưu, Trung tướng Peter Devlin chỉ huy quân đội cảnh báo, tháng 1/2013 với chi phí cao của hoạt động ở phía Bắc buộc ông phải trở lại quy mô đào tạo trong các khu vực trong nước như trước. "Luyện tập ở phía Bắc gần đây và các hoạt động thực tế cho thấy có thể có giá từ năm đến hơn bảy lần so với khi đã tiến hành ở miền Nam Canada", Devlin đã viết trong tài liệu "Đánh giá Chương trình 2013-2014 quân đội Canada".

Bộ trưởng Quốc phòng trước đây của Canada, Tướng Walter Natynczyk, thừa nhận rằng nhiệm vụ hỗ trợ ở Bắc Cực là khó khăn hơn trong khu vực chiến tranh tại Afghanistan.

Trong tháng Hai, chính phủ Bảo thủ tuyên bố đã được gỡ bỏ 3,1 tỷ USD của ngân sách mua sắm quốc phòng trong bốn năm tiếp theo. Rằng, lần lượt, đã nhắc nhở về sự chậm trễ của quân đội trong việc mua sắm xe địa hình hoạt động trong vùng tuyết.

Quân đội đã tìm cách để mua lên tới 100 xe địa hình đã qua sử dụng trong các dự án năm 2011, nhưng việc mua sắm lại bị hoãn lại cho đến sau năm 2023. Lực lượng Canada đang sử dụng một đội xe nhỏ BV-206s, những chiếc xe địa hình được mua từ năm 1980. Tuy nhiên, lực lượng hoạt động đặc biệt của Canada sẽ tiến hành mua một loạt xe tương tự cho các hoạt động ở Bắc Cực và sa mạc. Gói mua sắm là 17 xe địa hình - thiếu tá Steve Hawken, người phát ngôn của đơn vị hoạt động đặc biệt Canada cho biết.

Theo nguồn tin công nghiệp, dự án được dự kiến ​​sẽ có giá khoảng 60 triệu USD.

Phạm Hùng