Bức tranh khí đốt toàn cầu

07:00 | 12/09/2018

2,379 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Khí đốt ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nhu cầu tiêu thụ năng lượng toàn cầu. Việc phát hiện và khai thác các mỏ phi truyền thống, chẳng hạn như khí đá phiến, khiến nhiên liệu khí có vị trí quan trọng trong cơ cấu năng lượng toàn cầu.

Trữ lượng

Trữ lượng khí đốt bao gồm thể tích khí tự nhiên có thể thu hồi được trong các mỏ đã được khai thác hoặc có thể khai thác được dựa trên các tiêu chuẩn về kỹ thuật và kinh tế. Do đó, sự thay đổi của trữ lượng khí đốt phụ thuộc vào các phương tiện kỹ thuật khai thác hiện có và giá khí đốt trên thị trường tại thời điểm khai thác.

Theo Công ty BP, vào cuối năm 2014, trữ lượng khí tự nhiên đã được chứng minh trên thế giới là 187 100 tỉ m3.

buc tranh khi dot toan cau
Ảnh minh họa về khí đốt

5 quốc gia có trữ lượng khí đốt lớn nhất trên thế giới đã được chứng minh là: Iran 33.800 tỉ m3 (chiếm 18,2% trữ lượng khí đốt trên thế giới); Nga 31.300 tỉ m3 (chiếm 16,8%); Qatar 24 700 tỉ m3 (chiếm 13,3%); Turkmenistan 17.500 tỉ m3 (chiếm 9,4%); Mỹ 9.300 tỉ m3 (chiếm 5%).

Gazprom của Nga là tập đoàn có trữ lượng khí tự nhiên lớn nhất trên thế giới. Vào cuối năm 2013, trữ lượng khí tự nhiên của Gazprom gần 35,7 nghìn tỉ m3, chiếm gần 19% trữ lượng khí tự nhiên đã được chứng minh trên toàn thế giới.

Trữ lượng khí thiên nhiên rất đa dạng phong phú và được phân loại theo tiềm năng kinh tế mà chúng mang lại:

Hiện nay, dựa trên những dữ liệu về kỹ thuật và kinh tế, có ít nhất 90% trữ lượng khí đốt đã được chứng minh bao gồm tất cả lượng khí có sẵn trong tự nhiên, lượng khí có khả năng thu hồi và lượng khí khai thác sản xuất có lãi (hay còn gọi là trữ lượng cấp chắc chắn). Trữ lượng khí cấp tương đối chắc chắn đã được thử nghiệm nhưng không dùng trong mục đích sản xuất. Trữ lượng dự tính bao gồm tất cả lượng khí có xác suất sinh lời là 10%.

Những tiêu chí này có tác động đến tình hình kinh tế của các công ty dầu khí vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến việc định giá thị trường. Hiện có rất nhiều quy định khác nhau được ban hành. Nếu một công ty muốn có mặt tại thị trường tài chính ở New York, công ty đó phải tuân thủ các quy định của SEC (Ủy ban Chứng khoán và sàn giao dịch Mỹ) yêu cầu các công ty báo cáo trữ lượng đã được chứng minh.

Kiểm soát trữ lượng khí đốt

Hiện nay, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) không có trách nhiệm kiểm tra tính chính xác của các trữ lượng khí dự trữ đã công bố. Nếu như các quốc gia không tuân theo quy định chung thì khó xác minh tín minh bạch của các nguồn dự trữ. Ngoài ra, mỗi công ty dầu mỏ cũng có phương pháp xác định trữ lượng khí dự trữ riêng.

Mỗi năm, trữ lượng khí dự trữ của một quốc gia hoặc một công ty dầu mỏ đều được tính toán lại: Lượng khí dùng trong sản xuất trong 1 năm được lấy từ trữ lượng dự trữ; nguồn khai thác bổ sung đến từ việc thăm dò và phát hiện các nguồn khí mới; trữ lượng khí dự tính có trong các mỏ sản xuất hoặc lượng khí có khả năng được thu hồi.

Trong giai đoạn sản xuất, trữ lượng khí có trong mỏ khai thác rất khó xác định chính xác. Quy trình sản xuất dựa trên các mô hình sẵn có không phải lúc nào cũng được thực hiện. Hệ số thu hồi (phần trăm lượng khí tồn tại trong lòng đất có thể được khai thác) được tính toán chính xác khi kết thúc vòng đời của mỏ khai thác đó.

Nhờ các phương pháp thăm dò được cải thiện, trữ lượng khí đá phiến toàn cầu không ngừng gia tăng. Mặc dù các loại khí phi truyền thống khác vẫn chiếm phần lớn, ví dụ như khí than tại Mỹ. Theo Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA), tổng sản lượng khí đá phiến trên toàn cầu sẽ nhiều hơn tổng sản lượng các nguồn dự trữ khí truyền thống.

Xét về khía cạnh khai thác, cần lưu ý rằng, hiện nay tỷ lệ thu hồi khí (trung bình khoảng 60%) cao hơn nhiều so với dầu (trung bình khoảng 35%).

Ước tính khoảng thời gian mà các nguồn tài nguyên khoáng sản sẽ cạn kiệt (theo đánh giá thống kê của Công ty BP vào năm 2014): Dầu khoảng 53 năm; gas khoảng 55 năm; than khoảng 113 năm; urani khoảng 100 năm (trên cơ sở sử dụng urani cho các lò phản ứng thế hệ thứ 2 và tuổi thọ của urani có thể lên đến hàng nghìn năm trong trường hợp công nghiệp hóa lò phản ứng tái sinh nhanh).

Khu vực phân bố

Trữ lượng khí tự nhiên phân bố không đều trên toàn thế giới. Gần 60% trữ lượng khí được tìm thấy tại Nga và Trung Đông. Các quốc gia như Iran, Nga và Qatar nắm giữ gần 3/4 trữ lượng khí đã được chứng minh trên thế giới.

Trung Đông có trữ lượng khí đốt lớn nhất thế giới (chiếm 42,3% trữ lượng đã được chứng minh vào cuối năm 2013) nhưng khu vực này vẫn chỉ cung cấp 16,7% sản lượng khí toàn cầu vào năm 2013. Iran có trữ lượng khí tự nhiên lớn nhất thế giới nhưng chỉ là nước sản xuất khí đốt lớn thứ 3 toàn cầu. Vào cuối năm 2013, Mỹ chỉ sở hữu 5% trữ lượng khí tự nhiên của thế giới nhưng lại là nhà sản xuất khí đốt lớn nhất thế giới.

Những phát minh mới về công nghệ cho phép cải thiện công tác thăm dò khí, từ đó giúp tìm ra được các trữ lượng khí khó tiếp cận hơn. Ngày nay, gần 2/3 phát hiện mới về các mỏ dầu khí là ở ngoài khơi.

Nhiều trữ lượng khí phi truyền thống, đặc biệt là khí đá phiến, đang dần được phát hiện. Loại khí này được phân bố rộng rãi trên thế giới: Bắc và Nam Mỹ, Trung Quốc, Australia và một số nước châu Âu. Trong số những quốc gia tiên phong trong phát triển khí đá phiến thì Mỹ có trữ lượng khí đá phiến dồi dào trên hầu hết mọi khu vực thuộc lãnh thổ nước này, đặc biệt là ở tiểu bang Colorado. Hiện nay, khí đá phiến trở thành nguồn năng lượng lớn thứ hai ở Mỹ, cung cấp cho nhu cầu sử dụng năng lượng của hơn một nửa hộ gia đình tại Mỹ.

Tương lai khí đốt

Từ lâu khí đốt được xem là một yếu tố nguy hiểm hiện diện trong các mỏ dầu, nhưng hiện nay khí đốt đang dần dần được khai thác. Từ những năm 70 của thế kỷ trước, khả năng cung cấp năng lượng của khí đốt đã được công nhận, từ đó nhu cầu sử dụng khí đốt ngày càng gia tăng. Việc phát triển kỹ thuật thăm dò giúp phát hiện các nguồn dự trữ khí mới, do đó nguồn năng lượng này có thể đáp ứng hiệu quả nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng tăng. Trong vòng 20 năm, trữ lượng khí đốt truyền thống đã tăng gần 60%.

Tuy nhiên, bản đồ về các trữ lượng khí đốt truyền thống hiện đã trở nên phổ biến và tốc độ phát hiện ra thêm các mỏ khí mới đang chậm lại. Trong 5 năm qua, nhiều chiến dịch thăm dò được thực hiện và chủ yếu tập trung vào nghiên cứu về các loại khí phi truyền thống, đặc biệt là khí đá phiến.

Theo ước tính, trữ lượng khí đốt sẽ có những bước tiến triển nhờ vào sự phát triển về công nghệ. Do đó, rất khó để xác định chính xác trữ lượng khí hiện có và chúng ta cũng không thể chối bỏ tiềm năng sản xuất khí đốt trong tương lai.

Tuy nhiên, nhờ vào sự phát triển và nắm bắt công nghệ tiên tiến, nguồn năng lượng khí đốt hoàn toàn có thể dự tính về mức độ cải thiện về tỷ lệ phục hồi trong tương lai cũng như có thể khai thác ngày càng nhiều các nguồn khí phi truyền thống.

Công tác thăm dò các mỏ khí mới đang được tăng cường trong các khu vực khó tiếp cận như khu vực Bắc cực hay các vùng biển sâu có thể chứa trữ lượng khí đáng kể. Theo Viện Nghiên cứu IFP Energies Nouvelles, sản lượng khí dự trữ ngoài khơi dự kiến sẽ tăng 50% vào năm 2020.

Mỗi năm, Mỹ đều đẩy mạnh khảo sát trữ lượng khí đồng thời vẫn tiến hành sản xuất khí đá phiến và trở thành nhà sản xuất khí đốt lớn nhất thế giới vào năm 2009, vượt qua cả đối thủ là Nga

5 quốc gia có trữ lượng khí đốt lớn nhất trên thế giới đã được chứng minh là: Iran 33.800 tỉ m3 (chiếm 18,2% trữ lượng khí đốt trên thế giới); Nga 31.300 tỉ m3 (chiếm 16,8%); Qatar 24 700 tỉ m3 (chiếm 13,3%); Turkmenistan 17.500 tỉ m3 (chiếm 9,4%); Mỹ 9.300 tỉ m3 (chiếm 5%).
buc tranh khi dot toan cau Tương lai nào cho ngành dầu khí khi đầu tư suy giảm?
buc tranh khi dot toan cau Gazprom trước thách thức mới

S.Phương

  • el-2024
  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps