Bộ trưởng Y tế: Đảm bảo vắc xin an toàn tuyệt đối mới tiêm cho người dân
Chia sẻ sáng 27/2, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết về 117.000 liều vắc xin AstraZeneca, Bộ Y tế đang cùng với Bộ Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc đánh giá chất lượng lô xuất xưởng nên có thể thời gian tiêm sẽ chậm hơn dự kiến. Nguyên tắc chung là đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dân, đảm bảo hiệu quả, hiệu lực của vắc xin, nên bước đi của Bộ Y tế rất thận trọng, chắc chắn.
"Vắc xin được đưa ra tiêm chủng phải được kiểm nghiệm, đảm bảo an toàn mặc dù được cấp phép trong tình trạng khẩn cấp", Bộ trưởng nhấn mạnh.
![]() |
GS.TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế. Ảnh: Trần Minh. |
Theo Bộ trưởng hiện nay các vắc xin Covid-19 được cấp phép trong tình trạng khẩn cấp. Trong đó, nhiều nhất là vắc xin của Pfizer đã được cấp phép sử dụng tại 66 quốc gia, sau đó là vắc xin của AstraZeneca tại 50 nước và vắc xin của Công ty Moderna (Mỹ) tại 28 quốc gia.
Vắc xin AstraZeneca được Việt Nam nhập về là một trong 2 vắc xin được WHO cấp phép trên phạm vi toàn cầu. Đây là cơ quan lớn nhất về mặt chuyên môn đánh giá về độ an toàn sử dụng trong tình trạng khẩn cấp.
"Hiệu lực, mức độ bảo vệ của vắc xin này khá tốt, sau mũi 1 là 76%, sau mũi 2 là 81%. Điều quan trọng là 100% các trường hợp được tiêm vắc xin này được bảo vệ không tiến triển nặng hơn, tức là có thể có trường hợp mắc nhưng không nặng lên, không tử vong", Bộ trưởng cho biết.
![]() |
117.000 liều vắc xin AstraZeneca đã về đến Việt Nam vào sáng 24/2. |
Bộ Y tế đang khẩn trương phối hợp với tất cả các đơn vị, triển khai chiến dịch tiêm ngừa trên quy mô toàn quốc lớn nhất từ trước tới nay. Với khoảng 100 triệu liều được tiêm trong năm 2021 là một thách thức rất lớn. Theo Bộ trưởng, trước đó, với chiến dịch tiêm 23 triệu liều vắc xin Sởi-Rubella, nước ta đã mất hàng tháng mới hoàn thành. Vì thế, lần này Bộ Y tế huy động tất cả các bộ ngành, để tăng độ bao phủ đối phó với nguy trước mắt của dịch Covid-19.
Song song với đó, các đơn vị trong nước đang nỗ lực nghiên cứu, sản xuất vắc xin.
"Đến nay vắc xin Covid-19 trên toàn cầu có mức độ bảo vệ 6 tháng đến 1 năm vì thời gian chưa đủ để theo dõi. Cộng thêm, virus biến đổi nhiều nên hiệu lực bảo vệ của vắc xin chỉ trong thời gian nhất định. Vì thế, chúng tôi xác định phải luôn chủ động về vắc xin, coi vắc xin là vấn đề an ninh sức khỏe mới đáp ứng được nhu cầu chống dịch", Bộ trưởng nói.
Vì thế, một mặt thúc đẩy nghiên cứu sản xuất vắc xin trong nước, Bộ Y tế cũng đẩy nhanh việc tìm kiếm nguồn vắc xin nhập khẩu để đáp ứng với nguy cơ trước mắt.
Bộ trưởng tin tưởng với những vắc xin sản xuất trong nước, Việt Nam có thể chủ động được, bảo đảm nguồn cung, bảo đảm an ninh y tế và sẵn sàng phục vụ cho đại dịch. Đây là nền tảng để Việt Nam có thể chủ động được với các đại dịch trong tương lai.
Theo PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cũng như sử dụng thuốc hay các loại vắc xin khác đều có thể có phản ứng không mong muốn bao gồm: phản ứng thông thường như các phản ứng tại chỗ đau, sưng /hoặc đỏ tại chỗ tiêm; phản ứng toàn thân bao gồm sốt và các triệu chứng khác (khó chịu, mệt mỏi, chán ăn) và có thể có những trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng như phản ứng dị ứng, sốc phản vệ hay tử vong.
Theo tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới sau tiêm vắc xin phòng Covid-19 của AstraZeneca, các phản ứng thường gặp với tỷ lệ >10% như đau đầu, buồn nôn, đau cơ, đau khớp, đau tại chỗ tiêm, mệt mỏi, khó chịu, sốt trên 38 độ C. Phản ứng tại chỗ như sưng tấy, ban đỏ tại chỗ tiêm chiếm 1- <10 %.
Tuy nhiên các phản ứng sau tiêm chủng thường gặp được báo cáo theo kết quả thử nghiệm lâm sàng ở Brazil, Nam Phi, Anh thì tỷ lệ phản ứng còn có thể cao hơn.
Theo Dân trí
-
10 nhóm đối tượng được tiêm vắc xin Covid-19 miễn phí
-
Tổng thống Argentina mắc Covid-19 dù đã tiêm vắc xin
-
Cuba gây bất ngờ khi có thể trở thành cường quốc vắc xin Covid-19
-
Khẩn trương tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 đảm bảo an toàn, đúng đối tượng
-
Bộ Y tế phê duyệt khẩn vắc xin Sputnik V của Nga
- Loại rau cải nào vừa tốt cho gan vừa giúp giảm cân hiệu quả?
- Chất tẩy rửa làm tăng nguy cơ bệnh Parkinson và ung thư
- Ngày 14/4 thêm 19 ca mắc Covid-19
- Chuyên gia cảnh báo về nguy cơ lây nhiễm Covid-19 từ Campuchia
- Những loại rau sẵn có ở chợ thuộc top đầu về giá trị dinh dưỡng
- Một bệnh nhân trải qua 11 năm điều trị, được bảo hiểm chi trả hơn 38 tỷ đồng

Cô gái "tàng hình" - Đỉnh cao nghệ thuật vẽ trên cơ thể
- Tử vi ngày 17/4/2021: Tuổi Thìn được người giúp sức, tuổi Thân sập bẫy tiểu nhân
- Tử vi ngày 17/4/2021 của 12 cung hoàng đạo: Nhân Mã hấp tấp
- Tử vi ngày 16/4/2021: Tuổi Dần cơ hội hiếm có, tuổi Tuất hao hụt tiền bạc
- Tử vi ngày 16/4/2021 của 12 cung hoàng đạo: Xử Nữ lạc quan
- Tử vi ngày 15/4/2021: Tuổi Thìn đón nhận tin vui, tuổi Hợi vướng phải thị phi
- Tử vi ngày 15/4/2021 của 12 cung hoàng đạo: Thiên Bình tài chính khả quan
- Tử vi ngày 14/4/2021: Tuổi Dần tươi sáng cuối đường, tuổi Tuất cẩn trọng tiền bạc
- Tử vi ngày 14/4/2021 của 12 cung hoàng đạo: Bọ Cạp hứng khởi