Bến Tre: Tích cực quan tâm tháo gỡ khó khăn trong phát triển điện gió

19:15 | 10/08/2022

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Mới đây, tỉnh Bến Tre đã được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương phê duyệt và thực hiện 19 dự án điện gió (DA ĐG) với tổng công suất trên 1.000MW. Tổng công suất lắp đặt đến thời điểm này 270MW, trong đó, có 4 DA được công nhận phát điện hòa vào lưới điện quốc gia gần 100MW.
Bến Tre: Tăng cường quản lý trong hoạt động thương mại điện tửBến Tre: Tăng cường quản lý trong hoạt động thương mại điện tử
Bến Tre: Không ngừng nâng cao chất lượng các nhà máy cấp nước sinh hoạt nông thônBến Tre: Không ngừng nâng cao chất lượng các nhà máy cấp nước sinh hoạt nông thôn

Được biết, các DA đã hòa vào lưới điện quốc gia là Nhà máy ĐG số 5 - Thạnh Hải 1, Nhà máy ĐG V1-3 Bến Tre, Nhà máy ĐG VPL Bến Tre và Nhà máy ĐG Bình Đại. Cụ thể, Nhà máy ĐG số 5 - Thạnh Hải, giai đoạn 1 công suất 30MW vừa tổ chức khánh thành vào đầu tháng 7/2022. Được biết DA này đã được vận hành hòa vào lưới điện quốc gia vào tháng 10/2021. Công trình hoàn thiện và đưa vào sử dụng đã góp phần phát triển kinh tế tại địa phương, tạo không gian kiến trúc cảnh quan xanh, sạch, đẹp theo đúng quy hoạch và định hướng phát triển về hướng Đông của tỉnh. Đồng thời, tạo việc làm cho người dân, tăng thêm nguồn thu cho ngân sách tỉnh.

Bến Tre: Tích cực quan tâm tháo gỡ khó khăn trong phát triển điện gió
Nhà máy ĐG V1-3 Bến Tre đã vận hành hòa lưới điện quốc gia, đóng góp đáng kể cho nguồn thu ngân sách của tỉnh Bến Tre/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Theo ông Mai Văn Huế - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Tân Hoàn Cầu: “Với gần 100MW ĐG đang vận hành, tạo ra 1,4 triệu kW điện/ngày, doanh thu đạt khoảng 2,9 tỷ đồng/ngày, đã và đang là nguồn thu đáng kể cho ngân sách tỉnh, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh”.

Ông Mai Văn Huế cho biết, DA Nhà máy ĐG số 5 bao gồm 4 Nhà máy Thạnh Hải 1, 2, 3, 4 với 28 tua-bin có tổng công suất 120MW. Đến nay DA đã hoàn thiện phần xây dựng trụ móng, đã xây dựng và lắp đặt hoàn thành 120 MW, trong đó đã hòa lưới điện quốc gia 35MW, còn lại chưa được hòa lưới vì chưa có cơ chế giá.

Theo thông tin của Sở Công Thương Bến Tre, năm 2022 và những năm sắp tới, số DA sẽ tiếp tục triển khai là 17 DA, với công suất là 914MW. Ngoài ra, Sở Công Thương đã tham mưu UBND tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung vào Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đối với 27 DAĐG, chủ yếu là ĐG ngoài khơi với tổng công suất khoảng 11.400MW. Nếu thực hiện đạt mục tiêu 1.500MW vào năm 2025 thì sẽ tạo ra sản lượng điện bình quân trên 4 tỷ kWh/năm với doanh thu trên 10.000 tỷ đồng/năm.

Các DAĐG đóng vai trò quan trọng đối với địa phương và là 1 trong 11 công trình trọng điểm của tỉnh trong giai đoạn 2021 - 2025. Để thực hiện đạt kết quả nêu trên, UBND tỉnh đã cam kết hỗ trợ tối đa và tạo mọi điều kiện để tất cả các DAĐG trên địa bàn tỉnh triển khai được thuận lợi, thành công và đảm bảo theo đúng quy định.

Về phía các sở, ngành, UBND tỉnh đề nghị tiếp tục phối hợp, tham mưu tốt cho lãnh đạo tỉnh đẩy nhanh tiến độ thi công các DAĐG còn lại nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Tỉnh ủy về phát triển năng lượng tái tạo giai đoạn 2020 - 2025.

Kiến nghị đối với Trung ương, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Ngọc Tam đề xuất Bộ Công Thương tham mưu Thủ tướng Chính phủ sớm có cơ chế hoặc chính sách giá điện mới cho các DAĐG để các DA đã lắp đặt thi công hoàn thành sau ngày 1/11/2021 được phát điện hòa vào lưới điện quốc gia; xem xét bổ sung vào Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đối với 27 DAĐG của tỉnh với tổng công suất trên 11.400 MW.

Mặc dù Bến Tre có nhiều lợi thế để phát triển năng lượng gió nhưng vẫn còn rất nhiều khó khăn, thách thức. Thực tế, trong quá trình triển khai thực hiện, thời gian qua, các DA còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng, nhất là trên hành lang tuyến và các DAĐG trên bờ do các quy định liên quan thực hiện công tác đền bù. Việc hỗ trợ giải phóng mặt bằng vẫn chưa được ngành chức năng có văn bản hướng dẫn cụ thể, còn khó khăn trong công tác tuyên truyền, vận động người dân bàn giao mặt bằng.

Khó khăn lớn nhất trong việc đấu nối các DAĐG là hệ thống đường dây truyền tải còn yếu. Đòi hỏi phải tiếp tục đầu tư nhiều mới có thể đáp ứng các yêu cầu giải tỏa công suất các nhà máy ĐG. Do đó, tỉnh mong muốn các nhà đầu tư cần đồng hành cao với tỉnh để cùng vượt qua khó khăn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống của nhân dân, bảo vệ môi trường sinh thái.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Thùy Dung (t/h)

vietinbank
ajinomoto