Hoàn thiện thể chế phát triển Tập đoàn Kinh tế Nhà nước

Bài 2: Bốn “hàng rào” cản bước doanh nghiệp

11:00 | 15/01/2019

406 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Nhằm tháo gỡ khó khăn và khuyến khích doanh nghiệp mạnh dạn khởi nghiệp đồng thời mở rộng đầu tư cả bề rộng lẫn chiều sâu, Đảng, Chính phủ đã đề ra nhiều giải pháp quyết liệt, song những luận điểm, điều khoản, điều luật trong Nghị quyết, Hiến pháp và pháp luật đi vào cuộc sống rất có mức độ.

Về mặt lý thuyết thì môi trường kinh doanh thuận lợi nhưng trên thực tế doanh nghiệp, doanh nhân vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Do đó, vẫn cần thiết phải nêu lại, nhận diện lại những rào cản đó. Theo TS. Phạm Anh - Học Viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, có thể nêu bốn rào cản điển hình gồm: Thủ tục hành chính rườm rà, nạn nhũng nhiễu tại các cơ quan công quyền, tệ thanh tra, kiểm tra quá mức và "con ông cháu cha" cát cứ trong các doanh nghiệp.

bai 2 bon hang rao can buoc doanh nghiep
Doanh nghiệp liên tục đề xuất tháo gỡ thủ tục về tài chính.

Rào cản đầu tiên khi thành lập doanh nghiệp là thủ tục đăng ký thành lập vẫn rắc rối và chưa thật sự rõ ràng, đặc biệt những giấy tờ chứng nhận, chứng chỉ, xác nhận về tài sản, quyền sở hữu đối với động sản, bất động sản… Ví dụ, công dân muốn kinh doanh trên mảnh đất cha mẹ để lại, nhưng chưa sang tên cho một người con nhất định nào đó, vẫn giữ tên người cha đã mất, và các người con chưa thống nhất phương án chia và thừa kế. Một người muốn vốn hóa miếng đất đó, tức là xin vay vốn kinh doanh và thế chấp sổ đỏ, nhưng sổ đỏ đang mang tên người cha nên ngân hàng không dám cho vay.

Từ ví dụ điển hình trên, Tiến sĩ Phạm Anh đặt vấn đề: Nguồn lực mảnh đất nếu chuyển thành vốn tiền tệ, thì doanh nghiệp đó đã có thể khởi nghiệp, kinh doanh đem lại lợi ích cho xã hội, tuy nhiên do thủ tục cũng như các quan hệ dân sự và thừa kế nên doanh nghiệp chưa thể ra đời vì không đủ vốn theo quy định của pháp luật. Sẽ có quan điểm cho rằng miếng đất đó chưa đủ điều kiện để vốn hóa nên nó không thể vốn hóa. "Đành rằng lập luận đó không hề sai trên cái nền tảng mà ta đang mặc định là đúng. Cái mà chúng ta bàn tới là sự quy định, cái quy định, những định chế pháp luật ấy đã thật sự khoa học và hợp lý chưa?".

Thứ hai, hầu hết các thủ tục liên quan đến nhà nước, đặc biệt là hệ thống hành chính công đều phải có “bôi trơn” dù là thủ tục nhỏ nhất. Tư duy gây khó dễ cho người cần mình đã trở thành bệnh của cái thiết chế mà ở đó, người này có quyền: nhận xét, phê chuẩn, thừa nhận, đánh giá, đồng ý hay không đồng ý… đối với người khác.

Tiến sĩ Phạm Anh nhấn mạnh: "Lợi ích của người bị đánh giá, được công nhận hay được thừa nhận, mức độ, cấp độ cao hay thấp phụ thuộc vào người mà Nhà nước trao cho họ thẩm quyền, đó là gốc rễ, cội nguồn của cơ chế “xin-cho”. Và trong thực tiễn thì vô số những sự kiện như vậy".

Có thể phải thừa nhận rằng, hầu hết công việc liên quan đến chính quyền của doanh nghiệp đều phải “lụy” nhân viên công quyền. Đơn cử dễ thấy nhất là về "giá vận tải". Một chiếc ô tô của doanh nghiệp tư nhân chở hàng hóa tươi sống - tức là hàng hóa tốt hay xấu phụ thuộc vào thời gian từ khi sản xuất tới tiêu dùng, càng lâu thì giá trị sử dụng càng xuống cấp. Gặp cảnh sát giao thông kiểm tra giấy tờ về điều kiện lưu hành theo thẩm quyền. Thế nhưng, trong phạm vi cho phép, nhân viên cảnh sát thích thì kiểm tra nhanh, không thích thì “cứ đợi đấy” và mỗi phút đợi là một phút “lỗ vốn”.

Bởi vậy, cách tốt nhất là “bôi trơn” để dược giải quyết nhanh hơn. Có lẽ chưa có quy định nào về việc cảnh sát giao thông chỉ được phép kiểm tra xe thời gian bao lâu, trên thực tế dài hay ngắn hoàn toàn tùy thuộc vào “thái độ” của nhà xe có bôi trơn hay không.

bai 2 bon hang rao can buoc doanh nghiep
Cần kiểm tra kiểm soát kinh tế một cách hợp lý.

Thứ ba, doanh nghiệp thường xuyên phải tiếp những đoàn thanh tra, kiểm tra, kiểm toán…ở mức độ quá nhiều và quá dài. Đành rằng, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán… là chức năng tất yếu của quản lý nhà nước. Tuy nhiên vấn đề là kiểm kê, kiểm soát tức là thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán… một cách hợp lý. Khó khăn là, thế nào là hợp lý. Một sự lượng hóa như là không thể, và chỉ có nhà nước thật sự thông minh với đội ngũ công chức thật sự “vì nhân dân quên mình” mới đưa ra được câu trả lời thế nào là hợp lý.

Theo Tiến sĩ Phạm Anh thì một điều rất dễ hiểu và vẫn cứ xảy ra trong quan hệ giữa Nhà nước và doanh nghiệp là chừng nào mà luật pháp và cơ chế quản lý chưa thực sự minh bạch, Nhà nước chưa thật sự trong sạch thì vẫn còn mâu thuẫn giữa hai chủ thể đó.

Nhà nước muốn kiểm soát 100% có thể theo quy định, ngược lại doanh nghiệp muốn Nhà nước kiểm soát càng ít càng tốt, nhất là nghĩa vụ nộp thuế và những doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện. Cụ thể trong vấn đề xả thải và bảo vệ môi trường thì doanh nghiệp không muốn Nhà nước biết chất thải sản xuất ra môi trường độc hại như thế nào, và biết càng ít càng tốt. Đó là lý do vì sao, hầu hết các doanh nghiệp có chất thải độc hại không muốn công bố sự thật về mức độ độc hại và càng không muốn cho công luận và công quyền biết mình xả thải đi đâu, vào đâu và về đâu. Formosa Hà Tĩnh, VEDAN Đồng Nai … là những điển hình.

Về lý thuyết phải khẳng định rằng, kiểm tra, kiểm soát doanh nghiệp là chức năng của Nhà nước, nhưng vấn đề là ở chỗ, đối với nhà nước phục vụ, nhà nước kiến tạo, nhà nước của dân, do dân và vì dân phải xác định thật rõ kiểm kê, kiểm soát là để giúp đỡ chứ không phải là cản trở, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

bai 2 bon hang rao can buoc doanh nghiep
Doanh nghiệp nhà nước đang phải chịu trách nhiệm quá lớn về an sinh xã hội.

Đặc biệt, đối với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước chi phối ngoài phải hứng chịu ba rào cản nêu trên, hiện nay còn đang phải gánh vác những nhiệm vụ chính trị - xã hội khá nặng nề.

Trong phạm vi bài viết này không đề cập tới chức năng an sinh xã hội theo pháp luật và theo đạo đức doanh nhân và văn hóa doanh nghiệp, mà chỉ đề cập tới vấn đề rất nhạy cảm và khó giải quyết, đó là phải tiếp nhận và bố trí việc làm, thu nhập cho một bộ phận người lao động mà họ không muốn tiếp nhận nhưng vẫn “thích” tiếp nhận.

Tất nhiên, doanh nghiệp nào cũng luôn khao khát nhân lực chất lượng cao và đào thải lao động chất lượng thấp (thể lực, trí lực, tâm lực) để nâng cao năng lực cạnh tranh và lợi nhuận. Nhưng một số không ít doanh nghiệp đang phải gánh nặng một bộ phận nhân lực chất lượng thấp do “lịch sử” để lại, đặc biệt là bộ phận “con ông cháu cha”.

Bài viết này luôn luôn loại trừ con em của công chức thật sự có chất lượng làm việc trong doanh nghiệp. Lao động có thể lực, có trí lực (có chuyên môn, bằng cấp thật sự, học tập, rèn luyện thật sự) và có tâm lực thực sự và đồng thời lại là con em của công chức, con em trong ngành thì quá tốt bởi vì phát huy và gìn giữ những đức tính tốt đẹp của cha anh, giữ “lửa” cho ngành, cho nghề; và cố nhiên nghề nào cũng rất cần những người lao động có phẩm chất quý báu đó.

Tuy nhiên cái mà “dư luận” đúc rút thông qua phạm trù “con ông cháu cha” lại hoàn toàn khác. Đó là bộ phận con em của những người có chức, có quyền nhưng lười học, lười lao động và rèn luyện nhưng lại có rất nhiều bằng cấp, đa số là bằng cấp ngoài nước trong khi đó không đủ năng lực, trình độ thực sự, doanh nghiệp không muốn nhận, nhưng luôn “thích” nhận và bổ nhiệm chức vụ cao nhằm mưu cầu lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm.

Ví dụ, lãnh đạo công ty có doanh số hàng chục ngàn tỷ mà tuổi đời U30. Một hệ lụy vô cùng lớn là bộ phận nhân lực “con ông cháu cha” đã không làm việc, cống hiến nhưng luôn đòi hỏi, yêu sách những cái mà họ không đủ năng lực để đảm nhận vị trí đó.

bai 2 bon hang rao can buoc doanh nghiep
Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước còn quá chậm.

Phát biểu tại Hội thảo về Hoàn thiện chính sách phát triển Tập đoàn Nhà nước, Tiến sĩ Phạm Anh nhấn mạnh, trong giá thành sản phẩm của doanh nghiệp luôn luôn phải có cái gọi là tiêu cực phí, thậm chí là “vô lý phí” và sự nhũng nhiễu đó sẽ ngày càng gia tăng đối với quốc gia, vùng lãnh thổ có chỉ số minh bạch và trong sạch công vụ thấp. Bởi vậy, một đất nước chỉ có thể giàu có và phát triển bền vững khi ở đó doanh nghiệp, doanh nhân được coi trọng. Đó là cội nguồn của sáng tạo, cội nguồn của sự giàu có. Nơi diễn ra quá trình kết hợp của sức lao động với tư liệu sản xuất. Cũng là nơi sản xuất gia giá trị và giá trị của sản phẩm thặng dư.

Tùng Dương

bai 2 bon hang rao can buoc doanh nghiep Doanh nghiệp chỉ vì một dấu phẩy, phải "gặp" cán bộ... mới xong
bai 2 bon hang rao can buoc doanh nghiep Doanh nghiệp tư nhân: Chúng tôi vẫn chưa được đối xử bình đẳng!
bai 2 bon hang rao can buoc doanh nghiep Cổ phần hoá ông lớn Nhà nước: "Ta" chỉ nhắm đất vàng, "Tây" thường soi hiệu quả
bai 2 bon hang rao can buoc doanh nghiep Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước: “Không ồ ạt mà nên khôn ngoan”
bai 2 bon hang rao can buoc doanh nghiep Vượt rào cản phòng vệ thương mại
bai 2 bon hang rao can buoc doanh nghiep Tháo gỡ rào cản để doanh nghiệp phát triển

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 81,650 83,850 ▲200K
AVPL/SJC HCM 81,650 ▼50K 83,850 ▲150K
AVPL/SJC ĐN 81,650 ▼50K 83,850 ▲150K
Nguyên liệu 9999 - HN 75,000 76,100
Nguyên liệu 999 - HN 74,900 76,000
AVPL/SJC Cần Thơ 81,650 83,850 ▲200K
Cập nhật: 20/04/2024 12:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 74.800 76.800
TPHCM - SJC 81.800 83.800
Hà Nội - PNJ 74.800 76.800
Hà Nội - SJC 81.800 83.800
Đà Nẵng - PNJ 74.800 76.800
Đà Nẵng - SJC 81.800 83.800
Miền Tây - PNJ 74.800 76.800
Miền Tây - SJC 82.100 ▲100K 84.000 ▲200K
Giá vàng nữ trang - PNJ 74.800 76.800
Giá vàng nữ trang - SJC 81.800 83.800
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 74.800
Giá vàng nữ trang - SJC 81.800 83.800
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 74.800
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 74.700 75.500
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 55.380 56.780
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 42.920 44.320
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 30.160 31.560
Cập nhật: 20/04/2024 12:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,475 ▲10K 7,680 ▲10K
Trang sức 99.9 7,465 ▲10K 7,670 ▲10K
NL 99.99 7,470 ▲10K
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,450 ▲10K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,540 ▲10K 7,710 ▲10K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,540 ▲10K 7,710 ▲10K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,540 ▲10K 7,710 ▲10K
Miếng SJC Thái Bình 8,200 ▲10K 8,390 ▲20K
Miếng SJC Nghệ An 8,200 ▲10K 8,390 ▲20K
Miếng SJC Hà Nội 8,200 ▲10K 8,390 ▲20K
Cập nhật: 20/04/2024 12:00
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 82,000 ▲200K 84,000 ▲200K
SJC 5c 82,000 ▲200K 84,020 ▲200K
SJC 2c, 1C, 5 phân 82,000 ▲200K 84,030 ▲200K
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 74,800 76,700
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 74,800 76,800
Nữ Trang 99.99% 74,700 76,000
Nữ Trang 99% 73,248 75,248
Nữ Trang 68% 49,335 51,835
Nữ Trang 41.7% 29,345 31,845
Cập nhật: 20/04/2024 12:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 15,781.47 15,940.87 16,452.24
CAD 17,962.12 18,143.56 18,725.59
CHF 27,431.25 27,708.34 28,597.19
CNY 3,438.94 3,473.67 3,585.64
DKK - 3,552.42 3,688.45
EUR 26,307.40 26,573.13 27,749.81
GBP 30,708.07 31,018.25 32,013.29
HKD 3,165.97 3,197.95 3,300.53
INR - 302.93 315.05
JPY 160.50 162.12 169.87
KRW 15.82 17.58 19.18
KWD - 82,281.90 85,571.24
MYR - 5,255.57 5,370.18
NOK - 2,249.33 2,344.82
RUB - 257.39 284.93
SAR - 6,760.49 7,030.75
SEK - 2,259.94 2,355.88
SGD 18,152.89 18,336.25 18,924.46
THB 609.62 677.36 703.30
USD 25,133.00 25,163.00 25,473.00
Cập nhật: 20/04/2024 12:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 16,001 16,021 16,621
CAD 18,177 18,187 18,887
CHF 27,419 27,439 28,389
CNY - 3,442 3,582
DKK - 3,542 3,712
EUR #26,237 26,447 27,737
GBP 30,905 30,915 32,085
HKD 3,117 3,127 3,322
JPY 160.25 160.4 169.95
KRW 16.3 16.5 20.3
LAK - 0.7 1.4
NOK - 2,228 2,348
NZD 14,723 14,733 15,313
SEK - 2,253 2,388
SGD 18,116 18,126 18,926
THB 637.47 677.47 705.47
USD #25,150 25,150 25,473
Cập nhật: 20/04/2024 12:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,170.00 25,172.00 25,472.00
EUR 26,456.00 26,562.00 27,742.00
GBP 30,871.00 31,057.00 32,013.00
HKD 3,176.00 3,189.00 3,292.00
CHF 27,361.00 27,471.00 28,313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15,933.00 15,997.00 16,486.00
SGD 18,272.00 18,345.00 18,880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18,092.00 18,165.00 18,691.00
NZD 14,693.00 15,186.00
KRW 17.52 19.13
Cập nhật: 20/04/2024 12:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25245 25295 25470
AUD 16131 16181 16583
CAD 18297 18347 18753
CHF 27805 27855 28267
CNY 0 3479 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3540 0
EUR 26851 26901 27412
GBP 31459 31509 31976
HKD 0 3140 0
JPY 162.71 163.21 167.75
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 17.3 0
LAK 0 1.0396 0
MYR 0 5440 0
NOK 0 2260 0
NZD 0 14795 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18528 18528 18889
THB 0 649.9 0
TWD 0 779 0
XAU 8200000 8200000 8370000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 20/04/2024 12:00