Bắc Kinh đang tự trùm "tấm vải liệm" lên mình

11:00 | 17/01/2015

2,028 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Khi nhìn vào nhiều tấm hình chụp Bắc Kinh trong khoảng hơn một năm trở lại đây, nhiều người đã nhầm tưởng thành phố 21 triệu dân này bị bao trùm bởi sương mù. Có lẽ sẽ không có thành phố nào trên thế giới mà việc đeo mặt nạ phòng độc ra đường lại trở nên bình thường như ở Bắc Kinh.

Tấm vải liệm Bắc Kinh đang tự trùm lên mình

Một phòng học thể thao tại ngoại ô thủ đô Trung Quốc luôn trong “mùa” bận rộn. Hàng chục đứa trẻ đang chơi bóng trên một mặt sân nhân tạo, với những mảng màu sắc đan chéo nhau dưới ánh sáng trắng từ những bóng đèn công suất lớn. Tất cả trông có vẻ rất bình thường - ngoại trừ một thực tế rằng cảnh sân chơi quen thuộc đó đang diễn ra bên dưới một mái vòm khổng lồ được bơm căng phồng.

 

Tấm vải liệm Bắc Kinh đang tự trùm lên mình

Lớp học thể thao dưới mái vòm được bơm căng trang bị hệ thống lọc không khí tại Trường học Anh ở Bắc Kinh.

Lý do cho sự xuất hiện các mái vòm kỳ lạ như vậy là khi bạn bước ra ngoài, bầu trời mà bạn trông thấy sẽ không phải màu xanh mà là sắc xám của bụi bẩn. Thậm chí việc nhìn thấy các tòa nhà phía bên kia đường cũng không phải điều dễ dàng với nhiều người.

Chất lượng không khí ở Bắc Kinh từ lâu đã ở mức báo động và những tác động từ sự ô nhiễm đó giờ thậm chí còn được nhìn thấy trong cả các công trình xây dựng của thành phố. Các tòa nhà và không gian đang được cải tạo và những thói quen trong cuộc sống thường ngày đang được thay đối để thích nghi với cuộc sống dưới tấm màn độc hại.

Trường học Anh là trường quốc tế gần đây nhất tại Bắc Kinh đi đến quyết định xây dựng phòng tập với mái vòm được trang bị hệ thống lọc không khí nhằm tạo ra một môi trường bình thường cho các em học sinh. Đầu năm 2015, một trường học quốc tế tại Bắc Kinh cũng đã chi khoảng 3 triệu bảng Anh cho 2 mái vòm bao phủ 6 sân tennis, với hệ thống lọc không khí theo tiêu chuẩn của bệnh viện, theo sau trường tư Dulwich, nơi cũng đã lắp đặt một mái vòm như vậy vào năm 2014.

 

Tấm vải liệm Bắc Kinh đang tự trùm lên mình

Học sinh tại trường Quốc tế Bắc Kinh chơi dưới mái vòm trang bị hệ thống lọc không khí.

 “Ô nhiễm là tất cả những gì các bậc phụ huynh nói tới,” Nicole Washko - phụ huynh của 2 học sinh tại trường quốc tế nói. “Ngày càng có nhiều gia đình khá giả rời bỏ đất nước vì lo cho sức khỏe con em họ. Vì vậy nếu những trường học khác có mái vòm, thì chúng tôi cũng sẽ phải làm như vậy.” Một môi trường học tập không độc hại có lẽ là điều tối thiểu mà các phụ huynh tại Bắc Kinh mong muốn, với chi phí họ sẽ phải trả là 20.000 bảng Anh mỗi năm.

 

Tấm vải liệm Bắc Kinh đang tự trùm lên mình

Cậu bé Wu Xiaotian, 4 tuổi, sống tại Bắc Kinh phải xông mũi hàng tối với chiếc máy bơm nước muối vào mũi để rửa.

Tại trường học, cửa sổ luôn được đóng kín, và học sinh phải tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ số an toàn không khí. Các lớp tiếp nhận học sinh mới sẽ phải ở trong nhà khi chỉ số chất lượng không khí (AQI) là 180/500 - được tính theo thang đo tiêu chuẩn quốc tế. Với những trẻ em cấp 1, giới hạn đó là 200 trong khi các sinh viên là 250. Khi AQI vượt quá mức 300,  trường học sẽ phải đóng cửa.

Nhiều bậc cha mẹ đã bắt con em mình ở nhà, bất chấp việc chúng không được đi học, không được gặp bạn bè. Hàng loạt các trường học đã phải cho dừng hết các hoạt động ngoại khóa. Giờ đây, tiêu chuẩn để các phụ huynh chọn trường cho con là hệ thống lọc không khí mà trường trang bị.

Oliver Wainwright - nhà báo từ tờ The Guardian của Anh, trong chuyến công tác tới Bắc Kinh để viết về tình hình ô nhiễm tại đây vào tháng 12/2014, cho biết chỉ số AQI vào thời điểm đó là 460, cao hơn 40 so với mức tối đa. Không khí có cảm giác đặc như khi bạn bước vào phòng hút thuốc tại sân bay. Hầu như không có ai đi xe đạp trong thành phố. Các tòa nhà như vô hình trong bầu không khí đặc quánh vì bụi bẩn. Đôi khi bạn chỉ có thể nhận ra chúng nhờ đèn báo hiệu trên nóc. Ánh nắng buổi trưa, khi chiếu xuyên qua “màn sương” thì chỉ như ánh sáng mặt trăng.

AQI đã trở thành chủ đề trong các cuộc trò chuyện hàng ngày. Ứng dụng thông báo chất lương không khí như được cài mặc định trong điện thoại. Các blog, diễn đàn cha mẹ thì tràn ngập những thảo luận về các thiết bị lọc không khí đồng thời bàn đến những địa điểm trong lành hơn cho các dịp nghỉ như Hải Nam, Phúc Kiến và Tây Tạng.

Bịt khẩu trang đã là điều quá bình thường ở nhiều nước châu Á. Tuy nhiên, việc đeo mặt nạ lọc không khí ra đường hàng ngày chắc mới chỉ thấy ở Bắc Kinh. 

Tấm vải liệm Bắc Kinh đang tự trùm lên mình

Những chiếc mặt nạ như thế này đã trở nên quen thuộc trên đường phố Bắc Kinh.

Trong cuộc thi Marathon quốc tế diễn ra vào tháng 10/2014 tại Bắc Kinh, nhiều người đã phải bỏ cuộc vì mặt của họ trở nên xám xịt chỉ sau vài kilomet chạy bộ. Một số người cho biết họ cảm thấy như chạy trong một đám khói. Môi trường độc hại như vậy khiến hàng loạt các công ty nước ngoài phải tăng 20 - 30% lương cho những người “tình nguyện” sang Bắc Kinh làm việc.

Tấm vải liệm Bắc Kinh đang tự trùm lên mình

Tấm vải liệm Bắc Kinh đang tự trùm lên mình

Người tham gia chạy marathon đeo mặt nạ phòng độc

Tấm vải liệm Bắc Kinh đang tự trùm lên mình

Hình ảnh cuộc thi marathon tháng 10/2014 tại Bắc Kinh. Người tham gia như chạy trong đám khói

Cựu Bộ trưởng Y tế Trung Quốc Chen Zu, vào đầu năm 2014 đã tiết lộ con số gây chấn động là sẽ có khoảng 350.000 - 500.000 người chết sớm mỗi năm do chất lượng không khí kinh khủng như hiện nay.

Vào tháng 6/2014, trung tâm phát hành dữ liệu cho biết trung bình một người Bắc Kinh 18 tuổi sẽ dành tới 40% thời gian còn lại của đời mình cho bệnh tật mà nguy cơ cao là ung thư, các bệnh về tim mạch và hô hấp.

Chính phủ Trung Quốc đã ra luật cùng một số quy định mới, tăng mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm bảo vệ môi trường đồng thời sẽ cố gắng giảm lượng cacbon phát ra từ các nhà máy. Tuy nhiên, cho đến nay, hầu như chưa có dấu hiệu rõ ràng nào cho thấy các biện pháp đó đem lại kết quả.

“Để giám sát được các nhà máy như vậy, các quan chức địa phương cần phải tự mình tới thị sát,” theo Zhang Kai, lãnh đạo cuộc vận động về ô nhiễm không khí của Tổ chức Hòa bình xanh tại khu vực Đông Á. “Nhưng không có nhiều khả năng điều đó sẽ được thực hiện, và cũng chưa có chính sách trừng phạt nào hiệu quả đối với những nhà máy gây ô nhiễm.”

 

Tấm vải liệm Bắc Kinh đang tự trùm lên mình

Nghệ sĩ người Anh - Matt Hope mô tả sự ô nhiễm ở Bắc Kinh thông qua bức ảnh có tên “Xe đạp thở”. Theo đó, không khí sẽ được lọc và bơm vào trong mặt nạ khi người đi đạp xe.

Sự bất mãn của người dân Bắc Kinh càng dâng cao khi họ “có cơ hội” được nhìn thấy bầu trời xanh vào tháng 11/2014, khi thành phố hơn 20 triệu dân này được chọn là nơi diễn ra Hội nghị cấp cao APEC. Hàng loạt các biện pháp hà khắc chưa từng có kể từ Thế vận hội Olympics năm 2008 được ban hành: Hoạt động sản xuất tại các nhà máy trong bán kính hơn 200km đã phải tạm ngưng, hơn một nửa số ôtô bị cấm chạy, trường học đóng cửa, công nhân thì nghỉ lễ bắt buộc, ngân hàng không được mở cửa để hạn chế giao dịch, không vận chuyển thực phẩm tươi sống, không hỏa táng người mất... Một loạt các chính sách hà khắc đã được áp dụng để tạm trả lại “bầu trời xanh” cho APEC.

 

Tấm vải liệm Bắc Kinh đang tự trùm lên mình

Một binh sĩ Trung Quốc đang tận hưởng “bầu trời xanh APEC” nhờ những chính sách hà khắc mà chính phủ đề ra nhằm giảm mức độ ô nhiễm phục vụ cho hội nghị.

“Đó không phải màu xanh của bầu trời hay màu xanh của biển. Đó cũng không phải xanh tím than hay xanh ngọc. Vài năm trước thì là Olympic xanh, và nay thì là APEC xanh,” một thành viên mạng xã hội Weibo phát biểu. Có vẻ như vẻ đẹp mà Bắc Kinh đang hướng đến là một vẻ đẹp nhân tạo và phù du.

Bắc Kinh trong những ngày diễn ra hội nghị APEC như trở thành một thành phố khác. Thành phố bị bao trùm bởi “màn sương” bụi bẩn đã biến mất, các đại lộ, con đường sau một thời gian dài đã có thể được nhìn thấy rõ ràng. Trở lại với trường học, khu vực mái vòm đã trở nên trống trơn. Học sinh lần đầu được chơi dưới một mái nhà nhân tạo mới chưa từng có - mái vòm APEC xanh.

Hà My (tổng hợp)