Bắc Cực đang bị cuốn vào cuộc cạnh tranh khốc liệt mới của các cường quốc

14:36 | 27/10/2020

|
(PetroTimes) - Sự trỗi dậy của Trung Quốc và các tuyên bố chủ quyền chưa từng có ở Bắc Cực, cũng như tình trạng tự tuyên bố là quốc gia cận Bắc Cực; quân sự hóa vùng biển Bắc Cực của Nga; ngày càng hội tụ giữa Nga và Trung Quốc; căng thẳng địa chính trị giữa Nga và Hoa Kỳ; và sự cạnh tranh toàn cầu giữa Hoa Kỳ với Nga và Trung Quốc đều đang cuốn Bắc Cực vào một cuộc cạnh tranh cường quốc mới.
Tạp chí Die Welt nhận định về chiến lược của Nga tại Bắc СựcTạp chí Die Welt nhận định về chiến lược của Nga tại Bắc Сực
Mỹ mang thiết giáp địa hình Beowulf BVS10 đến Bắc Cực cạnh tranh với NgaMỹ mang thiết giáp địa hình Beowulf BVS10 đến Bắc Cực cạnh tranh với Nga
1947-bc2

Vào năm 2018, Trung Quốc đã phát hành sách trắng đầu tiên về chiến lược Bắc Cực, tự tuyên bố mình là “quốc gia cận Bắc Cực” và công bố thành phần “Con đường tơ lụa vùng Cực” đầy tham vọng trong Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI).

Nga đang tăng cường hiện diện quân sự và thương mại ở Bắc Cực bằng cách phát triển các căn cứ quân sự và hải quân mới, tân trang các căn cứ cũ và mở rộng hạm đội tàu phá băng và tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân vốn đã rất đông. Cuộc đua chinh phục tài nguyên Bắc Cực bắt đầu.

Cán cân quyền lực toàn cầu đang dịch chuyển về phía Trung Quốc

Tỷ trọng của Mỹ trong thương mại toàn cầu và GDP đang giảm. Mỹ đang thoái lui khỏi các cam kết toàn cầu và đang quay đầu vào trong, và Trung Quốc đang ngày càng thách thức quyền bá chủ của Mỹ. Trung Quốc đang có được một thành trì vững chắc của các tổ chức quốc tế lớn.

Trung Quốc là một quốc gia gần Bắc Cực. Khi vị thế kinh tế, quân sự và ngoại giao của Trung Quốc đã được cải thiện mạnh mẽ trong hai thập kỷ qua, Trung Quốc càng tự tin tìm kiếm tiếng nói quốc tế lớn hơn, không chỉ ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mà còn ở các khu vực khác trên thế giới.

Greenland và Iceland là trung tâm của cuộc tranh cãi ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Mối quan tâm của Mỹ về các khoản đầu tư của Trung Quốc vào tài nguyên khoáng sản ở Greenland, năng lượng địa nhiệt ở Iceland và dự án chung với Phần Lan để phát triển dữ liệu "Con đường tơ lụa ", thể hiện rõ trong các giấy tờ chính sách và hành vi ngoại giao của nước này. Greenland là một trường hợp cho thấy các lợi ích của Hoa Kỳ và Trung Quốc xung đột trong khu vực. Nỗ lực của Trung Quốc nhằm mua một căn cứ hải quân không còn tồn tại và hối hả xây dựng một sân bay mới ở Nuuk, thủ đô Greenland, đã bị Washington gây áp lực đến mức Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis phải nhảy vào để gây sức ép với chính phủ Đan Mạch. Hơn nữa, chính quyền Hoa Kỳ luôn lo sợ rằng các khoản đầu tư của Trung Quốc có thể thúc đẩy nền kinh tế của Greenland và có thể giúp Greenland theo đuổi độc lập khỏi Đan Mạch. Điều này sẽ gây trở ngại lớn đối với các cam kết an ninh của Mỹ trong khu vực và đặc biệt là đối với căn cứ quân sự của nước này ở đây.

Thách thức của Liên bang Nga ở Bắc Cực

1944-bc1

Vào tháng 3/2020, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký ban hành một sắc lệnh có hiệu lực ngay lập tức về các nguyên tắc cơ bản của chính sách nhà nước Liên bang Nga ở Bắc Cực giai đoạn đến năm 2035. Nội dung của sắc lệnh liệt kê những lợi ích chủ yếu của Nga trong khu vực. Trong đó bao gồm: đảm bảo chủ quyền, duy trì Bắc Cực là khu vực lãnh thổ hòa bình và ổn định, phát triển Tuyến đường biển phía Bắc và đảm bảo chất lượng cuộc sống ở mức cao cho vùng lãnh thổ của Liên bang Nga tại Bắc Cực.

Vào tháng 12 năm ngoái, Bộ luật Thương mại hàng hải sửa đổi của Nga bắt đầu có hiệu lực, theo đó các tàu treo cờ Nga được phép độc quyền thực hiện việc vận chuyển bằng đường biển sản phẩm hydrocarbon được khai thác trên lãnh thổ Nga và bốc xếp lên các tàu hoạt động trong vùng nước thuộc Tuyến đường biển phía Bắc, đến điểm dỡ hàng hoặc sang tải đầu tiên. Quy định này áp dụng cho việc vận chuyển dầu mỏ, khí tự nhiên, bao gồm cả khí hóa lỏng, cũng như condensate và than.

Vào mùa thu năm 2019, các bộ liên quan của Liên bang Nga đã xây dựng 5 dự luật để hỗ trợ phát triển vùng Bắc Cực. Những dự luật này do các chuyên gia của Bộ Năng lượng, Bộ Tài chính và Bộ Phát triển vùng Viễn Đông của Nga soạn thảo.

Sự hội tụ chiến lược giữa Nga và Trung Quốc

1823-3

Sự hội tụ chiến lược giữa Nga và Trung Quốc gia tăng bởi nhu cầu của Nga đối với cơ sở hạ tầng và đầu tư cũng như sự khao khát tài nguyên của Trung Quốc, thể hiện rõ nhất trong lĩnh vực năng lượng. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia của Trung Quốc nắm 20% cổ phần, Quỹ con đường tơ lụa do nhà nước kiểm soát của Trung Quốc có 9,9% cổ phần trong dự án khai thác khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Yamal của Nga.

Sự hợp tác càng được tăng cường khi Washington đưa vào danh sách đen COSCO Shipping vào tháng 9/2019 (đội tàu chở dầu COSCO Shipping là một thành phần quan trọng trong việc xuất khẩu LNG từ bán đảo Yamal). Các lệnh trừng phạt đã ảnh hưởng đến nền kinh tế dẫn đầu về xuất khẩu hydrocarbon của Nga và an ninh năng lượng của Trung Quốc. Khi căng thẳng địa chính trị giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ gia tăng, Nga sẽ chứng tỏ là một quốc gia có khuynh hướng lớn và mức độ hợp tác của họ với Trung Quốc sẽ quyết định địa chính trị của Bắc Cực và của thế giới.

Vì vậy, một số chính trị gia Mỹ nhấn mạnh rằng Mỹ chú ý quá ít đến Bắc Cực. Chẳng hạn, Chiến lược Bắc cực quốc gia năm 2013 của Tổng thống Obama chỉ có 13 trang và 6 trang trong số đó là hình ảnh. Nhưng bây giờ chính quyền Mỹ đã bắt đầu có một cái nhìn mới về Bắc Cực, tạp chí Nikkei Asian Review nhận xét.

Bài nghiên cứu của chuyên gia Michael Lyons trên tạp chí The National Interest cho thấy, Bắc Cực là khu vực mà các chính trị gia Mỹ ít khi chú ý đến, nhưng lại đóng vai trò then chốt trong chính sách của các cường quốc trên thế giới. Do tình hình biến đổi khí hậu mà tại khu vực này đang mở ra nhiều cơ hội kinh tế, và các cường quốc lớn trên thế giới đang thể hiện ý định thống trị khu vực đó ngày càng nhiều hơn. Rất đáng tiếc cho các chiến lược gia người Mỹ, Washington đang tụt hậu xa so với các đối thủ của mình.

Chuyên gia này đưa ra số liệu cho thấy, lực lượng bảo vệ bờ biển Hoa Kỳ, cũng như Trung Quốc, chỉ có 2 tàu phá băng, trong khi hải quân Nga có ít nhất 40 tàu như vậy, và đến năm 2035 họ sẽ có thêm 13 tàu phá băng hạt nhân nữa.

Các chính trị gia Mỹ đã thừa nhận việc mở ra tuyến đường biển Bắc Cực là một sự kiện lịch sử đối với toàn thế giới, tương đương với việc khai phá Địa Trung Hải. Và họ quan ngại trước việc Trung Quốc giờ đây tuyên bố họ là một nước cực Bắc.

“Sai lầm lớn nhất trong chính sách của Mỹ là không chịu hiểu ý nghĩa chiến lược cạnh tranh của các nước lớn ở Bắc Cực” - chuyên gia phân tích chính trị Heather Conley viết.

Theo bà Heather Conley, trong khi Hoa Kỳ cho rằng Bắc Cực sẽ có tầm quan trọng chiến lược hạn chế, Nga và Trung Quốc có thái độ khác hẳn đối với khu vực và đang tăng cường hiện diện quân sự và kinh tế của họ tại đó.

Trong bài phát biểu đầu tiên của mình tại cuộc họp cấp bộ trưởng 2 năm một lần của Hội đồng Bắc Cực được tổ chức ở Rovaniemi, Phần Lan, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Michael R. Pompeo đã gọi Bắc Cực là “một đấu trường quyền lực và cạnh tranh toàn cầu”.

Động lực của tam giác chiến lược Mỹ - Trung - Nga diễn ra như thế nào sẽ quyết định các điều khoản hòa bình và ổn định, hay xung đột và chiến tranh ở khu vực Bắc Cực.

Ngọc Linh