Ai Cập bứt phá về dầu khí

10:14 | 22/02/2019

245 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Sản lượng khí đốt tự nhiên ở Ai Cập đạt 6,8 tỷ ft3/ngày do mức khai thác tăng trưởng ở khu vực đồng bằng phía Tây sông Nile cũng như ở các dự án khác, theo báo cáo ngày 20/2/2019 của Công ty khí đốt tự nhiên Ai Cập (EGAS).

Trong năm tài khóa 2019-2020, sản lượng khí đốt tự nhiên ở nước này có thể sẽ đạt 7,5 tỷ ft3/ngày.

Với việc thực hiện các dự án mới, sản lượng sẽ còn tăng trưởng hơn nữa.

Một định hướng lớn cho tương lai của ngành dầu khí nước này đã được thực hiện vào ngày 21/2/2019 tại Triển lãm Dầu khí Ai Cập (EGYPS) 2019.

ai cap but pha ve dau khi

Tại diễn đàn này, Bộ trưởng Dầu mỏ và Tài nguyên Khoáng sản Ai Cập T. Al-Molla đã công bố danh sách những công ty chiến thắng trong một cuộc đấu thầu dầu khí lớn thu hút các đại gia dầu khí thế giới như Eni, BP, ExxonMobil, Shell...

Với kết quả của những cuộc đấu thầu này, Ai Cập dự kiến ​​sẽ được đầu tư với số tiền từ 750 triệu đến 800 triệu USD ở giai đoạn 1 của hoạt động thăm dò địa chất theo 12 thỏa thuận nhượng quyền.

Các khu vực thăm dò mới bao gồm vùng sa mạc phía Tây, Vịnh Suez, Đồng bằng sông Nile và Biển Địa Trung Hải.

Shell đạt được nhiều thành công nhất trong cuộc đua, sau khi thắng thầu được 3 lô cùng một lúc: Sáu giếng ở phía tây của Mustafazy al-Fayoum ở miền Trung Ai Cập với giá 24,7 triệu USD; 5 giếng ở phía đông nam của khu vực Ghor cũng với giá 24,7 triệu USD; 3 giếng trong khu vực Abu Sinan với giá 7,8 triệu USD.

Đó chưa phải là tất cả - với tư cách thành viên của một tập đoàn cùng với ExxonMobil, BP, IEOC, Total và Petronas, Shell đã nhận được 1 thỏa thuận khác trị giá 100 triệu USD, cung cấp cho việc khoan 2 giếng thuộc khối Amereya Đông Bắc trên thềm lục địa.

Đối với ExxonMobil, khối này đã trở thành dự án thăm dò đầu tiên ở Ai Cập.

EGAS đã ký thỏa thuận khoan 39 giếng ở sa mạc phía Tây với tổng vốn đầu tư là 164,5 triệu USD.

Bản thân khoản đầu tư 164,5 triệu này là của EGAS.

Công ty Dầu khí Tổng hợp Ai Cập (EGPC) đã được trao hợp đồng khoan 10 giếng trị giá 5 triệu USD và công ty Năng lượng Hải Vương (Neptune Energy) đã đạt được thỏa thuận trị giá 11 triệu USD để khoan 3 giếng.

IEOC Production BV đã giành được gói thầu cho việc khoan 4 giếng trong khu vực Đông Nam Siva Oasis trị giá 17 triệu USD.

BG và Petronal đã giành chiến thắng trong vòng đấu thầu trên khối ngoài khơi Sidi Gaber, nơi họ sẽ phải khoan một giếng với giá 60 triệu USD.

DEA đã giành được quyền khoan 7 giếng trong khu vực nhượng quyền trên bờ Đông Damanhour với giá 28 triệu USD.

Ngoài ra, một số bản ghi nhớ đã được ký kết ngay tại Triển lãm EGYPS-2019:

Giữa Misr Petroleum và Petronas Malaysia, liên quan đến việc sử dụng công suất dư thừa tại nhà máy trộn dầu ở Al-Am. Hai công ty đã đồng ý tạo ra một công ty tiếp thị mới để bán một nhãn hiệu dầu mới tại thị trường Ai Cập, cũng như để xuất khẩu. Ngoài ra, Misr Petroleum và Petronas sẽ hợp tác trao đổi kinh nghiệm thông qua các trung tâm nghiên cứu của mình.

Giữa Bộ Dầu khí và Tài nguyên khoáng sản Ai Cập và Apache Ai Cập. Tài liệu này cung cấp hỗ trợ cho những nỗ lực đào tạo các chuyên gia trẻ và các nhà quản lý cấp trung thông qua một chương trình toàn diện để đào tạo các nhà lãnh đạo mới trong lĩnh vực dầu khí.

Giữa Bộ Dầu khí và Tài nguyên khoáng sản Ai Cập và Phòng Thương mại Hoa Kỳ, nhằm hỗ trợ các nỗ lực của Apache Ai Cập trong việc chuẩn bị và thực hiện chương trình đào tạo và cải thiện các kỹ năng của các nhà quản lý cấp trung trong ngành dầu mỏ để cải thiện kinh nghiệm và phát triển kỹ năng của họ. Chương trình sẽ bắt đầu với việc cung cấp các khóa đào tạo cho 50 thực tập viên do Bộ lựa chọn.

Giữa Công ty khoan Ai Cập (EDC) và Schlumberger. Sự hợp tác sẽ tập trung vào việc sử dụng các công nghệ hiện đại và nâng cao hiệu quả của các mỏ dầu để tăng năng suất.

Giữa Enppi với SAP, liên quan đến việc tạo ra một hệ thống quản lý tài nguyên hoàn chỉnh trong lĩnh vực xử lý và tiếp thị, cũng như tạo ra một trung tâm hỗ trợ kỹ thuật mới trong lĩnh vực dầu mỏ.

Như vậy, Ai Cập đang chuẩn bị không chỉ cơ sở tài nguyên để thực hiện kế hoạch tăng sản lượng dầu khí mà còn cả cơ sở công nghệ và nhân sự.

Tất cả điều này sẽ góp phần hiện thực hóa ý định của Ai Cập để trả lại vị thế của nhà xuất khẩu khí đốt.

Trong nhiều năm qua, trên lĩnh vực dầu khí, Chính phủ Ai Cập đã hoạt động theo định hướng này, liên tục thu hút thành công các nhà đầu tư lớn từ nước ngoài.

ai cap but pha ve dau khiDu lịch Ai Cập khó vực dậy sau vụ khủng bố du khách Việt Nam
ai cap but pha ve dau khi9 người trong đoàn khách Việt bị trúng bom ở Ai Cập đã về nước an toàn
ai cap but pha ve dau khiAi Cập chấp thuận cho BP mua lại 25% cổ phần tại khu vực nhượng quyền Nour

Bá Thủy

RT