Viện Pasteur TP HCM được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật

07:00 | 01/07/2015

2,884 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
UBND TP HCM vừa xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh cấp thành phố đối với 8 công trình, trong đó có Viện Pasteur TP HCM.

Cùng với Viện Pasteur TP HCM được xếp là di tích kiến trúc nghệ thuật, còn có di tích lịch sử Chùa Quán Thế Âm – quận Phú Nhuận; và 6 di tích kiến trúc nghệ thuật: Đền thờ Vua Hùng ở Thảo Cầm Viên - quận 1, Hội quán Tam Sơn - quận 5, Chùa Giác Hải - quận 6 và trường Lê Hồng Phong, Hồng Bàng - quận 5, Marie Curie - quận 3.

Viện Pasteur TP HCM được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật
Cổng Viện Pasteur TP HCM

Sau khi xếp hạng là di tích, lãnh đạo TP HCM nghiêm cấm tất cả các hoạt động xây dựng, khai thác trong khu vực di tích đã được khoanh vùng bảo vệ.

Trong trường hợp đặc biệt, nếu sử dụng đất ở khuôn viên di tích phải được phép của Chủ tịch TP HCM.

Hiện trên địa bàn TP HCM có 164 công trình, địa điểm được xếp hạng di tích, trong đó co một di tích quốc gia đặc biệt – Dinh Độc lập, 58 di tích cấp quốc gia và 99 di tích cấp thành phố.

Viện Pasteur Sài Gòn, nay là Viện Pasteur TP HCM được thành lập năm 1891, theo ý tưởng của nhà khoa học Louis Pasteur. Viện Pasteur Sài Gòn là chi nhánh đầu tiên ngoài nước Pháp của Viện Pasteur Paris. Albert Calmette, một trong những học trò của Louis Pasteur được giao nhiệm vụ thành lập, tổ chức và điều hành viện đầu tiên.

Sau khi tiếp nhận một phòng thí nghiệm đơn sơ tại Viện Quân y Grall ở Pháp, Albert Calmette đã tiếp nhận những dụng cụ chuyên môn, hóa chất… từ bên Pháp chuyển sang, đào tạo những nhân viên kỹ thuật đầu tiên để khai triển công việc.

Viện Pasteur TP HCM
Viện Pasteur TP HCM

Không đầy 3 năm ở Sài Gòn, ông đã khởi đầu và hoàn thành một khối lượng công việc đồ sộ, vừa xây dựng cơ sở vừa cải tiến kỹ thuật để làm một số xét nghiệm chẩn đoán bệnh và sản xuất được vắc xin đậu mùa, vắc xin chống bệnh dại, nghiên cứu về bệnh lý nhiệt đới, làm men rượu, sản xuất huyết thanh chống nọc rắn hổ mang.

Năm 1893 ông bị bệnh nặng, phải về nước, nhưng ông đã mở đường, đặt sự nghiệp Pasteur trên một nền tảng vững chắc tại Viện Pasteur Sài Gòn.

Nguyễn Hiển

(Năng lượng Mới)

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc