Vì sao Trung Quốc gây sự với Việt Nam vào lúc này?

15:43 | 10/05/2014

21,967 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Những ngày này, dư luận trong nước và cả quốc tế hết sức bất bình trước thái độ hung hăng, ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc là kéo giàn khoan khổng lồ vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

>> Luận điệu của báo Một Thế Giới: Hèn và phản bội!

Nếu chỉ giàn khoan không hoặc kèm thêm vài ba con tàu dịch vụ thì còn có thể hiểu được rằng họ muốn thăm dò tìm kiếm dầu khí. Nhưng với việc điều động tới 80 tàu chiến, tàu hải giám và các loại tàu khác nữa tạo thành một vòng vây dày đặc trong vòng bán kính 10 hải lý quanh giàn khoan thì có thể hiểu đây là một hành động xâm lược, một hành động cướp đất.

Và điều đáng xấu hổ là họ lại còn vừa ăn cướp vừa la làng rằng Việt Nam ngăn cản việc thăm dò tìm kiếm của họ…

Nhưng cái giả thì không thể là thật, cái thật thì không thể là giả.

Âm mưu của Trung Quốc về Biển Đông như thế nào cả thế giới đều biết.

Vậy chúng ta thử cùng nhau phân tích xem tại sao Trung Quốc lại làm việc này hay nói theo kiểu người Việt Nam là có phải họ  “thích bôi mỡ vào người cho kiến cắn” không?

Trước hết phải khẳng định rằng âm mưu độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc là đã có từ lâu và không thay đổi. Chỉ có điều là họ thể hiện thái độ qua từng thời kỳ khác nhau mà thôi.

Trong những năm gần đây với sức mạnh quân sự được tăng lên đáng kể nên Trung Quốc ngày càng có nhiều hành động gây sự với các nước láng giềng có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Và không chỉ ở Biển Đông mà còn ở biển Hoa Đông, Trung Quốc cũng gây sự với Nhật. Việc kéo giàn khoan vào vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam là một hành động thể hiện sự khiêu khích cao độ.

Vì sao Trung Quốc gây sự với Việt Nam vào lúc này?

Đức Khổng Tử được làm từ rễ cây.

Chắc chắn trong những ngày này phía Trung Quốc sẽ rất mong các tàu bảo vệ của Việt Nam nổ súng, và cũng sẽ giống như Mỹ trong sự kiện Vịnh Bắc Bộ họ sẽ lấy cớ đó để châm ngòi cho một cuộc chiến tranh.

Đứng về mặt kinh tế, và khoa học kỹ thuật thăm dò dầu khí, thì những người làm dầu khí của Trung Quốc biết rõ mười mươi cấu tạo vùng biển quanh quần đảo Hoàng Sa chẳng làm gì có dầu khí; và nếu có thì cũng không đủ trữ lượng để khai thác thương mại.

Hơn nữa việc thăm dò khai thác được ở vùng biển sâu đến 1.200m đòi hỏi chi phí cực kỳ tốn kém mà không một tập đoàn dầu khí nào trên thế giới dám làm liều. Hiện nay chi phí một ngày cho giàn khoan HD-981 tại đây là hơn 1 triệu đô la. Còn chi phí cho một giếng khoan ở mực nước sâu 1.200m và khoan sâu thêm 3.000m thì cái giá phải là khoảng 500 triệu đô la đó là chưa kể các chi phí cho hàng chục con tàu bảo vệ và các chi phí dịch vụ khác. Nếu không có sự yểm trợ của chính phủ Trung Quốc về kinh phí thì Tổng công ty Dầu khí Hải Dương (CNOOC) không điên gì đi làm cái việc đổ tiền xuống biển. Rõ ràng là chính phủ Trung Quốc sử dụng CNOOC làm công cụ để xâm chiếm nước khác. Và sẵn sàng biến giàn khoan HD-891 thành “một hòn đảo” cắm mốc “chủ quyền” của Trung Quốc trên lãnh thổ Việt Nam.

Hành động này giống như câu chuyện ngụ ngôn con cáo gửi được một chân vào chuồng gà…

Nhưng tại sao Trung Quốc lại chọn vào thời điểm này?

Trước hết là Trung Quốc muốn "tặng” cho ông Obama một cái tát, và khẳng định rằng với thiên hạ rằng, Tổng thống Mỹ “chẳng là cái đinh” gì cả. Tại chuyến đi thăm bốn nước châu Á vừa rồi, Tổng thống Mỹ có những tuyên bố này khác, thì với Trung Quốc, những tuyên bố đó thật là vớ vẩn và Trung Quốc thể hiện ngay bằng cách kéo giàn khoan vào vùng biển Việt Nam để xem Tổng thống Mỹ có dám ra lời nữa hay không.

Thứ hai, trong lúc tình hình quốc tế thế giới đang bị hút vào những sự kiện Ukraine thì việc làm của Trung Quốc cũng sẽ được giảm sự chú ý của quốc tế.

Và thứ ba, tình hình nội bộ Trung Quốc cũng đang có nhiều bất ổn cho nên đây cũng là một cách để họ “chuyển lửa” ra ngoài.

Không phải khó để nhận ra được những âm mưu của Trung Quốc trong việc độc chiếm Biển Đông và tìm cách chèn ép nước khác. Trong 36 binh pháp mà bảo rằng đó là của Tôn Tử thì ngón võ “viễn giao cận công” ấy là chèn ép các nước láng giềng và giao du với các nước ở xa, luôn được các triều đại Trung Hoa áp dụng.

Người Trung Quốc và người Việt Nam cũng có một nét giông giống nhau trong văn hóa ấy là cách sống duy tình; tôn trọng đạo lý…

Nhưng những việc làm của Trung Quốc như thế này, thì khó có thể nói đó là cách hành xử của một nước lớn; và không đáng mặt là một bậc trượng phu.

Như Thổ

>> Luận điệu của báo Một Thế Giới: Hèn và phản bội!