Vì sao Nga và Trung Quốc không lập thành liên minh quân sự?

14:24 | 01/07/2015

5,087 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Vài ngày sau khi Nga tuyên bố không thiết lập liên minh quân sự với Trung Quốc, ngày 30/6, Bắc Kinh nói chỉ phát triển quan hệ hợp tác kỹ thuật-quân sự với Nga song không có kế hoạch thiết lập bất kỳ liên minh quân sự nào. Đằng sau những tuyên bố trên là gì?
Vì sao Nga và Trung Quốc không lập thành liên minh quân sự?

Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Ngày 30/6, trả lời phỏng vấn hãng tin RIA Novosti của Nga, Đại sứ Trung Quốc tại Nga, Lý Huy nói: "Phía Trung Quốc hy vọng phát triển sự hợp tác toàn diện và sâu sắc với Nga, bao gồm cả hợp tác quân sự-kỹ thuật, không ngừng củng cố hiệp lực thiết thực giữa hai quốc gia và giao hảo hữu nghị giữa nhân dân hai nước".

Ông Lý nhấn mạnh, Moskva và Bắc Kinh "sẽ không thiết lập liên minh quân sự dưới mọi hình thức, còn hợp tác quân sự giữa hai nước được xúc tiến phù hợp với các chuẩn mực cơ bản của luật pháp quốc tế, không nhằm chống lại bên thứ ba, cũng không động chạm đến lợi ích của những nước thứ ba".

Đại sứ Trung Quốc khẳng định: "Việc củng cố quan hệ giữa các lực lượng vũ trang của Trung Quốc và Nga có ý nghĩa tích cực để tăng cường lòng tin chính trị lẫn nhau giữa hai nước, nâng cao trình độ hiệp lực chiến lược giữa hai quân đội, cùng bảo vệ nền hòa bình và ổn định của khu vực".

Trước đó, ngày 19/6, phát biểu trong phiên họp toàn thể Diễn đàn kinh tế quốc tế St. Peterburg, Tổng thống Nga Putin nói: "Trung Quốc và Nga không thiết lập bất kỳ một khối hay liên minh quân sự nào nhằm vào bất kỳ ai. Chúng tôi đang xúc tiến xây dựng một liên minh để bảo vệ các lợi ích quốc gia của mình".

Ông chủ Điện Kremlin cũng cho rằng việc Nga hợp tác với các nước láng giềng như Trung Quốc là một điều "tự nhiên" khi cho rằng kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 7%/năm - mức cao nhất trên thế giới, và cả thế giới đang cân nhắc khả năng phát triển quan hệ với các nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc.

Cũng theo lãnh đạo Nga, Moskva và Bắc Kinh kết nối với nhau không chỉ bởi nguồn năng lượng của Nga, mà còn dựa trên năng lực tài chính của Trung Quốc. Bắc Kinh hiện là đối tác thương mại số 1 của Nga và Moskva mong muốn tăng gấp đôi kim ngạch thương mại lên 200 tỉ USD/năm trong thời gian sắp tới.

Nga - Trung tung đòn bất ngờ với Mỹ

Nga - Trung tung đòn bất ngờ với Mỹ

Cùng lúc cả Nga và Trung Quốc đều bất ngờ tung đòn vũ khí hạt nhân như một áp lực mới lên chính quyền Mỹ. Trong khi Bắc Kinh nói sẽ thiết kế lại các tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân thì Moskva khẳng định sẽ tăng kho vũ khí hạt nhân vì các hành động của Mỹ.

Hợp tác Nga - Trung đang thay đổi trật tự thế giới

Hợp tác Nga - Trung đang thay đổi trật tự thế giới

Khủng hoảng Ukraine và các đòn trừng phạt từ phương Tây đã thúc đẩy sự mở rộng hợp tác giữa Nga và Trung Quốc trên các lĩnh vực chính trị, quân sự và năng lượng.

Các chuyên gia cho rằng những tuyên bố của Nga và Trung Quốc chỉ có ý nghĩa như lời cảnh cáo Mỹ nói riêng và các cường quốc G7 nói chung là đừng ép họ quá đáng đến độ buộc họ phải liên minh quân sự với nhau. Trong bài phát biểu của mình, Tổng thống Putin khẳng định: “Nga từng nhiều lần đề nghị hợp tác, song vẫn bị dồn ép tới giới hạn không thể nhượng bộ". Nhưng ông nhấn mạnh: "Trong bối cảnh NATO liên tục bành trướng, Nga và Trung Quốc sẽ không trở thành bất kỳ quan hệ đồng minh quân sự nào".

Một số học giả Trung Quốc cho những lời tuyên bố của Tổng thống Putin thể hiện thái độ "nhượng bộ" của Moskva với Mỹ và đồng minh liên quan tới vấn đề Biển Đông. Nhà bình luận thời sự Trung Quốc Tăng Kim Nhuận cho rằng, cả bài phát biểu "rào trước đón sau" của ông Putin chỉ nhằm "làm đệm" cho tuyên bố "không liên minh với Trung Quốc".

Thực ra, theo các nhà quan sát, Nga và Trung Quốc dường như từ lâu đã và đang có nỗ lực tiến tới, không chỉ là liên minh quân sự, mà là sự liên kết toàn diện để cùng thực hiện một tham vọng chung. Đó là tạo thế lực mới (G2 chẳng hạn) nhằm đối trọng và cạnh tranh với thế lực cũ (G7) nhằm thực hiện tham vọng tạo lập uy thế trong nền trật tự quốc tế mới, tức Chiến lược Toàn cầu mới của các cường quốc hiện nay (dân chủ hóa toàn cầu về chính trị và thị trường tự do hóa toàn cầu về kinh tế), với uy thế không hơn thì ít ra cũng phải bằng uy thế như trong nền trật tự quốc tế cũ.

Nh.Thạch

Năng lượng Mới

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc