Vì sao Mỹ sợ Hy Lạp vỡ nợ?

14:47 | 02/07/2015

1,955 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Lãnh đạo Mỹ liên tiếp lên tiếng hối thúc cả châu Âu và Hy Lạp phải cứu lấy Athens trước bờ vực vỡ nợ và nguy cơ ra khỏi khối đồng tiền euro. Đằng sau sự lo lắng này của Washington là gì?

Tổng thống Mỹ Obama đề cập đến tình trạng nợ nần của Hy Lạp trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng ngày 30/6/2015

Về mặt chính thức, Mỹ sợ Hy Lạp vỡ nợ sẽ ảnh hưởng tới thị trường kinh tế và tài chính thế giới. Ngày 1/7, Tổng thống Barack Obama đã tìm cách trấn an rằng người Mỹ sẽ không bị ảnh hưởng: "Đây là một mối vấn đề chủ yếu gây lo ngại cho châu Âu”. Nhưng ông Obama thừa nhận rằng không thể hoàn toàn làm ngơ đối với cuộc khủng hoảng Hy Lạp. Ông nói Mỹ đang làm việc với Ngân hàng Trung ương châu Âu và các định chế tài chính quốc tế để đảm bảo rằng mọi trở ngại trong các thị trường tài chính được san bằng.

Nói nôm na, đối với người Mỹ thì đây không phải là một điều gì sẽ gây rúng động quan trọng cho hệ thống tài chính, nhưng rõ ràng đó là điều rất đau khổ cho người dân Hy Lạp và có thể có một ảnh hưởng đáng kể đối với tỉ lệ tăng trưởng của châu Âu. Theo ông Obama, nếu kinh tế châu Âu chậm lại sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực cho toàn bộ nền kinh tế thế giới.

Trước đó ngày 25/6, Tổng thống Obama đã thảo luận với Thủ tướng Đức Angela Merkel về điều mà Nhà Trắng gọi là tầm quan trọng vô cùng lớn của việc Hy Lạp cải cách và tăng trưởng bên trong khối euro.

Gary Hufbauer, một chuyên gia của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson ở Washington, nói: “Mỹ e rằng sự hỗn loạn ở Hy Lạp có thể có tính chất truyền nhiễm và sẽ tạo ra những sự nghi ngờ về Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Italia, và sẽ tạo ra những vấn đề khó khăn và sẽ gây bất hoà ở châu Âu ảnh hưởng tới quyết tâm của châu Âu đối với Nga về tình hình Ukraina".

Ngày 26/6, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jack Lew cũng đã lên tiếng hối thúc Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras tìm kiếm một giải pháp lâu bền đối với vụ khủng hoảng tài chính để tránh gây thiệt hại cho kinh tế toàn cầu.

Tuy nhiên, về sâu xa mà nói, mối lo của Mỹ không phải là vấn đề kinh tế tài chính mà là địa chính trị. Cuối tháng 5/2015, Bộ trưởng Tài chính Mỹ, Jack Lew đã lần đầu tiên can dự vào nội tình châu Âu khi lên tiếng rằng các nước châu Âu nên cố tìm giải pháp duy trì Hy Lạp trong khối euro.

Về kinh tế, Hy Lạp chỉ là một nước nhỏ và cạn tiền. Từ góc độ địa chính trị, nước này nằm tại miền Đông Địa Trung Hải, tiếp cận với các điểm nóng Trung Đông như Syria và Libyia, là cửa ngõ giao lưu và xâm nhập của hàng hóa và cả thuyền nhân hay khủng bố đến từ Trung Đông và Bắc Phi. Đã vậy, lãnh thổ Hy Lạp còn là địa bàn cạnh tranh của hai dự án khai thác khí đốt Turkish Stream và Southern Corridor do Liên bang Nga và EU bảo trợ.

Khi vụ khủng hoảng về nợ nần lên tới cao độ, Tổng thống Nga Putin mới đây đã ngỏ ý yểm trợ Hy Lạp. Mỹ thấy đó là dấu hiệu xấu. Khi chiến tranh Lạnh xảy ra từ năm 1949, Mỹ kéo Hy Lạp vào NATO để chặn đường Liên Xô tiến vào Địa Trung Hải. Sau đó, trong nhiều thập niên cho đến khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Mỹ tiếp tục yểm trợ Hy Lạp để ngăn ngừa các tổ chức khủng bố tấn công quyền lợi của phương Tây. Thời nay, Mỹ vẫn muốn Hy Lạp ngả về Tây, không bị loạn và khỏi là hậu cứ của các tổ chức khủng bố cực tả, cực hữu và Hồi giáo. Và trước mắt là không ngả theo Nga.

Nh.Thạch

Năng lượng Mới

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc