Văn phòng Chủ tịch nước công bố 7 luật

12:18 | 29/04/2016

601 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Sáng nay (29/4), tại Hà Nội, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố 7 luật, 1 pháp lệnh và 1 nghị quyết đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 11 thông qua.

Theo đó, 7 Luật gồm: Luật báo chí; Luật trẻ em; Luật tiếp cận thông tin; Luật dược; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế; Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật điều ước quốc tế.

van phong chu tich nuoc cong bo 7 luat
Toàn cảnh họp báo Công bố các luật và pháp lệnh, nghị quyết

Ngoài việc công bố 7 luật trên, Văn phòng Chủ tịch nước cũng công bố Lệnh của Chủ tịch nước, công bố Pháp lệnh Quản lý thị trường và công bố Nghị quyết về việc phê chuẩn công hàm Thỏa thuận về cấp thị thực giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ hợp chủng quốc Hoa Kỳ.

Về Luật báo chí, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Minh Hồng cho biết, Luật báo chí sẽ có hiệu lực từ 01/01/2017. Luật báo chí có 6 chương, 61 điều, trong đó có 32 điều xây dựng mới, 29 điều sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật báo chí hiện hành. Kết cấu các chương của Luật báo chí năm 2016 đã bỏ chương quản lý nhà nước về báo chí, thay đổi kết cấu chương III (Nhiệm vụ quyền hạn của báo chí), chương IV (Tổ chức báo chí và nhà báo) của Luật báo chí năm 1999 thành chương III (Tổ chức báo chí) và chương IV (Hoạt động báo chí) trong Luật báo chí năm 2016.

van phong chu tich nuoc cong bo 7 luat
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Minh Hồng

Về pháp lệnh Quản lý thị trường, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết Pháp lệnh sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9/2016, với 8 chương, 46 Điều. Trong thời điểm cần đẩy mạnh hiệu quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, gian lận thương mại và các vi phạm khác trong lĩnh vực thương mại, việc ban hành Pháp lệnh Quản lý thị trường có ý nghĩa quan trọng, nhằm tạo lập cơ sở pháp lý thống nhất, rõ ràng, minh bạch về hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát Quản lý thị trường; bảo đảm sự minh bạch, thống nhất, hợp lý và hiệu quả cảu hoạt động kiểm tra việc tuân thủ pháp luật đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh và bảo vệ thương mại lành mạnh, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng.

Theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Thế Dũng, Luật tiếp cận thông tin gồm 5 chương, 37 điều. Xây dựng Luật tiếp cận thông tin nhằm thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng về “mở rộng dân chủ, bảo đảm quyền công dân, quyền con người”, “tạo cơ chế nhân dân thực hiện đầy đủ quyền làm chủ, nhất là dân chủ trực tiếp”, “bảo đảm quyền được thông tin” của công dân.

van phong chu tich nuoc cong bo 7 luat
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Thế Dũng

Luật trẻ em năm 2016, gồm 7 chương với 106 điều, thay thế cho Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật năm 2004, bảo đảm việc triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 và tương thích hơn với Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em.

van phong chu tich nuoc cong bo 7 luat

Hành lang pháp lý mới cho báo chí

Thực hiện các quy định tại Điều 14, Điều 25 của Hiến pháp 2013, Luật Báo chí mới vừa được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 5-4-2016 đã quy định một số nội dung mới so với Luật Báo chí hiện hành.

van phong chu tich nuoc cong bo 7 luat

Luật Báo chí - “chiếc áo đã chật”

Qua 15 năm thi hành Luật Báo chí, lãnh đạo nhiều cơ quan báo chí đề nghị xem xét sửa đổi một số điều luật không còn phù hợp với thực tế. Cụ thể, nhiều ý kiến kiến nghị giảm thuế với báo chí điện tử thấp hơn báo in do đang gặp khó hơn cả báo in, chưa kể áp lực cạnh tranh ngày càng lớn; xây dựng tập đoàn truyền thông hay có quy định cụ thể đối với cơ quan báo chí đa phương tiện.

Thanh Huyền

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc