Tuần lễ Cấp cao APEC 2017: Động lực mới cho cải cách và phát triển

16:47 | 04/11/2017

952 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Từ ngày 6 – 11/11, Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 sẽ diễn ra tại Đà Nẵng. Trước thềm sự kiện quan trọng này, phóng viên PetroTimes đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Chủ tịch Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC (APEC CEO Summit 2017).
tuan le cap cao apec 2017 dong luc moi cho cai cach va phat trien
Ông Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch VCCI, Chủ tịch APEC CEO Summit 2017.

PV: Ông có thể cho biết bối cảnh diễn ra Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 có những điểm gì đặc biệt?

Ông Vũ Tiến Lộc: Những biến đổi mạnh mẽ gần đây của tình hình thế giới đã tạo nên bối cảnh rất đặc biệt của Tuần lễ Cấp cao APEC 2017. Đó là:

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang thay đổi tận gốc rễ nền tảng kinh tế toàn cầu, đặt các nền kinh tế trước những thử thách và cả cơ hội chưa từng có. Hội nhập và toàn cầu hóa vẫn là động lực tăng trưởng của kinh tế thế giới, nhưng khác với kỳ APEC 2006 cũng tại Việt Nam, APEC lần này diễn ra khi chủ nghĩa bảo hộ đang trở lại, nước Mỹ cũng đang tìm kiếm những cách tiếp cận mới với các vấn đề toàn cầu và định vị lại vị thế của mình, trong khi vai trò của Trung Quốc đang nổi lên.

Trong khi đó, theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), dù kinh tế toàn cầu và khu vực APEC vẫn có xu hướng tăng trưởng nhưng trong dài hạn sẽ vẫn thấp hơn các thập kỷ trước đây, do cản trở bởi năng suất thấp và bất bình đẳng tăng lên khi rất nhiều đối tượng bị bỏ lại phía sau, như nhiều quốc gia đang phát triển, khu vực nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ… Bất bình đẳng đang gia tăng là mối đe dọa tới sự tăng trưởng và thịnh vượng của khu vực, tạo áp lực cho chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch. Nhiều chuyên gia đã đánh giá năm 2017 là một trong những năm thách thức nhất đối với các cơ chế hợp tác đa phương trên toàn cầu và APEC không phải là ngoại lệ.

PV: Thế giới chờ đợi điều gì ở sự kiện quan trọng này, thưa ông?

Ông Vũ Tiến Lộc: Trong Tuần lễ Cấp cao APEC 2017, Đà Nẵng sẽ là nơi mà cả thế giới hướng về để trông đợi các thông điệp từ các nhà lãnh đạo của các nền kinh tế hàng đầu. Như thông báo của Nhà Trắng, trong bài phát biểu quan trọng với cộng đồng kinh doanh tại Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC, Tổng thống Donald Trump sẽ nêu ra tầm nhìn của Mỹ về một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do, cởi mở, nhấn mạnh vai trò của khu vực trong thúc đẩy sự thịnh vượng kinh tế Mỹ.

Thế giới cũng trông đợi sẽ được nghe tại đây những thông điệp mới của các nhà lãnh đạo vừa bắt đầu nhiệm kỳ mới như: Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và cả những nhà lãnh đạo lần đầu đắc cử như tân Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern…

Ngoài ra còn một loạt vấn đề toàn cầu nóng bỏng cùng nhiều đề xuất, sáng kiến lớn sẽ được thảo luận trong chương trình chính thức và bên lề Tuần lễ cấp cao, như việc hiện thực hóa các mục tiêu Bogor về tự do hóa thương mại và đầu tư; tương lai của TPP; tầm nhìn sau 2020 của APEC; sáng kiến “vành đai - con đường” của Trung Quốc…

Nền kinh tế thế giới đang đòi hỏi một sự định hình mới và sự định hình này trước hết sẽ diễn ra tại APEC, khu vực đang dẫn dắt nền kinh tế toàn cầu. Với ý nghĩa đó, Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 tại Đà Nẵng là cơ hội để các nhà lãnh đạo thẳng thắn nhìn lại các chính sách, mô hình tăng trưởng và sự thất bại của chúng trong việc tiến tới thịnh vượng chung. APEC và cả Việt Nam đang cần những động lực mới cho cải cách và phát triển.

tuan le cap cao apec 2017 dong luc moi cho cai cach va phat trien

PV: Với riêng Việt Nam, qua APEC 2017, chúng ta đã gửi gắm thông điệp gì?

Ông Vũ Tiến Lộc: Trong 21 nền kinh tế của APEC, Việt Nam là nền kinh tế nhận được rất nhiều lợi ích từ toàn cầu hóa, từ khu vực APEC, nếu không muốn nói là nhiều nhất. Là một điển hình thành công trong đổi mới và hội nhập, những biến động mới trên toàn cầu đang tác động mạnh mẽ tới Việt Nam theo cả hai chiều hướng là tạo cơ hội và mang tới thách thức.

Một ví dụ đã được nhắc đến nhiều là với quá trình robot hóa và với sự đảo chiều của thương mại, đầu tư toàn cầu khi các dây chuyền sản xuất dịch chuyển trở lại các nước phát triển, lao động giá rẻ không còn là lợi thế của Việt Nam nữa. Thế nhưng Việt Nam cũng đứng trước những cơ hội chưa từng có với lợi thế so sánh vượt trội trong 3 lĩnh vực: Nông nghiệp - gắn liền với nền ẩm thực; du lịch và kinh tế sáng tạo gắn với công nghệ thông tin.

Nhiều chuyên gia cũng cho rằng hội nhập, cách mạng công nghiệp 4.0 và cải cách thể chế trong nước sẽ là 3 động cơ phát triển chính cho Việt Nam trong giai đoạn mới.

Với bối cảnh như trên, những ưu tiên mà Việt Nam đề xuất cho năm APEC 2017 - đã nhận được sự ủng hộ của các nền kinh tế - không chỉ phù hợp với nhu cầu của APEC, mà còn xuất phát từ chính nhu cầu nội tại và đều là những vấn đề mang tính “sống còn” của Việt Nam, là trọng tâm chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Đó là thúc đẩy tăng trưởng bền vững, sáng tạo và bao trùm; đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực sâu rộng; nâng cao năng lực cạnh tranh, sáng tạo của các các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs) trong kỷ nguyên số; tăng cường an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

PV: Những ưu tiên đó sẽ mở ra những cơ hội như thế nào cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, thưa ông?

Ông Vũ Tiến Lộc: Thế giới đã nói rất nhiều, nói từ rất lâu về phát triển bền vững, nhưng với sự bùng nổ của cách mạng công nghiệp 4.0, của kinh tế sáng tạo, lần đầu tiên cơ hội được trao cho tất cả mọi người một cách bình đẳng, bất kể người ấy ở đâu và làm gì. Phát triển bền vững, tăng trưởng bao trùm không còn chỉ là mong muốn, mà đã là một khả năng thực tiễn.

Với Việt Nam, trên nền tảng công nghệ thông tin, thương mại điện tử, từng người nông dân có thể tiếp cận trực tiếp, cung cấp nông sản cho từng người tiêu dùng tại Mỹ, Nhật… Một người thợ may ở Hội An có thể nhận đơn hàng và gửi chiếc áo dài cho một khách hàng tại châu Âu.

Đặc biệt, với những sản phẩm kể cả thủ công nhưng tinh tế, khác biệt, được làm ra một cách đầy trách nhiệm, đậm đà bản sắc văn hóa Việt Nam cộng với những nền tảng chuẩn mực về chữ tín, chất lượng, quản trị… thì các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ không chỉ có thể tồn tại được, mà còn có lợi thế để vươn lên, giành lấy những thị trường ngách đang ngày càng được chia nhỏ, thậm chí là thị trường cho nhu cầu của từng cá nhân!

Nhìn rộng ra toàn cầu, khác hẳn với trước đây khi cuộc chơi chỉ do một số "đế chế" kinh doanh khổng lồ, các doanh nghiệp lớn làm chủ thì nay, hàng chục triệu, hàng trăm triệu doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ không chịu đứng bên lề mà sẽ trở thành những chủ thể của kinh tế toàn cầu. Thay vì tham gia vào các chuỗi giá trị do các “ông lớn” dẫn dắt một cách thụ động, phụ thuộc, các doanh nghiệp nhỏ ngày nay có thể chủ động quyết định vận mệnh của chính mình với vai trò ông chủ. Và trong bối cảnh đó, các Chính phủ cần tạo nền tảng, môi trường cho các doanh nghiệp này kết nối với nhau và kết nối với thị trường, đây cũng là giải pháp tốt nhất để thúc đẩy, khuyến khích sự sáng tạo.

PV: Xin cảm ơn ông!

Thanh Ngọc

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 82,000 ▲2000K 84,000 ▲1500K
AVPL/SJC HCM 82,000 ▲2000K 84,000 ▲1500K
AVPL/SJC ĐN 82,000 ▲2000K 84,000 ▲1500K
Nguyên liệu 9999 - HN 73,450 ▲300K 74,400 ▲300K
Nguyên liệu 999 - HN 73,350 ▲300K 74,300 ▲300K
AVPL/SJC Cần Thơ 82,000 ▲2000K 84,000 ▲1500K
Cập nhật: 24/04/2024 16:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 73.000 74.800
TPHCM - SJC 82.300 ▲2500K 84.300 ▲2000K
Hà Nội - PNJ 73.000 74.800
Hà Nội - SJC 82.300 ▲2500K 84.300 ▲2000K
Đà Nẵng - PNJ 73.000 74.800
Đà Nẵng - SJC 82.300 ▲2500K 84.300 ▲2000K
Miền Tây - PNJ 73.000 74.800
Miền Tây - SJC 82.500 ▲1500K 84.500 ▲1200K
Giá vàng nữ trang - PNJ 73.000 74.800
Giá vàng nữ trang - SJC 82.300 ▲2500K 84.300 ▲2000K
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 73.000
Giá vàng nữ trang - SJC 82.300 ▲2500K 84.300 ▲2000K
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 73.000
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 72.900 73.700
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 54.030 55.430
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 41.870 43.270
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 29.410 30.810
Cập nhật: 24/04/2024 16:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,320 ▲35K 7,525 ▲25K
Trang sức 99.9 7,310 ▲35K 7,515 ▲25K
NL 99.99 7,315 ▲35K
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,295 ▲35K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,385 ▲35K 7,555 ▲25K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,385 ▲35K 7,555 ▲25K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,385 ▲35K 7,555 ▲25K
Miếng SJC Thái Bình 8,240 ▲140K 8,440 ▲130K
Miếng SJC Nghệ An 8,240 ▲140K 8,440 ▲130K
Miếng SJC Hà Nội 8,240 ▲140K 8,440 ▲130K
Cập nhật: 24/04/2024 16:00
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 82,500 ▲1500K 84,500 ▲1200K
SJC 5c 82,500 ▲1500K 84,520 ▲1200K
SJC 2c, 1C, 5 phân 82,500 ▲1500K 84,530 ▲1200K
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 73,100 ▲200K 74,900 ▲200K
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 73,100 ▲200K 75,000 ▲200K
Nữ Trang 99.99% 72,900 ▲300K 74,100 ▲200K
Nữ Trang 99% 71,366 ▲198K 73,366 ▲198K
Nữ Trang 68% 48,043 ▲136K 50,543 ▲136K
Nữ Trang 41.7% 28,553 ▲84K 31,053 ▲84K
Cập nhật: 24/04/2024 16:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,099.42 16,262.04 16,783.75
CAD 18,096.99 18,279.79 18,866.22
CHF 27,081.15 27,354.69 28,232.26
CNY 3,433.36 3,468.04 3,579.84
DKK - 3,572.53 3,709.33
EUR 26,449.58 26,716.75 27,899.85
GBP 30,768.34 31,079.13 32,076.18
HKD 3,160.05 3,191.97 3,294.37
INR - 304.10 316.25
JPY 159.03 160.63 168.31
KRW 16.01 17.78 19.40
KWD - 82,264.83 85,553.65
MYR - 5,261.46 5,376.21
NOK - 2,279.06 2,375.82
RUB - 261.17 289.12
SAR - 6,753.41 7,023.40
SEK - 2,294.19 2,391.60
SGD 18,200.78 18,384.62 18,974.42
THB 606.76 674.18 700.00
USD 25,147.00 25,177.00 25,487.00
Cập nhật: 24/04/2024 16:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 16,279 16,379 16,829
CAD 18,384 18,484 19,034
CHF 27,460 27,565 28,365
CNY - 3,473 3,583
DKK - 3,603 3,733
EUR #26,788 26,823 28,083
GBP 31,316 31,366 32,326
HKD 3,173 3,188 3,323
JPY 161.04 161.04 168.99
KRW 16.79 17.59 20.39
LAK - 0.9 1.26
NOK - 2,294 2,374
NZD 14,872 14,922 15,439
SEK - 2,306 2,416
SGD 18,256 18,356 19,086
THB 636.99 681.33 704.99
USD #25,180 25,180 25,487
Cập nhật: 24/04/2024 16:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,185.00 25,187.00 25,487.00
EUR 26,723.00 26,830.00 28,048.00
GBP 31,041.00 31,228.00 3,224.00
HKD 3,184.00 3,197.00 3,304.00
CHF 27,391.00 27,501.00 28,375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16,226.00 16,291.00 16,803.00
SGD 18,366.00 18,440.00 19,000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18,295.00 18,368.00 18,925.00
NZD 14,879.00 15,393.00
KRW 17.79 19.46
Cập nhật: 24/04/2024 16:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25200 25200 25487
AUD 16328 16378 16880
CAD 18366 18416 18871
CHF 27528 27578 28131
CNY 0 3471.2 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3540 0
EUR 26895 26945 27655
GBP 31330 31380 32048
HKD 0 3140 0
JPY 162 162.5 167.03
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 17.6 0
LAK 0 1.035 0
MYR 0 5445 0
NOK 0 2260 0
NZD 0 14877 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18464 18514 19075
THB 0 646.5 0
TWD 0 779 0
XAU 8250000 8250000 8420000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 24/04/2024 16:00